Ngày Thứ hai 06 tháng 6 năm 2022
Ngoại trưởng Mỹ lên án chính quyền Việt Nam sách nhiễu tín đồ tôn giáo thuộc nhóm chưa đăng ký
03/6/2022
Ngoại trưởng Hoa Kỳ Antony Blinken phát biểu công bố phúc trình tự do tôn giáo năm 2021, ngày 2/6/2022.
Phát biểu khi công bố báo cáo tự do tôn giáo 2021 hôm 2/6/2022, Ngoại trưởng Hoa Kỳ Antony Blinken nói rằng chính quyền Việt Nam sách nhiễu các tín đồ thuộc các nhóm tôn giáo độc lập.
Hôm 2/6, Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ công bố phúc trình về tình hình tự do tôn giáo Việt Nam 2021 trong đó ghi nhận sự sách nhiễu liên tục của chính quyền đối với các nhóm tôn giáo độc lập và các nhóm không được nhà nước công nhận.
Ngoại trưởng Hoa Kỳ Antony Blinken phát biểu với sự hiện diện của Đại sứ Lưu động về Tự do Tôn giáo Quốc tế Rashad Hussain.
“Ở Việt Nam, chính quyền sách nhiễu các thành viên của các cộng đồng tôn giáo chưa đăng ký”.
Báo cáo viết về Việt Nam có đoạn: “Trong suốt năm qua, chính quyền Việt Nam không công nhận bất kỳ tổ chức tôn giáo mới nào.”
“Một số thành viên của một số nhóm tôn giáo tiếp tục báo cáo rằng một số chính quyền địa phương và chính quyền tỉnh đã sử dụng việc không tuân thủ các thủ tục đăng ký bắt buộc để trì hoãn, gây khó khăn và đàn áp các hoạt động tôn giáo của các nhóm chống lại sự quản lý chặt chẽ của chính quyền đối với vai trò lãnh đạo của các chức sắc, giảng dạy giáo lý, và các hoạt động khác”, báo cáo viết.
Ngoại trưởng Hoa Kỳ Antony Blinken và Đại sứ Lưu động về Tự do Tôn giáo Quốc tế Rashad Hussain.
Báo cáo cũng ghi nhận việc chính quyền đã “điều động” các thành viên thuộc các nhóm tôn giáo được công nhận gây ra các vụ hỗn chiến nhằm trấn áp hoạt động của các nhóm chưa đăng ký.
Báo cáo của Bộ Ngoại giao Mỹ nhắc đến vụ chính quyền ở Tuyên Quang bắt giam 56 tín đồ đạo Dương Văn Mình vào tháng 12/2021 khi các tín đồ tụ tập cho tang lễ của nhà sáng lập đạo này mà lý do chính quyền đưa ra là họ đã “tụ tập đông người”, “vi phạm an toàn phòng chống dịch bệnh COVID-19”.
Báo cáo cũng đề cập vụ 21 tín hữu Tin lành ở Đăk Lăk bị câu lưu từ ngày 16-18/7 hay 3 chức sắc Cao Đài độc lập ở Tiền Giang bị câu lưu và thẩm vấn hàng giờ vào tháng 9 vì các hoạt động tôn giáo của họ.
Chính quyền Việt Nam chưa lên tiếng về báo cáo mới này của phía Hoa Kỳ.
Trước đó, Hà Nội nói rằng các báo cáo của Hoa Kỳ “đưa ra một số nhận định thiếu khách quan dựa trên những thông tin không chính xác về tình hình thực tế tại Việt Nam”.
Bộ trưởng Quốc phòng Ấn Độ sắp thăm Việt Nam
RFA
06-6-2022
Ảnh minh họa: Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc bắt tay Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi tại New Delhi, Ấn Độ hôm 24/1/2018
Reuters
Bộ trưởng Quốc phòng Ấn Độ Raksha Mantri Shri Rajnath Singh sẽ đến thăm Việt Nam trong ba ngày từ ngày 8-10/6 tới đây.
Bộ Quốc phòng Ấn Độ cho biết như vừa nêu trong bản tin dược FBIS loan đi ngày 6/6.
Ngoài những cuộc làm việc với người đồng cấp Việt Nam Phan Văn Giang và những cuộc gặp với chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc, thủ tướng Phạm Minh Chính, Bộ trưởng Quốc phòng Ấn Độ sẽ chủ trì lễ bàn giao 12 tàu tuần tiễu tốc độ cao được đóng theo chương trình gói tín dụng 100 triệu đô la của chính phủ New Dehli dành cho Hà NỘi.
Bộ trưởng Quốc phòng Ấn độ cũng sẽ đến thăm một số cơ sở huấn luyện tại Nha Trang, trong đó có Đại học Viễn Thông nơi có Công viên Phần mềm Quân đội được thành lập với nguồn tài trợ 5 triệu đô của chính phủ Ấn Độ.
Hà Nội và New Dehli thiết lập mối quan hệ chiến lược toàn diện từ năm 2016 và hợp tác quốc phòng giữa hai phía được cho là trụ cột chính. Chuyến thăm của Bộ trưởng Quốc phòng Raksha Mantri diễn ra nhân dịp hai nước kỷ niệm 50 năm thiết lập quan hệ ngoại giao và 75 năm Ấn Độ giành được độc lập.
Bộ Chính trị đảng cộng sản VN triệu tập hội nghị trung ương bất thường
RFA
06-6-2022
Ảnh minh họa: quang cảnh một hội nghị Ban Chấp hành Trung ương đảng cộng sản Việt Nam
AFP
Một hội nghị bất thường của Ban chấp hànhTrung ương đảng cộng sản Việt Nam được Bộ Chính trị triệu tập vào chiều ngày 6/6.
Tin từ truyền thông Nhà nước dẫn lời của Phó Chủ tịch Quốc hội Trần Quang Phương về hoạt động được nói ‘bất thường’ như vừa nêu.
Biện pháp triệu tập hội nghị trung ương bất thường được thực hiện một khi Bộ Chính trị thấy cần thiết hay khi có trên một nửa số ủy viên Ban Chấp hành Trung ương đưa ra đề nghị.
Trước kỳ họp Quốc hội thứ ba, khóa XV đang diễn ra, Ban Chấp hành Trung ương đảng cộng sản Việt Nam tiến hành hội nghị lần thứ năm từ ngày 4-10/5.
Vào ngày 4/6 vừa qua, Bộ Chính trị đảng cộng sản VN dưới sự chủ trì của ông Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng tiến hành họp và có đề nghị Ban chấp hành Trung ương kỷ luật hai ông Chu Ngọc Anh- đương kim chủ tịch Hà Nội, nguyên Bộ trưởng Bộ Khoa học- Công nghệ, và ông Nguyễn Thanh Long- đương kim Bộ trưởng Y tế.
Lý do vì hai ông này đã suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống; vi phạm Quy định của Đảng và pháp luật của Nhà nước; vi phạm Quy định về những điều đảng viên không được làm, Quy định trách nhiệm nêu gương; gây hậu quả rất nghiêm trọng, làm thất thoát, lãng phí lớn ngân sách nhà nước; ảnh hưởng đến công tác phòng, chống dịch Covid-19; gây bức xúc trong xã hội; ảnh hưởng xấu đến uy tín của tổ chức đảng, Bộ Khoa học và Công nghệ, Bộ Y tế.
Đại án Việt Á: Trung ương Đảng khai trừ Chu Ngọc Anh, Nguyễn Thanh Long
Chụp lại hình ảnh,
Hai ông Chu Ngọc Anh và Nguyễn Thanh Long
Cuộc họp bất thường của Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam chiều 6/6 dẫn tới quyết định khai trừ Đảng đối với ông Chu Ngọc Anh và Nguyễn Thanh Long, do hai cá nhân này có các vi phạm "rất nghiêm trọng".
Hai ủy viên trung ương Chu Ngọc Anh, Nguyễn Thanh Long bị cho có sai phạm liên quan tới việc nghiên cứu, chuyển giao, cấp phép, hiệp thương giá và mua sắm kit xét nghiệm Covid-19 của Công ty CP công nghệ Việt Á.
Thông cáo chiều 6/6 nói: "Sau khi xem xét đề nghị của Bộ Chính trị, căn cứ nội dung, tính chất, mức độ hậu quả, nguyên nhân vi phạm; theo quy định của Đảng về kỷ luật đảng viên vi phạm, Ban Chấp hành Trung ương Đảng quyết định thi hành Khai trừ ra khỏi Đảng đồng chí Chu Ngọc Anh và đồng chí Nguyễn Thanh Long."
"Yêu cầu các cơ quan chức năng khẩn trương xem xét, xử lý kỷ luật về hành chính theo đúng quy định đối với cá nhân đã bị kỷ luật đảng."
Họp bất thường
Bộ Chính trị Đảng Cộng sản Việt Nam đã triệu tập hội nghị trung ương bất thường vào chiều ngày 6/6 để thông qua biện pháp kỷ luật đảng với hai ông Chu Ngọc Anh và Nguyễn Thanh Long.
Phần lớn các ủy viên trung ương đảng đều là đại biểu Quốc hội, và hiện đang họp Quốc hội ngay tại Hà Nội.
Riêng ông Nguyễn Thanh Long còn là đại biểu Quốc hội nên về thủ tục, các bước xem xét tư cách đại biểu Quốc hội đối với ông Long cũng sẽ được tiến hành ngay sau đó.
'Lại quả 800 tỉ đồng'
Thông tin mà Bộ Công an Việt Nam cho báo chí nhà nước biết tới nay, nói rằng công ty Việt Á đã chi "hoa hồng" cho các "đối tác" với số tiền lên tới gần 800 tỉ đồng.
Sau khi được Bộ Y tế cấp phép đăng ký lưu hành, ông Phan Quốc Việt (tổng giám đốc Công ty Việt Á) bị cho là đã thông đồng với lãnh đạo các đơn vị y tế để hợp thức hồ sơ chỉ định thầu, nâng khống giá kit xét nghiệm.
Công ty này đã cung ứng kit xét nghiệm cho CDC và các cơ sở y tế khác của 62 tỉnh, thành phố ở Việt Nam, với doanh thu khoảng gần 4.000 tỉ đồng.
Trước đó, Bộ Chính trị do Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đứng đầu, hôm 4/6, kết luận hai ủy viên trung ương Chu Ngọc Anh và Nguyễn Thanh Long đã "suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống".
Bộ Chính trị Đảng Cộng sản Việt Nam đề nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng xem xét, thi hành kỷ luật hai ông Chu Ngọc Anh và Nguyễn Thanh Long.
BBC được biết quy định kỷ luật đảng cộng sản mới nhất là Quy định 22-QĐ/TW ngày 28/7/2021 về công tác kiểm tra, giám sát và kỷ luật của Đảng (thay thế Quy định 30-QĐ/TW ngày 26/7/2016).
Theo đó, Ban Bí thư, Bộ Chính trị quyết định các hình thức kỷ luật đảng viên, kể cả đảng viên là cán bộ thuộc diện Ban Bí thư, Bộ Chính trị quản lý.
Ban Bí thư, Bộ Chính trị có quyền khiển trách, cảnh cáo Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương (kể cả Ủy viên Ban Bí thư, Ủy viên Bộ Chính trị) vi phạm phẩm chất chính trị, tư tưởng, đạo đức, lối sống, sinh hoạt đảng, thực hiện nhiệm vụ đảng viên.
Nhưng, đặc biệt, nếu rơi vào trường hợp cách chức, khai trừ thì Ban Bí thư, Bộ Chính trị không được ra quyết định mà bắt buộc phải báo cáo Ban Chấp hành Trung ương xem xét, quyết định.
Theo đó, Ban Chấp hành Trung ương là cấp quyết định kỷ luật cuối cùng; quyết định các hình thức kỷ luật đảng viên, kể cả Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương, Ủy viên Bộ Chính trị, Ủy viên Ban Bí thư.
Như vậy, đề nghị của Bộ Chính trị ngày 4/6 cho thấy hai ông Chu Ngọc Anh và Nguyễn Thanh Long đã rơi vào trường hợp có thể bị cách chức, khai trừ, nên phải do Ban Chấp hành Trung ương xem xét, quyết định.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét