Thứ Tư, 11 tháng 9, 2019

Bản tin ngày Thứ tư 11 tháng 9 năm 2019


Ảnh xưa: Sinh viên Việt Nam Cộng Hoà biểu tình chống Trung Quốc năm 1974
Thùy Linh BBC Việt Ngữ
5 giờ trước
BBC Nrews
Những năm 1970, nhiều sinh viên Việt Nam được chính phủ Việt Nam Cộng Hòa tài trợ đi du học ở Nhật. Vào tháng 1/1974, sau khi Trung Quốc chiếm quần đảo Hoàng Sa, nhiều sinh viên đã tổ chức một cuộc biểu tình ở Tokyo, Nhật Bản.
"Trung Quốc tấn công và chiếm đảo Hoàng Sa của Việt Nam Cộng Hoà. Anh em chúng tôi họp lại và biểu quyết một cuộc biểu tình chống Trung Quốc xâm lăng vào cuối tháng 1/1974."
Giới trẻ Việt Nam dẫm đạp lên nhau đi đón ca sỹ Hàn Quốc
Hưởng ứng phong trào biểu tình đòi tự do, dân chủ ở Hồng Kông, “”nam thanh nữ tú” thành phố Hồ Chí Minh xuống đường biểu tình?
Nghiệp Đoàn Sinh Viên Việt Nam
Đính chính nhầm, thực ra là họ đang đón nam ngôi sao Hàn Quốc mặt không tỳ vết Ji Chang Wood.
Mặc cho bị cảnh sát cơ động, an ninh chìm nổi các kiểu trấn áp, xịt hơi cay nhưng các thanh niên này vẫn kiên cường, bất khuất quyết không lùi bước.
Pa Su Na, một cựu sinh viên y dược, nay làm trong bệnh viện Chợ Rẫy bình luận, những thanh niên này phần nhiều do giáo dục mà ra.

Chu Hảo: Lửa Thử Vàng
(Bình luận bài “Trung Quốc là kẻ thù hay là bạn của ta?” của Nguyễn Trung)
Thứ Ba, 10 tháng 9, 2019
Tôi ngưỡng mộ tác giả Nguyễn Trung vì sự kiên trì không biết mệt viết những Kiến nghị thống thiết gửi lãnh đạo đảng cầm quyền, mà theo ông là lực lượng duy nhất hiện nay có thể xoay chuyển được tình thế, nếu (???) “vượt qua được chính mình”. Bài viết này của ông cũng theo mạch đó: rất tâm huyết, rất logic, rất cặn kẽ… Giá như không phải đặt ba dấu chấm hỏi sau chữ “nếu” trên đây thì phúc đức cho Dân tộc biết mấy! 
Trúc Giang - Bà Đặng Thị Hoàng Yến kiện chính phủ Việt Nam hay kiện cựu thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng?
11 tháng 9
 (VNTB) - Dẫn nguồn tin từ Văn phòng Luật sư “Law Offices of Charles H. Camp, P.C.”, Hãng truyền thông PR Newswire đưa tin khá sốc về việc cựu thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng bị kiện qua bài báo có tựa “American Economist Launches Over $2.5 Billion Arbitration Against Former Vietnamese Prime Minister Nguyen Tan Dung” [https://www.prnewswire.com/news-releases/american-economist-launches-over-2-5-billion-arbitration-against-former-vietnamese-prime-minister-nguyen-tan-dung-300913524.html]
PR Newswire có văn phòng đại diện tại Việt Nam, đặt ở lầu 8, Le Meridien Building, số 3 C Tôn Đức Thắng, quận 1, TP.HCM.
Một bài viết có nội dung tương tự trên trang chuyên môn của giới trọng tài quốc tế, rút tít khá mạnh mẽ kèm hình bìa bản tin là khuôn mặt ông Nguyễn Tấn Dũng: “Vietnam’s ex-prime minister hit with claim over power project” – dịch thoáng sang tiếng Việt là “Thủ tướng Việt Nam bị đánh vì dự án điện” [https://globalarbitrationreview.com/article/1197236/vietnam%E2%80%99s-ex-prime-minister-hit-with-claim-over-power-project]
Vì sao không kiện chính phủ Việt Nam?
Xét từ góc độ pháp lý, đây là một vụ kiện lý thú vì nó đặt ra nhiều vấn đề pháp lý mới mẻ, mà chỉ đọc được tài liệu vụ kiện mới có thể phân tích thấu đáo các cơ sở khởi kiện mà luật sư nguyên đơn đã sử dụng để khởi động một vụ kiện vô tiền khoáng hậu như vậy liên quan đến Việt Nam.
Điểm tin báo ngày Thứ tư 11 tháng 9 nám 2019


Mạnh Kim - CHIẾN THUẬT TRUYỀN THÔNG “BE WATER”

Thesaigonpost tháng 9 11, 2019


Trung Cộng sử dụng tối đa mọi nguồn lực để thực hiện cuộc chiến dư luận dập tắt “đám cháy” Hong Kong. Tuy nhiên, dân Hong Kong vẫn áp đảo tuyệt đối trên mặt trận truyền thông bằng chiến thuật “tượng thủy nhất dạng”…

Từ Mỹ, Mông Cổ, Nigeria, Costa Rica đến Pakistan…, Trung Cộng chưa bao giờ tận dụng các kênh ngoại giao để “xử lý khủng hoảng truyền thông” như lần này. Giới ngoại giao Trung Cộng tại hơn 70 quốc gia phải gồng lên để viết bài, trả lời phỏng vấn, tổ chức họp báo và ra các tuyên bố “chính thức” về sự kiện Hong Kong. Luận điểm “nhà nước Trung Quốc” đang được giới ngoại giao nước này lan truyền với hơn 10 ngôn ngữ. Tại Pakistan, đích thân đại sứ Yao Jing viết bài cho Cơ quan thông tin ngoại giao nước này.
Dấu ấn của Trump lên chính sách đối ngoại Hoa Kỳ
Nguồn: Joseph S. Nye, “Trump’s Effect on US Foreign Policy”, Project Syndicate, 04/09/2019.
Joseph S. Nye, nguyên Trợ lý Bộ trưởng Quốc phòng và Chủ tịch Hội đồng Tình báo Quốc gia Mỹ, hiện là Giáo sư Đại học Havard. Ông là tác giả của cuốn Is the American Century Over?
Biên dịch: Phan Nguyên
10/09/2019
Hành vi của Tổng thống Mỹ Donald Trump tại cuộc họp G7 gần đây ở Biarritz đã bị chỉ trích là bất cẩn và gây rối loạn bởi nhiều nhà quan sát. Những người khác lập luận rằng báo chí và các học giả chú ý quá mức đến những trò hề cá nhân, các dòng tweet và các trò chơi chính trị của Trump. Họ lập luận, về lâu dài, các nhà sử học sẽ chỉ coi những hành động đó là những chuyện vặt. Câu hỏi lớn hơn là liệu tổng thống Trump có chứng tỏ mình là một bước ngoặt lớn trong chính sách đối ngoại của Mỹ, hay cũng chỉ là một sự thay đổi nhỏ trong lịch sử mà thôi.
Điểm tin thế giới ngày Thứ tư 11 tháng 9 năm 2019
Võ Thái Hà tóm lược
Bi quan về triển vọng dân chủ? Hãy đọc lại lịch sử.
Lịch sử dạy chúng ta rằng dân chủ được xây dựng từ hết những thất bại này đến thất bại khác.
11/09/2019
Phạm Minh Trung
Lời toà soạn:
Thể chế dân chủ tự do dường như đang đứng trước viễn cảnh vô cùng bi quan. Các nền dân chủ “của tương lai” đang có xu hướng ngả sang thể chế độc tài. Trong khi đó, các nền dân chủ lâu đời ở phương Tây đang bị phong trào dân tuý lấn át.
Giáo sư Sheri Berman thuộc Đại học Barnard (New York, Mỹ) không nghĩ vậy. Ông cho rằng những người đang bi quan về tương lai của nền dân chủ nên nhìn lại lịch sử châu Âu và thế giới.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét