Thứ Tư, 15 tháng 6, 2022

Bản tin ngày Thứ tư 15 tháng 6 năm 2022

 


Gs. Nguyễn Văn Tuấn - Những câu hỏi và trả lời về Thiền Am

14/6/2022

https://docs.google.com/document/d/1hnV54EE23qjtDu_Obtt9krBJ-ToHdU98/edit?usp=sharing&ouid=106381647024774111691&rtpof=true&sd=true

Tôi theo dõi sự việc liên quan đến Thiền Am Bên Bờ Vũ Trụ (sẽ gọi tắt là “Thiền Am”) hơn 1 năm nay. Rất nhiều thông tin được tung lên mạng, một số có lẽ là cố ý, gây ra tình trạng nhiễu thông tin, và dẫn đến những cảm nhận và phản ứng sai quấy. Dưới đây, tôi đặt ra những câu hỏi và tìm thông tin để mình hiểu hơn. Tôi trình bày dưới dạng vấn đáp để dễ theo dõi. Do đó, cái note này trước là cho tôi, và sau là chia sẻ cùng các bạn nào quan tâm hay muốn biết sự việc thực hư ra sao.

Thái Thanh  - Tôn giáo tháng 5/2022: Thêm người ở Tịnh thất Bồng Lai bị bắt, đàn áp đạo Hà Mòn

Kon Tum tuyên bố “xóa sổ” đạo Hà Mòn; Hà Nội ghi nhận 2.000 người theo các tôn giáo mới.

15/6/2022

https://docs.google.com/document/d/1qiLqU7jN8SJiqTYIc_whcRvzL8cWzz8t/edit?usp=sharing&ouid=106381647024774111691&rtpof=true&sd=true

Thêm hai thành viên Tịnh thất Bồng Lai bị bắt tạm giam

Sau khi gia hạn tạm giam ba bị can trong vụ việc Tịnh thất Bồng Lai, Cơ quan An ninh điều tra Công an tỉnh Long An đã bắt tạm giam thêm hai thành viên của cơ sở này trong tháng 5/2022.

Người thứ nhất là bà Cao Thị Cúc, 62 tuổi, được cho là chủ sở hữu khu đất nơi xây dựng Tịnh thất Bồng Lai. [1] Người thứ hai là ông Lê Thanh Nhị Nguyên, 23 tuổi, một trong những thành viên của tịnh thất này. [2].

Cả hai đều bị bắt theo Điều 331 Bộ luật Hình sự về tội Lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân.

Thứ trưởng Ngoại giao Mỹ lại nêu vấn đề nhân quyền với lãnh đạo Việt Nam

15/6/2022

VOA Tiếng Việt

https://docs.google.com/document/d/1zKRhIagkIohAh7oxdMJvJy2URP87uHWo/edit?usp=sharing&ouid=106381647024774111691&rtpof=true&sd=true

Trong chuyến công du vừa qua đến Hà Nội, Thứ trưởng Ngoại giao Hoa Kỳ Wendy Sherman đã đề cập đến vấn đề nhân quyền với giới lãnh đạo Việt Nam. Đây là lần thứ hai liên tiếp trong hơn một tháng qua nhà ngoại giao quan trọng thứ nhì của Hoa Kỳ nêu vấn đề nhân quyền với Hà Nội trong khi truyền thông Việt Nam phớt lờ vấn đề nhạy cảm này.

Hôm 14/5, một thông cáo của Bộ Ngoại giao Mỹ cho biết vào ngày 13/6, tại Hà Nội, Thứ trưởng Ngoại giao Hoa Kỳ Wendy Sherman đã có các cuộc gặp với Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn, Thứ trưởng ngoại giao Hà Kim Ngọc, Trưởng Ban đối ngoại Trung ương Đảng Lê Hoài Trung và Thứ trưởng Quốc phòng Thượng tướng Hoàng Xuân Chiến.

Nguyễn Lê – Việt Nam: Những biến chuyển đầu thế kỷ XX. Kỳ 3

(tiếp theo)

14/6/2022

https://docs.google.com/document/d/1AeRCcnL75m3d63NuTWWrY0uWYspsr-Pk/edit?usp=sharing&ouid=106381647024774111691&rtpof=true&sd=true

Kỳ III

III) ĐÔNG KINH NGHĨA THỤC ĐƯỢC THÀNH LẬP THEO MÔ HÌNH NÀO?

Sau cuộc tham quan bất ngờ và thú vị hạm đội hùng hậu của Nga tại Cam Ranh, chuyến Nam du của ba cụ Phan Chu Trinh, Huỳnh Thúc Kháng và Trần Quý Cáp tiếp tục diễn ra, song khi đến Phan Thiết, mọi việc bị khựng lại. Cụ Phan Châu Trinh bị đau nặng, phải ở lại Phan Thiết 4 tháng để điều trị và tịnh dưỡng, hai cụ còn lại trở ra các tỉnh miền Trung.

Nhân 4 tháng này, cụ Phan khuyến khích thanh niên Việt Nam đọc tác phẩm của nhà cách mạng Trung Quốc Lương Khải Siêu, mở trường Dục Thanh dạy theo chương trình mới, thành lập Tổ hợp Liên Thành để buôn bán cá khô và nước mắm. Ở Quảng Nam, cụ Huỳnh Thúc Kháng cũng mở một trường học, một hội nông nghiệp, tổ chức buôn bán quế ở Hội An, đồng thời cổ xúy việc cắt tóc ngắn và ăn mặc theo phương Tây ( David Marr G. – sđd – trang 158-159).

Căn cứ hải quân Trung Quốc tại Cam Bốt: Mối đe dọa "sát sườn" đối với Việt Nam

Trọng Nghĩa / RFI

15/6/2022

https://docs.google.com/document/d/1q-5V5xaQ8blqaAyWDG97bzVgaOsrl6Ne/edit?usp=sharing&ouid=106381647024774111691&rtpof=true&sd=true

Cam Bốt và Trung Quốc hôm 08/06/2022 đã làm lễ động thổ dự án nâng cấp căn cứ Hải Quân Ream ở miền nam Cam Bốt, nhìn ra Vịnh Thái Lan. Trước đó hai ngày, báo chí Mỹ đã tiết lộ khả năng Bắc Kinh sẽ được Phnom Penh cho “độc quyền” sử dụng một phần căn cứ, điều đã làm dấy lên lo ngại tại nhiều nước như Mỹ, Úc và dĩ nhiên là Việt Nam.

Trong bài phân tích ngày 14/06 mang tựa đề “Phải chăng Trung Quốc đang xây dựng một căn cứ quân sự tại Cam Bốt?”, hãng truyền thông Đức Deutsche Welle (DW) đã trích dẫn nhiều chuyên gia cho rằng dù trước mắt quy mô dự án này còn “khiêm tốn”, nhưng việc Trung Quốc có căn cứ hải quân sự tại Cam Bốt, để từ đó dễ dàng vươn ra Biển Đông mà họ đang áp đặt chủ quyền, là một yếu tố đáng quan ngại.

Anh điều tra khoản tài trợ của tỷ phú Nguyễn Thị Phương Thảo

BBC News

15/6/2022

https://docs.google.com/document/d/1IWa5oVkr2jpAZpHoQrnwe5grQ2yFUvts/edit?usp=sharing&ouid=106381647024774111691&rtpof=true&sd=true

Chính phủ Anh đang điều tra một khoản tài trợ trị giá 155 triệu bảng Anh cho một trường trực thuộc Đại học Oxford từ một công ty Việt Nam, BBC News tiếng Anh đưa tin.

Các mối quan ngại đã được nêu ra tại Hạ viện Anh đối với biên bản ghi nhớ (MoU) của Linacre College với Tập đoàn SOVICO.

MoU này nói tới kế hoạch đổi tên Linacre College thành Thao College sau khoản tiền đầu tiên trị giá 50 triệu bảng Anh được chi trả.

Tin tức thế giới ngày Thứ tư 15 tháng 6 năm 2022

Võ Thái Hà tổng hợp

https://docs.google.com/document/d/1wKmjO5VFm43JM1EjtpkD2MRXSrAUcvDj/edit?usp=sharing&ouid=106381647024774111691&rtpof=true&sd=true

Hoa Kỳ - Giá xăng cao là một bản cáo trạng của chính sách năng lượng gần đây

Fan Yu

Thứ tư, 15/06/2022

https://docs.google.com/document/d/19mudDg4EvECr2jVOzvGn9isQfimNh5Ox/edit?usp=sharing&ouid=106381647024774111691&rtpof=true&sd=true

Ông Biden và nhiều năm chính sách chống năng lượng khiến Hoa Kỳ không có nhiều lựa chọn để giảm giá xăng

Khi giá xăng trung bình trên toàn quốc đạt 5USD/gallon, có rất ít lý do để lạc quan rằng giá xăng sẽ sớm hạ nhiệt.

Tổng thống Joe Biden, bất chấp những bình luận gần đây, không có giải pháp nào tốt để kiềm chế đà tăng của giá xăng dầu.

Nguyễn thị Cỏ May - Không nên sỉ nhục Putin hay Zelensky?

15/6/2022

https://docs.google.com/document/d/1eeVe41y-tkKQ9w7MtljZRHzF4dniSX17/edit?usp=sharing&ouid=106381647024774111691&rtpof=true&sd=true

Những bậc đại thức giả thế giới như Edgar Morin của Pháp, Jurgen Habermas của Đức, Henry Kissinger của Hoa Kỳ và Giáo hoàng François của thế giới cùng lần lượt lên tiếng về chiến tranh Ukraine tới hồi gay cấn về địa vị của Putin. Bốn tiếng nói lớn có hơi rung và không đồng điệu lắm. Vì xúc động hay vì lo sợ cho số phận của Poutine? Đúng ra là những vị này phát biểu về tình hình chiến tranh Ukraine bị Putin đánh chiếm nhưng với suy nghĩ của họ về thời Đệ II Thế chiến và chiến tranh lạnh.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét