Tàu cần cẩu Lam Kình (Lam Jing) lớn nhất thế
giới do Trung Quốc đóng dùng để hạ đặt các giàn khoan dầu khí đã vào trong lãnh
hải Việt Nam, hiện giờ cách bờ biển Quảng Ngãi 90km.
Điều này đã khẳng định dự đoán của chúng ta về
việc Biển Đông sẽ căng thẳng hơn từ khi cuộc gặp Dương Khiết Trì- Mike Pompeo
hai tuần trước đây để xúc tiến cho Trump-Tập gặp nhau.
Những dự đoán của chúng ta về việc Trung Quốc sẽ
mang “Hong Kong ra để đề nghị phe tư bản, đứng đầu là Mỹ, trao đổi lấy biển của
Việt Nam nói riêng và Biển Đông nói chung”, nhất là khu vực Tư Chính là có đã
có cơ sở và bằng chứng cụ thể.
Ở phía Hong Kong chính là việc trung ương đảng
CSTQ đã chỉ đạo đặc khu trưởng Hong Kong thả 2 lãnh đạo dân chủ trẻ. Bên cạnh
đó cùng với việc hủy bỏ hoàn toàn luật dẫn độ, là bước nhượng bộ đầu tiên trong
5 yêu cầu của phe dân chủ Hong Kong.
Hẳn nhiên Tập muốn tỏ thái độ cầu hoà với tư bản
nói chung và Mỹ nói riêng lúc này để cho những tính toán về sau, nhất là trong
bối cảnh Tập sắp tiếp đón chuyến thăm của thủ tướng Đức Merkel.
Chuyến thăm này của bà Merkel sẽ rất quan trọng
để khi về lại Đức thì bà sẽ quyết định chính sách của Đức về “vấn đề Trung
Quốc” trong ngắn và trung hạn. Thái độ của Đức sẽ quyết định thái độ của Pháp
và một phần Châu Âu.
Thủ lĩnh dân chủ trẻ Joshua Wong của Hong Kong
đã thừa đủ kinh nghiệm chính trị để đánh giá tầm quan trọng của cuộc gặp
Merkel-Tập. Trong một động thái lo lắng về việc Đức sẽ chần chờ, Joshua Wong đã
khởi động phong trào “kêu cứu cho Hong Kong” để gửi tới Đức và EU.
Joshua Wong hẳn nhiên biết rõ hơn chúng ta về
nội dung đàm phán Merkel- Tập. Cậu ấy lo ngại rằng vì lợi ích cục bộ chính trị
ngắn hạn, Đức và EU có thể “bỏ Hong Kong để giữ Biển Đông”. Còn tôi thì lo ngại
là Đức sẽ có khi “tạm bỏ lơ” cả hai. Tôi đánh giá là Tập sẽ đề nghị Đức, Pháp
và EU sẽ “đánh đổi Iran lấy Hong Kong và Biển Đông” lúc này.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét