Thứ Sáu, 17 tháng 6, 2022

Bản tin ngày Thứ sáu 17 tháng 6 năm 2022

 


Lâm Hoài Vũ – Bi Hùng Ca Yên Báy

https://docs.google.com/document/d/1yr_vPfh_UDH0AszkY-Z9pempy33KOeye/edit?usp=sharing&ouid=106381647024774111691&rtpof=true&sd=true

-  Kính dâng hương hồn những liệt sĩ đã vị quốc vong thân trong cuộc khởi nghĩa Yên Báy 17/6/1930 .

Sương màn đêm giăng mờ trên khắp lối .

Gió từng cơn lồng lộng thổi tung trời .

Bánh xe lửa lắc lư rít từng hồi .

Người nữ kiệt thấy lòng se thắt lại .

+

Cùng một chuyến hành trình về Yên Báy .

Không được nhìn, không được nói một câu .

Nỗi yêu thương , niềm đau xót dâng trào .

Bao căm hận dập dồn trong tâm trí .

+

Vài tiếng nữa sẽ mất người tri kỷ .

Nguyễn Thị Giang lảo đảo bước xuống ga .

Trống tàn canh báo hiệu hết canh ba ,

Cô lặng lẽ đến pháp trường hành quyết .

Trần Xuân Thời - Vinh Danh Cuộc Chiến Chính Nghĩa của Dân-Quân-Cán-Chính Việt Nam Cộng Hòa

Nhân Ngày Quân Lực 19 tháng 6 năm 2022

17/6/2022

https://docs.google.com/document/d/1__teu1izcgNC776yOlG4BRoTKO_iOKiK/edit?usp=sharing&ouid=106381647024774111691&rtpof=true&sd=true

Tội ác của Việt Cộng “Lá cây trên rừng không ghi hết tội. Nước đại dương không rửa hết mùi tanh hôi”.

Dù đang ở quê nhà hay hải ngoại, những chiến tích oai hùng của Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa vẫn được đồng bào ca ngợi. Quốc Kỳ và Quân Kỳ VNCH vẫn tung bay trong tâm hồn người Việt quốc gia. Chính nghĩa của chính phủ VNCH và danh dự của QLVNCH ngày càng tỏ rạng trên chính trường quốc tế.

Kỷ Niệm Ngày Quân Lực để (1) vinh danh cuộc chiến chính nghĩa của Dân-Quân- Cán-Chính VNCH. Một cuộc chiến chính nghĩa được thế giới tự do cảm phục, ca ngợi, (2) để tri ân những vị anh hùng dân tộc đã vị quốc vong thân và (3) nguyện cầu ơn trên cho quốc thái, dân an.

Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa và Đồng Bào Quốc Nội và Hải Ngọai quyết tâm tranh đấu cho đồng bào quốc nội sớm được sống yên bình trong tự do, dân chủ, toàn vẹn lãnh thổ và chóng thoát khỏi ách độc tài Cộng sản.

Gia đình tù nhân Lê Hữu Minh Tuấn cầu cứu Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ

16/6/2022

VOA Tiếng Việt

https://docs.google.com/document/d/1BCd4HCkGxlZpY1MiYHBYlgE-9ehAR3I4/edit?usp=sharing&ouid=106381647024774111691&rtpof=true&sd=true

Lê Hữu Minh Tuấn - thành viên Hội Nhà báo Độc Lập Việt Nam.

Gia đình tù nhân lương tâm Lê Hữu Minh Tuấn cho VOA biết rằng sức khỏe của ông đang trong tình trạng “nguy cấp” trong trại giam ở Việt Nam và đã cầu cứu Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ nhờ can thiệp.

Sau hơn hai năm kể từ khi ông Tuấn bị bắt, lần đầu tiên gia đình được thăm gặp ông trong trại giam vào cuối tháng 5 vừa qua nhưng gia đình rất bất ngờ vì sức khỏe của ông xuống dốc.

Bà Lê Thị Hòai Tâm, chị của ông Tuấn, cho VOA biết về chuyến thăm tù của gia đình ông Tuấn tại trại giam Bố Lá ở tỉnh Bình Dương, do Công an thành phố Hồ Chí Minh quản lý:

Phạm Trần  - Đạo đức xuống cấp-lý tưởng lung lay

16/6/2022

https://docs.google.com/document/d/1y4gEAgmeIE8oIvlHqiDdQXi-N8if9Tfe/edit?usp=sharing&ouid=106381647024774111691&rtpof=true&sd=true

Đảng CSVN có tập quán gọi là “tập trung dân chủ” để “tập thể lãnh đạo” và “cá nhân phụ trách” cho nên làm tốt thì “cả họ” được tiếng, nhưng khi thất bại thì không ai chịu trách nhiệm để nhân dân phải lãnh hậu quả.

Do đó, tính đến đời Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng thì đảng CSVN đã có 7 đời Tổng Bí thư nối nghiệp ông Hồ, qua các thời Lê Duẩn, Trường Chinh, Nguyễn Văn Linh, Đỗ Mười, Lê Khả Phiêu và Nông Đức Mạnh, nhưng không ai chịu trách nhiệm trước nhân dân về những thất bại do đảng gây ra.

Vì vậy cán bộ và đảng viên đã không sợ để tiếp tục suy thoái và tham nhũng. -/-

Nguyễn Lê – Việt Nam, Những biến chuyển đầu thế kỷ XX. Kỳ 5

Kỳ 5

17/6/2022

https://docs.google.com/document/d/13f5D5GDkD8cklhOIBQ1KxoalGMYGDFGR/edit?usp=sharing&ouid=106381647024774111691&rtpof=true&sd=true

IV) NHỮNG TỔN THẤT TO LỚN CỦA PHONG TRÀO CÁCH MẠNG

(tiếp theo)

3) PHÚT SA CƠ CỦA HÙM THIÊNG YÊN THẾ -

Theo nhiều tư liệu khác nhau thì Hoàng Hoa Thám, thường được gọi là Đề Thám (Đề đốc Thám), sinh năm 1836 và tham gia kháng Pháp từ thập niên 1870. Song phải đến năm 1892, ông mới trở thành một lãnh tụ kháng chiến nổi tiếng của phong trào Cần vương. Căn cứ địa của ông là huyện Yên Thế, tỉnh Bắc Giang và chiến thuật du kích của ông khiến quân đội Pháp nhiều phen bở vía.

Thụy Khuê - Đi tìm sự thực lịch sử về vua Gia Long

17/6/2022

Viết cho buổi tọa đàm về Vua Gia Long, tổ chức ở Huế ngày 31-5-2022, kỷ niệm 220 năm ngày vua Gia Long lên ngôi Hoàng Đế, đặt tên nước là Việt Nam. 

https://docs.google.com/document/d/1RqSumjsEqjBvftcsfqojd-zmrf0_J-X9/edit?usp=sharing&ouid=106381647024774111691&rtpof=true&sd=true

Một ngày mùa xuân năm 2014, tôi lên khu La Tinh, vào hàng sách quen, xuống hầm tìm sách cũ, tình cờ thấy một bộ sách quý, nhưng có lẽ không ai để ý, và cũng không có người mua, nên họ bán son. Như kẻ bắt được vàng, tôi mua ngay. Đó là bộ sách đồ sộ: Histoire de la Mission de Cochinchine 1658-1823 (Lịch sử truyền giáo ở Nam Hà 1658-1823) gồm 4 cuốn, do linh mục Andrien Launay sưu tập những thư từ của các giáo sĩ đến truyền đạo ở nước ta (và một phần nhỏ về Miên, Lào), gửi về cho các vị lãnh đạo của họ trụ trì tại tu viện Macao, là chi nhánh của Hội Thừa Sai Roma, trong hai thế kỷ.

Tôi nghĩ trong bộ sách này, tất phải có thư của Bá Đa Lộc (Pigneau de Béhaine). Quả đúng như vậy, thư của Bá Đa Lộc giữ một phần quan trọng. Dĩ nhiên có những thư ông viết bằng tiếng La tinh, tôi không đọc được, nhưng phần lớn còn lại là tiếng Pháp.

Những lá thư này, mở ra cho tôi một chân trời mới, một sự thật văn bản mà những điều đã viết trước đây về Bá Đa Lộc không có, thậm chí những gì tôi đọc được, hoàn toàn trái ngược với những lời Bá Đa Lộc viết trong những thư báo cáo với các vị thừa sai cấp trên ở Macao và Roma trong tập sách này. Câu chuyện dài dòng lắm, ở  đây tôi chỉ xin kể vài nét chính. Ví dụ, Bá Đa Lộc cho biết: Ông đi tầu với Hoàng tử Cảnh về Nam Hà tay không, không có một thứ khí giới nào, để giúp nhà vua và sau đó cũng không có tầu bè khí giới nào, được ông vận động đến Việt Nam giúp vua Gia Long -lúc đó còn là Nguyễn Ánh- cả. Rồi ông mô tả những khó khăn của ông trong triều, bị sự chống đối của các bà hoàng, mẹ, vợ, vua, vì việc Hoàng tử không chịu cúng lễ tổ tiên, mà ông gọi là “lạy xác chết”… Ông gặp khó khăn với các quan đại thần, can vua không để cho Hoàng tử gần cận ông nữa… Bá Đa Lộc đã có định bỏ đi, và đã thật sự chuẩn bị trốn, khi vua Quang Trung sắp đánh vào Nam, v.v…

Tin tức thế giới ngày Thứ sáu 17 tháng 6 năm 2022

Võ Thái Hà tổng hợp

https://docs.google.com/document/d/1Ier0rRRmIcaCPFKRk-Xexie9yERegOwp/edit?usp=sharing&ouid=106381647024774111691&rtpof=true&sd=true

Austin Bay - Liệu Trung Quốc sẽ sớm tuyên bố chủ quyền ở Tây Thái Bình Dương?

17/6/2022

Ông Austin Bay là Đại tá Lục quân Trừ bị Hoa Kỳ (đã về hưu), phóng viên trang chuyên đề tổng hợp, giảng viên chiến lược và lý luận chiến lược Phân hiệu Austin Đại học Texas. Cuốn sách mới nhất của ông là “Cocktails from Hell: Five Wars Shaping the 21st Century” (“Cocktail từ Địa Ngục: Năm Cuộc Chiến Định Hình Thế Kỷ 21”).

https://docs.google.com/document/d/1jKtr4YvYr5_oXKLkCFPrO-lycvhbm4ge/edit?usp=sharing&ouid=106381647024774111691&rtpof=true&sd=true

Nếu những lời nói và hành động gần đây của chế độ cộng sản Trung Quốc phản ánh một kế hoạch có sự toan tính và ý đồ thống trị, thì chúng ta sẽ sớm nghe thấy Bắc Kinh tuyên bố toàn bộ vùng phía tây Thái Bình Dương là vùng biển thuộc chủ quyền của Trung Quốc, nơi mà Bắc Kinh cai trị — bất chấp cái gọi là luật pháp quốc tế, hiệp ước, và nghị quyết của Liên Hiệp Quốc.

Campuchia đã trở thành thuộc địa của Trung Quốc?

Trung quốc "bị nghi" xây dựng cowe sở hạ tầng Hải quân ở cảng Ream

Trung Hiếu tổng hợp từ nhiều nguồn

17/6/2022

https://docs.google.com/document/d/1SbYXuqeIWwHxjtKYlH-ViuHVNvvcZlo8/edit?usp=sharing&ouid=106381647024774111691&rtpof=true&sd=true

Ngoài việc Bắc Kinh tài trợ cho việc tái phát triển, việc đào sâu cảng để đón các tàu lớn hơn cũng là dấu hiệu cho thấy cảng có thể được dùng cho mục đích sử dụng của Trung Quốc. Hiện tại hải quân Campuchia, bao gồm chủ yếu là tàu tuần tra, không có bất kỳ tàu nào cần đến vùng nước sâu hơn. Có quyền tiếp cận một căn cứ hải quân ở vùng biển phía Tây của Biển Đông sẽ củng cố quyền thống trị của Trung Quốc đối với các vùng biển đang tranh chấp.

Trong khi Úc và Hoa Kỳ có thể lo lắng về tham vọng của Trung Quốc, thì ASEAN là bên chịu tác động trực tiếp hơn. Sự gần gũi của Campuchia với Trung Quốc đã khiến nước này liên tục ngăn chặn các tuyên bố của ASEAN chỉ trích Bắc Kinh. Nhiều quốc gia thành viên bác bỏ các tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc ở Biển Đông và sẽ ngày càng cảm thấy bị đe dọa bởi bất kỳ sự tăng cường năng lực biển nào của họ trong khu vực.

Nguyễn Quang Dy - Quan hệ Việt – Nga có thể bị tổn thương do chiến tranh Ukraine?

17/6/2022

Một phiên bản tiếng Anh của bài này đã đăng trên ASPI The Strategist (15/6/2022) và trên Asialink Insights (16/6/2022).

https://docs.google.com/document/d/1IwSdnaQIL-IGTWt1D-yIlAEQ5HgX0BLw/edit?usp=sharing&ouid=106381647024774111691&rtpof=true&sd=true

Cuộc khủng hoảng Ukraine buộc Việt Nam phải đánh giá lại quan hệ với Nga và tiếp tục giảm phụ thuộc vào người bạn cũ là nguồn cung cấp vũ khí chủ yếu.

Cuộc chiến Ukraine làm lung lay quan niệm cơ bản về tư thế quốc phòng của Việt Nam – vốn coi Nga là nguồn cung cấp tin cậy các loại vũ khí chủ yếu để răn đe Trung Quốc.

Việc Nga xâm lược Ukraine đã đẩy Việt Nam vào một vị thế khó xử về chính trị và ngoại giao, bị mắc kẹt giữa yêu cầu phải tránh lên án Nga và yêu cầu phải xoa dịu tình cảm của người dân Việt Nam muốn ủng hộ Ukraine.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét