Thứ Ba, 14 tháng 6, 2022

Bản tin ngày Thứ ba 14 tháng 6 năm 2022

 


Việt Nam chống lụt lội: Lu, bể hay... đất?

Bùi Uyên.

* Bài đã đăng trên Facebook cá nhân của KTS Bùi Uyên, hiện làm việc tại Paris, Pháp.

14/6/2022

https://docs.google.com/document/d/1edRy4w9fUBw8Hkoc7cmdiK6ou-9gmRR1/edit?usp=sharing&ouid=106381647024774111691&rtpof=true&sd=true

Mỗi năm nên mùa mưa, lại chuyện ngập úng nói mãi cũng nhàm. Mỗi tội năm nay một bộ trưởng Việt Nam (ông Trần Hồng Hà) phát biểu về việc xây bể trữ nước tại các khu sân vận động, trường học, làm nổ lên tranh cãi. Giờ thấy có người nói về đô thị "mút thấm", tôi nghe hơi buồn cười, nhưng cùng quan điểm nên mình viết thêm.

Trước ý kiến về bể trữ nước này, mà từ lâu rồi, khi có vụ "lu trữ nước" bị dân tình chê, mình cho rằng , theo một cách nào đó, những ý kiến này đi theo hướng đúng. Tuy vậy, nó chỉ là biện pháp kỹ thuật, cần phải xuất phát từ những quy hoạch và tầm nhìn tổng quan đô thị.

Hãy xem quy hoạch "Quản lý nước mưa tại khu đất " tại Pháp ra sao.

Việt Nam nên ‘dẹp điện hạt nhân, nâng cao hiệu suất sử dụng điện’

14/6/2022

VOA Tiếng Việt

https://docs.google.com/document/d/1KWXcQHi1h23JTRDUTaicTDuxIz6dT8A4/edit?usp=sharing&ouid=106381647024774111691&rtpof=true&sd=true

Việt Nam đừng nghĩ đến việc phát triển điện hạt nhân vào lúc này vì nó ‘quá rủi ro’ mà thay vào đó nên đầu tư vào việc giảm thất thoát sử dụng điện, một nhà kinh tế từ trong nước nói với VOA trong lúc vấn đề điện hạt nhân làm nóng nghị trường Quốc hội.

Việt Nam đã có chủ trương xây dựng phát triển điện hạt nhân vào năm 2009 khi Quốc hội lúc đó thông qua quy hoạch hai nhà máy điện hạt nhân đầu tiên đặt tại tỉnh Ninh Thuận thuộc duyên hải nam Trung Bộ với tổng số vốn đầu tư là 200.000 tỷ đồng.

Tuy nhiên, vào lúc đó dự án này đã gặp sự phản đối quyết liệt trong dư luận trong và ngoài nước với những lo ngại về an toàn do trình độ khoa học-công nghệ còn hạn chế của Việt Nam.

Quan sát của vệ tinh cho thấy 13 năm của chiến lược làm đầy hồ chứa, các nguyên tắc điều hành, và những thay đổi thủy học ở Thượng lưu vực Mekong

(Satellite observations reveal 13 years of reservoir filling strategies, operating rules, and hydrological alterations in the Upper Mekong River basin)

Dung Trung Vu, Thanh Duc Dang, Stefano Galelli, and Faisal Hossain – Bình Yên Đông lược dịch

Hydrology and Earth System Sciences- 5 May 2022

14/6/2022

https://docs.google.com/document/d/1vPLpTVYNK2EoWYphKgCOMkcrh0YEbbMx/edit?usp=sharing&ouid=106381647024774111691&rtpof=true&sd=true

1. PHẦN GIỚI THIỆU

Trong nhiều lưu vực sông xuyên biên giới, động lực xung đột giữa các quốc gia duyên hà thường đưa đến những quan điểm về phát triển và quản lý hạ tầng cơ sở khác nhau (Warner and Zawahri, 2012).  Những động lực như thế thường được kết hợp với việc thiếu minh bạch về cách mà hạ tầng cơ sở quan trọng, chẳng hạn như đập, được điều hành.

Nguyễn Lê – Việt Nam: những biến chuyển đầu thế kỷ XX

(KỲ 2)

14/6/2022

https://docs.google.com/document/d/1rx5niu43rrnTFXCqLPlVnxh2BwNk4NZ-/edit?usp=sharing&ouid=106381647024774111691&rtpof=true&sd=true

Từ mũi Padaran, hải quân Nga cho tàu vận tải vào trước, có lẽ để trấn an nước chủ nhà, còn tàu chiến thì di chuyển ban đêm cách bờ 3 hải lý, đợi sáng hôm sau mới vào vịnh. Đến ngày 14 tháng 4 năm 1905, toàn bộ hạm đội Nga đã có mặt ở Cam Ranh, gồm tàu chiến, hai phân đội tàu bọc thép, một đội tuần dương hạm, một đội tàu phóng ngư lôi, tàu bị trưng dụng để chuyên chở thực phẩm, dụng cụ, tàu bệnh viện, tàu công xưởng, tàu chở than … Vùng biển Cam Ranh bỗng nhiên trở thành một nơi sôi động chưa từng có.

Thực dân Pháp, từ viên Thống đốc Nam kỳ Rodier đến các tướng tá đều hết sức bối rối. Tính cách trung lập của Pháp trong một cuộc xung đột quốc tế đang bị thử thách. Theo một quy ước được Pháp ban hành thì “tính trung lập cho phép các tàu đang tham chiến được tự do ra vào và lưu trú không thời hạn tại các cảng của Pháp trừ một số hạn chế. Họ không được mang theo vật dụng, khí tài và không được sử dụng cảng đang tiếp nhận họ như một căn cứ hành quân…”.

Đỗ Kim Thêm - Nhìn lại cuộc xung đột giữa Việt Minh và Phật Giáo Hoà Hảo, nhân 75 năm ngày Đức Huỳnh Giáo Chủ thọ nạn

Gồm 2 phần. Phần một

27-3-2022

https://docs.google.com/document/d/1GhidHpbUPAdLv2CtoFqROwBPmHn0SYWV/edit?usp=sharing&ouid=106381647024774111691&rtpof=true&sd=true

Ngày 27/3/2022 các tín đồ Phật Giáo Hoà Hảo (PGHH) trong nước lại âm thầm tổ chức lễ kỷ niệm 75 năm ngày Đức Thầy thọ nạn tại Đốc Vàng (25/2/1947 Đinh Hợi – 25/2/2022 Nhâm Dần) để tưởng nhớ đến công lao dựng Đạo cứu Đời của Đức Thầy và cầu nguyện cho Ngài “sớm trở lại để cứu độ chúng sinh”.

Lịch sử đấu tranh cách mạng của Việt Nam bằng bạo lực đã sang trang từ lâu, nhưng cho đến nay, mọi chủ trương hoà giải dân tộc và xoá bỏ hận thù của chính quyền đối với PGHH đều thất bại, mà lệnh cấm tổ chức lễ kỷ niệm ngày Đức Thầy “vắng mặt” là một thí dụ điển hình.

Hiện nay, hầu hết các tín đồ đều mang tấm lòng giữ Đạo chờ Thầy vẫn còn son sắt, nhưng cũng mong muốn sống yên lành và đóng góp tích cực cho đất nước thống nhất được ngày thêm phát triển.

Đỗ Kim Thêm - Nhìn lại cuộc xung đột giữa Việt Minh và Phật Giáo Hoà Hảo, nhân 75 năm ngày Đức Huỳnh Giáo Chủ thọ nạn

Cải thiện mối quan hệ giữa nhà cầm quyền và Phật Giáo Hoà Hảo: Hiện trạng và Triển vọng. (Phần cuối)

13-6-2022

https://docs.google.com/document/d/18u84K3LS3uyDdpoz424PK4X0xkEXa-II/edit?usp=sharing&ouid=106381647024774111691&rtpof=true&sd=true

Hiện trạng

Ngày 16/6/2022 (nhằm ngày 18/5 âm lịch, năm Nhâm Dần), toàn thể tín đồ Phật Giáo Hoà Hảo (PGHH), lại một lần nữa, hân hoan chào mừng lễ kỷ niệm 83 năm ngày khai đạo 18/5 năm Kỷ Mão (4/7/1939 dương lịch).

Vào đúng ngày thiêng liêng này, đồng đạo khắp các nơi nô nức tràn về Tổ đình và An Hoà Tự tại làng Hoà Hảo để tưởng niệm ông Huỳnh Phú Sổ, một thanh niên chỉ mới 19 tuổi, đã tuyên bố:

“Ta thừa vâng sắc lệnh Thế Tôn

Khắp thế giới truyền khai đạo pháp”

sau khi cảm nhận được một sứ mạng thiêng liêng do Đức Phật Thích Ca giao phó.

Tin tức thế giới ngày Thứ ba 14 tháng 6 năm 2022

Võ Thái Hà tổng hợp

https://docs.google.com/document/d/1ahqaIktGy7jyxxdczZaVKGduoEP33Gcr/edit?usp=sharing&ouid=106381647024774111691&rtpof=true&sd=true

Trung Quốc xâm nhập Nam Thái Bình Dương: Nên đối phó thế nào?

Nguồn: Charles Edel, “A Fault Line in the Pacific“, Foreign Affairs, 03/06/2022

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

https://docs.google.com/document/d/1tMvWRxSjxXLrrC3rdT0fFYCZaO8oTAcx/edit?usp=sharing&ouid=106381647024774111691&rtpof=true&sd=true

Mối nguy từ ảnh hưởng ngày càng tăng của Trung Quốc trên các đảo quốc Thái Bình Dương.

Lần cuối cùng mà hầu hết người Mỹ chú ý đến Quần đảo Solomon là vào giữa Thế chiến II, khi Mỹ và Nhật Bản có một trận hải chiến kéo dài trên vùng biển và vùng trời xung quanh Guadalcanal. Trận chiến cam go đó đã có tác động mang tính chiến lược rất lớn – chặn đứng bước tiến của Nhật vào Nam Thái Bình Dương, đảm bảo rằng các quốc gia đồng minh như Australia và New Zealand không bị các thế lực thù địch bao vây hoặc cắt đứt nguồn tiếp tế, đảo ngược thế trận ở Thái Bình Dương, cũng như cung cấp căn cứ để phát động cuộc phản công chống lại kẻ thù toàn trị. Nhắc đến hàng trăm hòn đảo nhỏ trải dài trên Thái Bình Dương, Tổng thống Mỹ Franklin Roosevelt giải thích với công chúng Mỹ rằng, dù chúng có thể “chỉ là những chấm nhỏ trên hầu hết các bản đồ … nhưng chúng bao phủ một khu vực chiến lược rộng lớn.”

Đại-Dương  - Nhân loại đang bước vào Đệ III thế chiến

13/6/2022

https://docs.google.com/document/d/1HLBHbl4T3I2ZZmawpvBKv8lH7TNu7keX/edit?usp=sharing&ouid=106381647024774111691&rtpof=true&sd=true

Hai cuộc Đại chiến Thế giới (1914-1918) và (1939-1945) do tranh chấp thuộc địa đã lưu lại những hình ảnh dã man của loài người khi đặt quyền lợi bản thân trên quyền sống của con người. Vũ khí, sức mạnh thay cho luật pháp quốc tế và lòng trắc ẩn của từng dân tộc. Họ lao vào chém giết, cấu xé lẫn nhau như loài lang sói, chỉ còn chưa ăn thịt nhau mà thôi.
Lịch sử còn đó, hình ảnh vẫn tô đậm trên các phương tiện truyền thông mà sao có một số người vẫn cứ như đui, như điếc, như mất trí đang muốn lao vào một cuộc tàn sát điên rồ dưới cây gậy chỉ huy của Tổng thống Nga Vladimir Putin, Chủ tịch Trung Cộng Tập Cận Bình; Lãnh đạo Tối cao Triều Cộng Kim Chính Ân, Lãnh đạo tối cao Iran Ali Khamenei.

Đinh Hoàng Thắng - Lời khuyên của Kissinger có còn giá trị?

14/6/2022

https://docs.google.com/document/d/1dEuQdDwKDsWo7o0v389kC56UM0jbvMYB/edit?usp=sharing&ouid=106381647024774111691&rtpof=true&sd=true

Để không bỏ lỡ cuộc tranh luận lịch sử, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky đã phản ứng ngay tức thì đối với với lời khuyên của Kissinger. Zelensky không chỉ phản đối Kissinger về mặt chính trị và chiến lược, mà còn về mặt chủng tộc.

Để phê phán Kissinger: Nếu theo lời khuyên của ông thì không chỉ Ukraine, mà trên địa cầu ngày nay khó có quốc gia nào đủ đất đổi lấy hòa bình, vì tham vọng của các thế lực bành trướng là không giới hạn. Nhưng chiến tranh Ukraine đang bước sang tháng thứ tư và thế giới đã quen với khái niệm “hậu Ukraine”. Đó là một thế giới biến đổi khó lường, một kỷ nguyên hoàn toàn mới. Hơn nữa, kết thúc chiến tranh bao giờ cũng khó hơn nhiều so với khởi chiến. So, to be or not to be?

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét