Trần Trung Đạo - LUẬN CƯƠNG VỀ DÂN TỘC VÀ
THUỘC ĐỊA CỦA LENIN NÓI GÌ?
2/9/2019
FB Trần Trung Đạo
Trong những ngày đầu tháng Chín mỗi năm, câu chuyện Hồ Chí
Minh “phát khóc” khi đọc Sơ Thảo Lần Thứ Nhất Những Luận Cương Về Vấn Đề Dân Tộc
Và Vấn Đề Thuộc Địa của Lenin được nhắc đi nhắc lại như là một bí kíp trong đó
tiết lộ con đường “độc lập, tự do, hạnh phúc” cho dân tộc Việt.
Ngày 22 tháng 4, 1960, Hồ Chí Minh cũng nhắc lại trên báo
Nhân Dân: “Luận cương của Lênin làm cho tôi rất cảm động, phấn khởi, sáng tỏ,
tin tưởng biết bao? Tôi vui mừng đến phát khóc lên. Ngồi một mình trong buồng
mà tôi nói to lên như đang nói trước quần chúng đông đảo: “Hỡi đồng bào bị đọa
đày đau khổ! Đây là cái cần thiết cho chúng ta, đây là con đường giải phóng
chúng ta!”
Nguyễn Quang Duy - Việt Nam cần một cuộc cách mạng?
2/9/2019
Bài viết trước “Thoát Trung mà
thoát cái gì?...” nêu ý kiến các tổ chức đấu tranh hải ngoại nên chuyển đổi
cách đấu tranh sang cạnh tranh chính trị, một số bạn đọc hỏi tôi vậy Việt Nam
có cần một cuộc cách mạng khác không?
Cách mạng là thay đổi thể chế
chính trị cũ bằng một thể chế chính trị mới tốt đẹp hơn, việc thay đổi có thể xảy
ra qua nhiều giai đoạn và như thế theo tôi có thể có một cuộc cách mạng đang diễn
ra tại Việt Nam.
5 cuộc cách mạng trước đây
Trong lịch sử cận đại đã có 4
cuộc cách mạng ở tầm vóc quốc gia:
Cách mạng mùa Thu 1945, chi bộ
đảng Cộng sản và đảng Dân chủ cướp chính quyền Thủ tướng Trần Trọng Kim tại Hà
Nội, rồi lan ra khắp nơi và kết thúc bằng việc vua Bảo Đại thoái vị.
Cách mạng Cộng Hòa, 26/10/1956,
qua cuộc trưng cầu dân ý thay Quân Chủ bằng một nền Cộng Hòa do Thủ tướng Ngô
Đình Diệm lãnh đạo.
Điểm tin báo ngày Chủ nhật 1 tháng 9 năm 2019
NGUYÊN LÝ TRIỆT BUỘC
VỤ NGÀN TỶ USD CÔNG PHIẾU CỦA NHÀ THANH ĐỂ TRỤC XUẤT TÀU CỘNG RA KHỎI ĐẠI HỘI ĐỒNG
Thesaigonpost
9/01/ 2019
Hỏi: Ai trả cho những trái chủ đang nắm giữ công phiếu do
Nhà Thanh phát hành cách nay hơn 108 năm với tên gọi "công phiếu Đường xe
lửa Hồ Bắc - Hukuang Railway bonds" ?
Trả lời: Đó là nhà nước kế thừa hợp pháp Nhà Thanh theo các
Điều ước Quốc tế thuộc Công ước Vienne, đơn cử như Công ước 1969, Công ước
1978,...
Hỏi: Vậy Cộng Hòa nhân dân Trung Hoa gọi tắt là Tàu cộng có
phải là "quốc gia kế thừa hợp pháp" của triều đình Mãn Thanh hay
không?
Trả lời: Phải xét theo từng giai đoạn cụ thể.
Trần Thị Vĩnh Trường - TT Trump nhất định
mua đảo Greenland làm gì?
Monday, 26/08/2019
Ngày 15 tháng 8, 2019 thế giới cười ngạo trước tin Tổng Thống Donald Trump muốn mua đảo Greenland vùng Bắc Cực.
Bắc Cực ở đâu ?
Bắc Cực/North Pole là đỉnh trái đất, giữa vùng biển Arctic. Tám nước quanh biển Arctic là: Iceland, Đan Mạch, Na Uy, Thụy Điển, Phần Lan, Nga, Mỹ, Bắc Canada.
Cảnh sát Hồng Kông bị lên án bạo lực trong tầu điện ngầm
Minh Anh
RFI
01-09-2019
Sau một ngày xuống đường phản đối
bạo lực, hôm nay, 01/09/2019, những người biểu tình ủng hộ dân chủ tại Hồng
Kông kêu gọi một cuộc « tọa kháng » tại sân bay. Trong khi đó, cảnh sát Hồng
Kông bị lên án có những hành động bạo lực trong tầu điện ngầm.
Trong ngày hôm qua, hàng chục
nghìn người đã xuống đường bất chấp lệnh cấm biểu tình. Theo tường trình của đặc
phái viên đài RFI Stéphane Lagarde, tại Hồng Kông, bạo lực giữa những người biểu
tình với lực lượng cảnh sát đã gia tăng thêm một nấc.
Điểm tin thế giới ngày 1
tháng 9 năm 2019
Võ Thái Hà tóm lược
Khái niệm 'Hán nhân' và 'Hán tộc' mới định hình đầu thế kỷ 20
31 tháng 8 2019
BBC News
Các trang mạng xã hội Việt
Nam đôi khi lại rộ lên tranh luận về nguồn gốc người Việt, nhấn mạnh đến sự
khác biệt cả về văn hóa và thậm chí 'di truyền' với Hán.
Nhưng trên thực tế, khái niệm
'Hán nhân', 'Hán tộc' và 'chủ nghĩa dân tộc Trung Hoa' cũng chỉ mới có gần
đây.
Đó là giai đoạn cuối thế kỷ 19,
đầu 20, khi các trí thức như Lương Khải Siêu, Uông Tinh Vệ, Trần Thiên Hoa...
cố xây dựng định nghĩa 'Hán tộc' cho nhu cầu chính trị.
Các khái niệm họ nêu ra hoàn
toàn không mang tính khoa học mà chủ yếu là phản ứng trước tình trạng lạc hậu,
bế tắc của Trung Hoa.
Thứ Bảy, 31 tháng 8, 2019
Từ ba năm nay Tổng Thống Donald Trump là một kho vàng cho giới
truyền thông Mỹ. Phải coi ông là một “tập truyện dài” đăng trường kỳ lôi cuốn độc
giả các nhật báo hay khán giả các đài ti vi, giống như đời xưa mỗi ngày người
ta tìm đọc “Châu Về Hiệp Phố” của Phú Đức hay “Tiếu Ngạo Giang Hồ” của Kim
Dung. Không có ông thì báo, đài sẽ “mất khách,” các xí nghiệp sẽ không đem tiền
đến đăng quảng cáo.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét