Thứ Hai, 9 tháng 9, 2019

Bản tin ngày Thứ hai 9 tháng 9 năm 2019


Lê Công Định - Nợ Quốc Gia và vấn đề kế thừa
08/09/2019
LS Đặng Đình Mạnh
LS Lê Công Định
Theo FB Lê Công Định
Nợ quốc gia (national debt) là số tiền mà một quốc gia nợ những người cho vay (chủ nợ/trái chủ). Chủ nợ có thể là thể nhân hoặc pháp nhân ở trong hoặc ngoài nước.
Vay nợ quốc gia luôn luôn được các chính phủ viện đến như một trong các giải pháp tài trợ đầu tư xây dựng các dự án quan trọng trong chương trình phát triển kinh tế quốc gia. Vay nợ quốc gia không phải chỉ là giải pháp dành cho các quốc gia nghèo, trái lại các quốc gia giàu có và phát triển càng vay nợ nhiều nhất. Hoa Kỳ là một trong các quốc gia như vậy.
Chiến Trường Tiếp Theo Trong Chiến Tranh Thương Mại Của Trump: Việt Nam
Tạp chí The Diplomat,
Tháng Chín 2019 
(The Next Battleground in Trump’s Trade War: Vietnam)
Alexander Hitch
Người dịch: Một thân hữu của viet-studies
Trong khi các căng thẳng thương mại đang leo thang giữa Mỹ và Trung Quốc đã thu hút sự chú ý, một tay chơi mới nổi trong thương mại toàn cầu đã âm thầm gặt hái những lợi ích, trở thành một lựa chọn thay thế cho các công ty đang tìm cách đa dạng hóa chuỗi cung ứng của mình và đề phòng tác động của bất ổn chính trị đang tăng lên.
David Hutt - Tại sao Trung Quốc chọn gây chiến với Việt Nam?

Thanh Hà
9.9.19


Các nhà phân tích cho rằng, Trung Quốc chọn VN để khơi chiến trước khi đụng độ lớn hơn với Hoa Kỳ ở Biển Đông

Nếu những căng thẳng âm ỉ  bùng nổ trở thành cuộc xung đột toàn diện ở Biển Đông, những phát súng đầu tiên bắn ra có vẻ sẽ là giữa Trung Quốc và Việt Nam.
Phạm Chí Dũng - ‘Tổng Tịch’ Nguyễn Phú Trọng sẽ thăm Mỹ và ‘khoan dầu nuôi đảng?’
Người Việt 9/9/2019
Đã bắt đầu manh nha vài tin tức vụn vặt về chuyến đi Mỹ của “Tổng Tịch” Nguyễn Phú Trọng, có thể diễn ra vào Tháng Mười 2019, tức trễ khoảng 4 – 5 tháng so với lịch dự định ban đầu cho chuyến đi này vào đầu năm 2019, một chủ đề chẳng có gì đặc biệt trong con mắt của giới quan sát chính trị và báo chí phương Tây.
Giáo Sư Carl Thayer, một chuyên gia theo dõi chặt chẽ về những biến động chính trị ở Việt Nam và mối quan hệ của Việt Nam với các nước, cho biết đã có một đợt vận động hành lang của Bộ Ngoại Giao Việt Nam để Nguyễn Phú Trọng được Donald Trump tiếp.
Tin tức này là có cơ sở bởi vào Tháng Năm, 2019, Ngoại Trưởng Việt Nam Phạm Bình Minh đã có một chuyến đi Mỹ khá đặc biệt, không chỉ gặp gỡ giới ngoại giao mà còn cả với giới quốc phòng của Hoa Kỳ. Đó là một chuyến đi được giới quan sát cho là tiền trạm cho Nguyễn Phú Trọng và cũng khiến Phạm Bình Minh như được “hồi sinh,” kể từ lần bị thất sủng thấy rõ tại Hội Nghị Trung Ương 6 vào Tháng Mười, 2017.
VƯỢT QUA THAY ĐỔI KHÍ HẬU Ở ĐÔNG NAM Á BẰNG KỸ THUẬT CỔ ĐIỂN VÀ HIỆN ĐẠI

(Surviving Climate Change in Southeast Asia  Will Require New and Ancient Technologies)

Jennifer Rigby – Bình Yên Đông lược dịch

Newsweek – June 28, 2016


Keo Yeun gật đầu với 2 thanh sắt rồi với vũng nước đục ngầu gần đó.  Vừa nhún vai vừa nói: “Nó không phải là phép thần thông.  Tôi đang làm thí nghiệm về nước để sống còn.”

Keo sống trong một làng nhỏ ở gần khu đền Angkor Wat cổ kính của Cambodia, và cái ông đang làm cũng không kém phần tôn kính: tìm mạch nước hay tiên đoán về nước để giúp gia đình ông vượt qua đợt hạn hán khốc liệt nhất trong nhiều thập niên ở Đông Nam Á (ĐNA).

Điểm tin báo ngày Thứ hai 9 tháng 9 năm 2019


Bùi Phạm Thành - Cảm Nghĩ Về Bài Diễn Văn Của Bộ Trưởng Quốc Phòng Esper Tại London
Đặc San Lâm Viên
September 07, 2019
Hôm thứ Sáu, ngày 6 tháng 9 năm 2019, trong một buổi nói chuyện tại Viện Dịch Vụ Hoàng Gia, Phòng Thủ và An Ninh ở London trước một số khán thính giả đều là các chuyên viên quốc phòng và nhân viên cao cấp của các quốc gia châu Âu, ông Esper đã đọc một bài diễn văn quan trọng về chính sách của Hoa Kỳ. Đây là bài diễn văn đầu tiên của ông Esper sau khi đảm nhận chức vụ Bộ Trưởng Quốc Phòng Hoa Kỳ. Trong bài diễn văn này ông Esper đã lên tiếng cảnh cáo châu Âu về sự  bành trướng của Trung Cộng (TC) trên thế giới bằng chi phí của các quốc gia khác.
Điểm tin thế giới ngày Thứ hai 9 tháng 9 năm 2019
Võ Thái Hà tóm lược
Vì sao người Hong Kong không muốn, cũng không thể dừng lại?
Lựa chọn “ngu” nhất, với người Hong Kong, lại là lựa chọn duy nhất.
09/09/2019
Y Chan
… Chỉ có dân chủ mới có tự do đúng nghĩa.
Cùng một chân lý, nhưng oái oăm thay ngày nay người dân Hong Kong, Đài Loan, Trung Quốc, Việt Nam … lại bị chính quyền cộng sản, những “chuyên gia đấu tranh” xưa kia, không từ bất kỳ thủ đoạn nào thẳng tay đàn áp.
Có người sẽ bảo đây là sự so sánh ngớ ngẩn và khập khiễng.
Ngày trước là chống lại ngoại bang xâm lược, ngày nay làm gì có ngoại bang nào mà đòi chống với phá?
Họ cố tình không hiểu một chân lý giản dị.
Những kẻ áp bức, cho dù mang màu da gì, sắc tộc nào, hình hài ra sao, cũng đều là phường áp bức.

Võ Ngọc Ánh - COC: LIỆU ASEAN CÓ BỊ ‘TRÓI’ VÀO QUY TẮC ‘MADE IN CHINA’?

Thesaigonpost tháng

9 09, 2019


Các nước ASEAN và Trung Quốc đang đàm phán Bộ Quy tắc Ứng xử trên biển Đông (COC). Trước sức ép, cùng sự chi phối của Trung Quốc liệu các nước ASEAN có phải chấp nhận một COC ‘Made in China?

Trung Quốc đã tạo ra một khối ASEAN chia rẽ trong việc tranh chấp trên biển Đông.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét