Thứ Ba, 17 tháng 9, 2019

Bản tin ngày Thứ ba 17 tháng 9 năm 2019


Đặng Sơn Duân - Phân nửa lực lượng chủ lực của Hải cảnh Trung Quốc hăm dọa Việt Nam ở Biển Đông
Ngày 15 tháng 8 năm 2019
Dự Án Đại Sự Ký Biển Đông
Ít nhất 3 tàu hải cảnh trang bị pháo 76 mm được tăng cường từ Tam Á, đảo Hải Nam xuống phía nam Biển Đông để hộ tống tàu khảo sát Hải Dương Địa Chất 8 cũng như quấy phá hoạt động dầu khí của Việt Nam.
Theo dữ liệu tàu biển, tàu khảo sát Hải Dương Địa Chất 8 của Trung Quốc cùng một số tàu hộ tống đã quay trở lại vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam vào chiều 13/8.
Việt Nam đã sẵn sàng nâng tầm đối tác chiến lược với Mỹ?
17 tháng 9 2019
BBC News
Ý kiến về khả năng Việt-Mỹ trở thành đối tác chiến lược khi hai nước có nhiều khác biệt về thể chế chính trị và nhân quyền.
Vài tháng qua đã có nhiều thảo luận về khả năng Hoa Kỳ-Việt Nam nâng tầm mối quan hệ từ "đối tác toàn diện" lên thành "đối tác chiến lược". Dưới đây là một số nhận định tiêu biểu.
Một số quan ngại
Việt Nam đứng đầu thế giới về nguồn tài chính bất hợp pháp
16 tháng 9 -2019
VOA
Theo tổ chức Liêm chính Tài chính Toàn cầu, Việt Nam đứng đầu thế giới trong danh sách những nước nhận nguồn tài chính bất hợp pháp lớn nhất trong năm 2015.
Việt Nam là quốc gia nhận được dòng tiền bất hợp pháp lớn nhất trên thế giới từ một hình thức rửa tiền dựa trên thương mại, theo một nghiên cứu mới nhất của Tổ chức Liêm chính Tài chính Toàn cầu (GFI).
‘Đại học Sức khỏe’ – Đổi tên có đổi được chất lượng?
RFA
2019-09-16
Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến trong buổi lễ khai giảng năm học 2019-2020 tại trường Đại học Y dược Thành phố Hồ Chí Minh đã phát biểu trường nên sớm thực hiện đề án Đại học Sức khỏe như nhiệm vụ được đưa ra 15 năm trước đây.
Ý nghĩa tên gọi ‘Đại học Sức khỏe’
Trao đổi với Đài Á Châu tự Do, Phó Giáo sư – Tiến sĩ Mạc Văn Trang từ Hà Nội bày tỏ sự khó hiểu đối với tên ‘Đại học Sức khỏe’ mà bà Bộ Trưởng Kim Tiến nhắc đến
Nguyễn Ngọc Chu - Sao hỏi người mà không hỏi mình?
FB Nguyễn Ngọc Chu
17-9-2019
1. Bậc quân tử luôn trách mình mà không trách người. Bởi vì từ khi bắt đầu đi học đã được bố mẹ và thầy cô răn dạy: “Tiên trách kỷ, hậu trách nhân” .
Bậc thứ dân, muốn trách người thì phải biết người sẽ trách lại, ấy là do “Lòng vả cũng như lòng sung”.
Kẻ tiểu nhân thì luôn chỉ biết trách người.
2. Trong lễ nhận chức ngày 20/1/1961 Tổng thống Kennedy đã có “mệnh đề” bất hủ: “Và như vậy, các bạn Mỹ của tôi: Hỏi không phải đất nước của bạn làm được gì cho bạn – hỏi bạn làm được gì cho đất nước của bạn. Các bạn công dân toàn thế giới của tôi: Hỏi không phải Mỹ sẽ làm được gì cho bạn, mà cùng nhau chúng ta sẽ làm được gì cho tự do của con người ”(And so, my fellow americans: ask not what your country can do for you – ask what you can do for your country. My fellow citizens of the world: ask not what America will do for you, but what together we can do for the freedom of man).
Lê Xuân Mỹ  - Ba tôi và trại tù Vĩnh Phú


Việt Báo: Tác giả qua Mỹ năm 1998 diện đoàn tụ ODP, là một kỹ sư từng làm việc tại Kia-Tencor San Jose, California. Lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ với bài viết về Mẹ trong mùa Mother’s Day 2019, ông cho biết có người cha sĩ quan tù cải tạo chết ở trại Vĩnh Phú, vùng biên giới Việt-Hoa. Bài viết mới kể về chuyện người mẹ và tác giả thăm nuôi đúng vào những giờ phút sau cùng của người cha trong trại tù cải tạo. Tựa đề đầy đủ của bài viết: “Ba Tôi, Những Giờ Phút Sau Cùng và người bạn tù trên đất My” được rút gọn theo nội dung.

Nguyễn Văn Sâm - Bách Linh Nhứt Điểu: Tâm sự người viết - Tâm sự người đọc
Nhắn tác giả: Bài Chim Sáo có chữ đánh máy sai. Một chỗ nào đó chữ chiếc đáng lí phải là ‘chiết’
Bách Linh Nhứt Điểu (101 con chim) là một quyển sách đặc biệt. Có tới 101 con chim hiện diện trong đó nhưng không phải là một cuốn sách Vạn Vật, cũng không phải là tác phẩm thuộc loại kể tên nhiều giống chim bằng thể thơ bình dân mà trước đây người ta gọi là vè các thứ chim. Đây là một tác phẩm văn chương, người sáng tác đã dùng những hình ảnh chim để nói về tình đời, để úp mở gởi gắm tâm sự, để nói lên sự ưu thời mẫn thế trước tình trạng đáng buồn của đất nước bên xa xa kia…
Thư tịch chọn lọc các tài liệu tiếng Anh về chiến tranh Việt Nam

Lâm Vĩnh-Thế


Chiến Tranh Việt Nam (1954-1975) đã là đề tài cho một số lượng tài liệu khổng lồ xuất bản tại Hoa Kỳ trong khoảng thời gian hơn 50 năm vừa qua. Các tài liệu này đã đề cập đến tất cả các vấn đề chính trị, quân sự, kinh tế và xã hội có liên quan đến cuộc chiến tranh nhưng quan trọng nhứt là các nghiên cứu nhằm đánh giá cuộc chiến tranh đó. Các sử gia và các nhà nghiên cứu, kể cả các nhân vật chính trị và quân sự Mỹ đã từng có dính líu đến cuộc chiến, đều muốn tìm hiểu tại sao Hoa Kỳ đã thua trận mặc dù đã bỏ công và của ra rất nhiều cho cuộc chiến. Trong khoảng hơn 30 năm đầu, tuyệt đại đa số các nhà nghiên cứu đều chủ trương là Hoa Kỳ đã thua trận vì 2 lý do chánh sau đây:

Điểm tin báo ngày Thứ ba 17 tháng 9 năm 2019


Áp lực của Trung Quốc có thể khiến Exxon Mobile rời khỏi Việt Nam
17/09/2019
David Hutt, AsiaTimes

Hoàng Thủy Ngữ chuyển ngữ
Trên thị trường có rất nhiều tin đồn là tập đoàn dầu khí khổng lồ ExxonMobil của Mỹ đang trong tư thế rút khỏi dự án năng lượng Cá Voi Xanh trị giá 10 tỷ USA , bao gồm mỏ khí đốt lớn nhất của Việt Nam ở Biển Đông.
Tuần này, blogger độc lập Huy Đức cho biết ExxonMobil, ngày 28 tháng Tám, đã thông báo cho chính phủ Việt Nam là họ có kế hoạch bán 64% cổ phần của mình trong dự án Blue Whale, tên địa phương gọi là Cá Voi Xanh, dự kiến sẽ bắt đầu khai thác vào năm 2023.
Điểm tin thế giới ngày Thứ ba 17 tháng 9 năm 2019
Võ Thái Hà tóm lược
Trưởng đặc khu Hồng Kông mở đối thoại, hy vọng làm dịu tình hình
Thụy My RFI
17-09-2019
Trưởng đặc khu Hồng Kông Lâm Trịnh Nguyệt Nga (Carrie Lam) hôm nay 17/09/2019 loan báo sẽ mở ra các phiên đối thoại với người dân ngay từ tuần tới, đồng thời nhắc nhở cần chấm dứt bạo lực.
Bà Lâm Trịnh Nguyệt Nga nói với báo chí : « Xã hội Hồng Kông đang chồng chất nhiều vấn đề kinh tế, xã hội và cả chính trị », và bà hy vọng các hình thức đối thoại khác nhau sẽ làm dịu bớt tình hình.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét