Thứ Năm, 16 tháng 6, 2022

Bản tin ngày Thứ năm 16 tháng 6 năm 2022

 


17/6 Nguyễn Thái Học hy sinh  - 18/6 Cô Giang tuẫn tiết

(1930-2022)

https://docs.google.com/document/d/1AocdprHpayFDa3rO-hS2GSx1UHHOwBb_/edit?usp=sharing&ouid=106381647024774111691&rtpof=true&sd=true

Lúc còn sống cùng đồng tâm đồng chí,
Khi chết đi là liệt nữ, anh hùng.
Là tấm gương cho hậu thế soi chung,
Là ánh sao sáng ngời trong thanh sử.
Anh hùng tử nhưng khí hùng bất tử.
Tiếc thương ! Nguyễn Thái Học với Cô Giang,
Đôi uyên ương cách mạng sống hiên ngang,
Rồi cùng chết để giữ tròn khí tiết.
Một mối tình thuỷ chung và bất diệt,
Hào hùng thay! Người trai Việt, gái nước Nam!
Dòng lịch sử trôi một thoáng 85 năm,
Xin nghiêng mình thắp nén nhang tưởng niệm .
CN 

Tưởng niệm Cô Giang tuẫn tiết - 18/06/1930

Cô Giang (1906–1930), tên gọi phổ biến của bà Nguyễn Thị Giang, là một nhà cách mạng người Việt chống thực dân Pháp và là hôn thê của Nguyễn Thái Học - lãnh tụ của Việt Nam Quốc Dân Đảng.

Trần Gia Phụng - Vụ Án Yên Báy: Không Thành Công Thì Thành Nhân

https://docs.google.com/document/d/1D--crKDlTNdakOSx2VUraMEhRtHGAG-1/edit?usp=sharing&ouid=106381647024774111691&rtpof=true&sd=true

 

I. Hoàn Cảnh Chính Trị Vào đầu Thế Kỷ 20

Từ khi Pháp đặt nền đô hộ năm 1884 tại nước ta, dân chúng Việt Nam liên tiếp nổi lên tranh đấu chống Pháp giành độc lập. Lúc đầu, những cuộc khởi nghĩa bạo động nổ ra dữ dội khắp nơi trong nước, nhưng lực lượng quân sự Pháp được trang bị tối tân hơn, đã đàn áp mạnh mẽ và dẹp yên dần dần các cuộc khởi nghĩa của phong trào Cần vương và Văn thân. Không thể chiến đấu bằng quân sự, các sĩ phu vào đầu thế kỷ 20 kiếm cách tranh đấu khác, chuyển qua vận động duy tân để canh tân đất nước, và từ đó tiến lên đòi hỏi độc lập.

Tuấn Khanh - Nguyễn Thái Học : Cái chết của chủ nghĩa dân tộc tuyệt đối

https://docs.google.com/document/d/1NI4aKD1CDFOinYvsrc7iUZb24vcQSRvT/edit?usp=sharing&ouid=106381647024774111691&rtpof=true&sd=true

Không phải vô nguyên cớ mà lãnh tụ của Việt Nam Quốc Dân Đảng, ông Nguyễn Thái Học trở nên lưu danh thiên cổ trong lịch sử Việt Nam. Cái chết của ông chỉ là một trong những điều mà các thế hệ những người Việt yêu nước phải nghiêng mình kính trọng, bên cạnh đó, còn rất nhiều điều khác nữa vẫn ít khi được nhắc tới.

Trong lịch sử hôm nay, với sự mô tả rất dè sẻn dường như có chủ ý, phần lớn người Việt Nam chỉ biết đến các bậc tiền nhân Việt Nam Quốc Dân Đảng bằng thất bại và sự hy sinh mà thôi. Các ghi chép dễ tìm thấy, chỉ gói gọn trong câu chuyện Nguyễn Thái Học và 12 đồng chí của mình hiên ngang ra máy chém ngày 17-6-1930. Nhưng trên thực tế, một Nguyễn Thái Học nằm trong trái tim người Việt, còn là một nhà đấu tranh cải cách ôn hòa, trước khi chọn kháng chiến vũ trang như giải pháp cuối để dành độc lập tự do cho người Việt.

Lê Minh Nguyên - Vận nước qua các thời kỳ

14-6-2022

https://docs.google.com/document/d/1Uyy3hYPIGJJeWaPfL64aBOzApcNJeFFR/edit?usp=sharing&ouid=106381647024774111691&rtpof=true&sd=true

Cách đây 92 năm, vào lúc rạng sáng ngày 17/6/1930, 13 chiến sĩ Việt Nam Quốc Dân Đảng, trong đó có Đảng Trưởng Nguyễn Thái Học, mới 28 tuổi, bị Pháp đưa từ nhà tù Hỏa Lò lên Yên Báy để xử tử hình bằng máy chém. Những vị anh hùng này trước khi bị chém đầu đều hô to “Việt Nam muôn năm!” 

GS Nguyễn Ngọc Huy, bút hiệu Đằng Phương, có làm bài thơ “Ngày tang Yên Báy” để tưởng nhớ những anh hùng vị quốc vong thân. Bài thơ khá dài, trong đó có các câu:

“Việt Nam muôn năm!” Một đầu rơi rụng.

“Việt Nam muôn năm!” Nguời kế tiến lên.

Và Tử Thần kính cẩn đứng ghi tên

Những liệt sĩ vào bia người tuẫn quốc”.

Tưởng Năng Tiến – Chú Năm

https://docs.google.com/document/d/1Iw5gk2Id9vJJSqp76MkOUonUey7nhBKe/edit?usp=sharing&ouid=106381647024774111691&rtpof=true&sd=true

Trước khi hạ cánh an toàn, Bộ Trưởng Quốc Phòng Phùng Quang Thanh đã không quên bầy tỏ sự quan ngại sâu sắc về cái mối tình hữu nghị (rất) mong manh giữa nước ta và nước bạn: “Tôi thấy lo lắng lắm, không biết tuyên truyền thế nào, chứ từ trẻ con đến người già có xu thế ghét Trung Quốc.”

Nỗi lo lắng này cũng được ông Nguyễn Bắc Việt, Trưởng Đoàn Đại Biểu Quốc Hội Tỉnh Ninh Thuận, tận tình chia sẻ: “Hai nước xã hội chủ nghĩa lình xình với nhau như thế này, ai có lợi.”

Văn Hóa Dân Tộc Sử Quan: Biện Chứng Pháp Văn Hóa Dân Tộc Sử

Đỗ Quý Sáng (1943-2002)

-           Đứa trẻ lớn lên biết có gia đình, xã hội, lại học ca dao thêm, cổ tích, dã sử, huyền sử, chính sử, từ đó biết ngoài mình còn có nhân quần xã hội làng nước. Do đó sống và nảy nởi trong một tương giao tròn đầy giữa cá nhân, gia đình, làng nước.

-           Phong tục tập quán là lối truyền dạy qua hành động.

-           Các người yêu nước yêu dân không phân biệt sang hèn giàu nghèo, biết kết đoàn lại để thực hiện cứu cánh của dân tộc.

-           Phục được tính Việt, hưng được tính việt, Việt đạo sẽ hoàn tất, Việt mệnh sẽ thể hiện.

-           Vì tiềm năng công năng nằm trong tiềm thức, mặt trận văn hóa là mặt trận quyết định, ngòi bút là một vạn quân khơi nở tiểm thức.

-           Khi công năng ấy khơi mở, thế dân tộc sẽ toàn thắng vì là thế tất yếu không hai. Cộng sản phi dân tộc chắc chắn sẽ bị đào thải.

-           Công chính Luật Tận Chân, Bù Trừ Luật Tận Thiện là hai luật vận hành trong Đức hiếu sinh.

Nguyễn Lê – Việt Nam, những biến chuyển đầu thế kỷ XX Kỳ 4

 (KỲ 4)

https://docs.google.com/document/d/1pnRteswwPA4iXl_4pN8TlPIuy5cehPUV/edit?usp=sharing&ouid=106381647024774111691&rtpof=true&sd=true

IV) NHỮNG TỔN THẤT TO LỚN CỦA PHONG TRÀO CÁCH MẠNG

(tiếp theo)

Tại Hội An, trước làn sóng người biểu tình không dứt, viên công sứ Quảng Nam ra lệnh đối phó bằng dùi cui và báng súng. Nhưng chỉ được chốc lát, khi lính rút đi, người dân quần tụ lại như cũ. Ngày 13.3.1908, người biểu tình trải chiếu ở luôn quanh dinh công sứ, nấu ăn tại chỗ và cứ mỗi ba ngày, một toán người mới đến thay thế cho toán cũ về nhà.

Ngày 21.3.1908, một nhóm biểu tình đến phủ đường Điện Bàn, cưỡng bách viên Tri phủ đi với họ về Hội An để nộp đơn khiếu nại. Trên đường đi, lính Pháp đã xả súng bắn vào đoàn người làm ba người chết.

Mỹ tăng lãi suất mạnh nhất từ 1994 đến nay: Việt Nam đối phó rủi ro 'cú sốc kinh tế'?

BBC News

16/6/2022

https://docs.google.com/document/d/1-JpwEap3NZ8PBrC-tzgTZzsWjzCPGRHA/edit?usp=sharing&ouid=106381647024774111691&rtpof=true&sd=true

Nền kinh tế của Mỹ nếu rơi vào suy thoái thì Việt Nam sẽ bị tác động rất mạnh

Ngân hàng Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) ngày 15/06 công bố mức tăng lãi suất cao nhất trong gần 30 năm qua để kiềm chế lạm phát.

Fed nâng lãi suất thêm 0,75%, là lần đầu tiên kể từ năm 1994.

Đây là lần tăng lần thứ 3 của Fed kể từ tháng 3, sau khi tỷ lệ lạm phát bất ngờ gia tăng tại Mỹ hồi tháng 5.

Nền kinh tế Mỹ, nếu rơi vào suy thoái "sẽ là một cú sốc lớn đến nền kinh tế toàn cầu, trong đó có Việt Nam", Tiến sĩ Nguyễn Trí Hiếu, một chuyên gia kinh tế đang sống tại Việt Nam, nói với BBC News Tiếng Việt.

Tin tức thế giới ngày Thứ năm 16 tháng 6 năm 2022

Võ Thái Hà tổng hợp

https://docs.google.com/document/d/1In0tti78fz5u4S7FKIJQpPUQdEOucZZT/edit?usp=sharing&ouid=106381647024774111691&rtpof=true&sd=true

Huỳnh Tâm Sáng - Việt Nam tìm kiếm lợi ích thực dụng từ IPEF

16/6/2022

https://docs.google.com/document/d/1fDFuyPiUvQmpBaLL6FVBm6K2nQw7LAuU/edit?usp=sharing&ouid=106381647024774111691&rtpof=true&sd=true

Một phiên bản tiếng Anh của bài viết đã được đăng trên The Diplomat.

Việc tham gia vào sáng kiến mới của Mỹ thể hiện khát vọng đạt được lợi ích kinh tế cũng như vị thế vững chắc của Việt Nam trong cấu trúc kinh tế khu vực. Tuy nhiên, sự can dự một cách toàn diện của Việt Nam là không chắc chắn.

Vào tháng 5, Tổng thống Mỹ Joe Biden đã công bố khởi động việc thành lập Khuôn khổ Kinh tế Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương (IPEF), vốn đã được mong đợi từ lâu, nhằm tăng cường cam kết kinh tế của Washington với các đồng minh và đối tác tại khu vực Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương. Để đạt được mục tiêu đề ra, IPEF tập trung vào “bốn trụ cột” để thúc đẩy các tương tác kinh tế mang tính kết nối, linh hoạt, trong sạch và công bằng với các đối tác trong khu vực.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét