Thứ Hai, 4 tháng 3, 2019

Bản tin ngày Thứ hai 4 tháng 3 năm 2019


“Siêu” chùa và công nghiệp tâm linh
Ma trận dịch vụ khi đến chùa Bái Đính, không có tiền đừng mong lễ Phật
Tháng Ba 3, 2019
Phan Ba
Bài “Siêu” chùa và công nghiệp tâm linh vừa được Vietnamnet đưa lên sáng nay thì vài tiếng sau bài đã bị gỡ.
Mình xin đăng lại bài đã gửi báo qua email. Tít bài theo báo đã đưa.
Nguyễn Duy Xuân
“Siêu” chùa và công nghiệp tâm linh
Những cái nhất không hợp lòng dân
Thời gian gần đây, xứ mình “đoạt” được nhiều cái nhất thế giới, từ vật bé mọn như bánh chưng, bánh phồng tôm, tô phở, ly cà phê,… đến cái to lớn như đường sá, cáp treo, chùa chiền,..
Những điều chưa thấy
FB Mai Quốc Ấn
4-3-2019
Người Việt nặng cảm tính, ít trọng khái niệm nên các thông số môi trường khô khan ít khi lấy động được đám đông. Nhưng nếu xâu chuỗi lại các tác động của ô nhiễm thì có lẽ là một câu chuyện khác mà ở đó, không chỉ đám đông mà các chính trị gia cũng phải quan tâm và thay đổi.
Nghiên cứu mới nhất của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) chỉ ra tại Việt Nam có đến 98% dân số đang bị phơi nhiễm với nồng độ bụi PM2.5 (bụi mịn) cao hơn mức khuyến cáo của WHO. Những bệnh như tim mạch và đột quỵ là những nguyên nhân phổ biến nhất gây nên tử vong sớm có liên quan đến ô nhiễm không khí. Nó chiếm tới 80% số ca tử vong sớm liên quan đến bệnh này tại Việt Nam. Tiếp theo đó là các bệnh về phổi và ung thư phổi.
Hạn khốc liệt ở Bắc Tây Nguyên
04/03/2019
Hiện Gia Lai cũng như khu vực Tây Nguyên đang là cao điểm của mùa khô, nhiều vùng ở khu vực này sẽ còn chịu ảnh hưởng nặng nề của hạn hán, kéo theo nhiều diện tích cây trồng thiếu nước tưới, khô hạn.
Kiểm tra thực tế tại hồ Kanak thuộc công trình Thủy điện An Khê - Kanak, Tổng cục trưởng Tổng cục Thủy lợi Nguyễn Văn Tỉnh nhấn mạnh: Với hồ thủy điện Kanak, từ 1/3 - 20/3, lượng nước còn nhiều, ban ngày xả 6 m3/s, ban đêm 4 m3/s; từ 21/3 - 30/4, lượng nước ít, cần phải giảm lượng xả xuống còn 4m3/s. Tuy nhiên, tùy tình hình cụ thể, cần điều chỉnh lượng nước xả, thậm chí có thể giảm lượng nước xả hơn nữa.
ĐBSCL chỉ còn tồn tại 80 năm?
Hiện tượng sụt lún mặt đất, mất phù sa, nước biển dâng... sẽ khiến gần như toàn bộ ĐBSCL chìm dưới mặt nước biển vào năm 2100, nghiên cứu của Đại học Utrecht (Hà Lan) mới đây dự báo.
Biển tiến 1, đất chìm 10


Trong dịp Tết Nguyên đán vừa qua, ngoài những câu thăm hỏi, chúc tụng nhau như lệ thường thì “nước và ngập” gần như là chủ đề chính của nhiều buổi gặp mặt của các cư dân ở TT.Mỹ Xuyên (H.Mỹ Xuyên, Sóc Trăng) nằm ở phía nam TP.Sóc Trăng, cách Biển Đông khoảng hơn 30 km. Lý do là vào mùa triều cường trước đó, cứ mỗi tháng 2 lần cả thị trấn này “chìm” trong nước.
Sài Gòn: Miền Đất Hứa
Monday, March 04, 2019

Trần Nhật Kim


Trong lịch sử cận đại, Việt Nam có hai biến cố quan trọng:  Cuộc di cư của hàng triệu người từ Bắc vào Nam năm 1954 và cuộc xâm chiếm miền Nam của CS miền Bắc ngày 30-4-1975, khiến hàng triệu người miền Nam vượt thoát tìm tự do.  Một thảm cảnh kéo dài nhiều thập niên.

Cả hai biến cố đều kết thúc bằng một Hiệp Định dưới danh nghĩa “Đình chiến đem lại hoà bình”, nhưng thực tế, đã khởi đầu một cuộc chiến mới thảm khốc hơn, mà hậu quả mang lại chết chóc và chia rẽ trầm trọng cho một dân tộc.

Điểm tin báo ngày Thứ hai 4 tháng 3 năm 2019


Mỹ bật đèn xanh Việt Nam ‘khởi động dự án khí Cá Voi Xanh trong năm 2019’

Thanh Hà
4.3.19


Chẳng hề ngẫu nhiên bởi ngay sau khi kết thúc cuộc gặp thượng đỉnh Mỹ - Triều ở Hà Nội vào cuối tháng 2 năm 2019, đặc biệt ngay sau khi kết thúc cuộc gặp Trump - Trọng dù chỉ được thông báo là chào hỏi xã giao, báo chí Việt Nam ồn ào đưa tin ‘khởi động dự án khí Cá Voi Xanh trong năm 2019’.

Xung đột cơ cấu dẫn đến va chạm thương mại Trung-Mỹ
Thanh Bình
04/03/19
(GDVN) - Căn nguyên thực sự thúc đẩy sự va chạm về kinh tế giữa Mỹ và Trung Quốc vẫn là xung đột cơ cấu sau khi kinh tế hai nước phát triển đến mức độ nhất định.
Cho dù có nhiều yếu tố bị tác động bởi chính trị nhưng căn nguyên thực sự thúc đẩy sự va chạm về kinh tế giữa Mỹ và Trung Quốc thời gian qua vẫn là xung đột cơ cấu sau khi kinh tế hai nước phát triển đến mức độ nhất định.

WSJ "tiết lộ" chi tiết thỏa thuận thương mại Mỹ-Trung sắp tới
04/03/2019
Mỹ và Trung Quốc đã chuyển sang giai đoạn tham vấn thương mại cuối cùng. Việc Bắc Kinh giảm một số loại thuế đối với các sản phẩm của Mỹ để đổi lấy khả năng dỡ bỏ hầu hết các lệnh trừng phạt do Washington áp dụng hồi năm ngoái là một trong số những điều khoản của giao dịch được tiết lộ.
Triều Tiên cảnh báo khủng hoảng lương thực, cắt giảm khẩu phần

Thanh Hà
4.3.19


Triều Tiên đã cảnh báo rằng họ đang phải đối mặt với sự thiếu hụt lương thực khoảng 1,4 triệu tấn trong năm 2019 và đã buộc phải giảm một nửa khẩu phần, trong đó nguyên nhân được cho là do nhiệt độ cao, hạn hán, lũ lụt và lệnh trừng phạt của Liên Hợp Quốc.

Tham vọng toàn cầu tiếp lửa cho Chiến lược điện hạt nhân của Trung Quốc

Biên dịch: Nguyễn Thị Yên Ninh – Ban Hợp tác quốc tế, Viện NLNTVN

02/03/2019


... Chỉ trong khoảng thời gian từ năm 2013 đến 2016, Trung Quốc đã tăng gần như gấp đôi sản lượng điện hạt nhân của mình. Nước này đã vượt qua Nhật Bản để trở thành quốc gia sản xuất điện hạt nhân lớn thứ tư thế giới, với tổng công suất lắp đặt là 42,9 gigawatt điện (Gwe) vào năm 2018. Điện hạt nhân Trung Quốc đang có kế hoạch tăng trưởng lên tới 281,8 Gwe vào năm 2030. Tỷ lệ điện hạt nhân do vậy sẽ tăng từ 2% lên 20% trong cơ cấu năng lượng của Trung Quốc.

Hiện Trung Quốc đang mở rộng 45 lò phản ứng hiện có, đang xây dựng thêm 43 lò và dự kiến năm 2020 sẽ bắt đầu xây dựng 92 lò nữa. Trung Quốc có kế hoạch đạt tổng cộng 56 lò phản ứng đang hoạt động vào năm 2020, trở thành quốc gia hạt nhân lớn thứ hai trên thế giới.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét