Thứ Năm, 14 tháng 3, 2019

Bản tin ngày Thứ năm 14 tháng 3 năm 2019


Tưởng Năng Tiến – Nổ


Thế sự xác rồi còn đốt pháo 
Tú Xương

Nhà văn Bá Dương có cái tật xấu là hay viết những điều không tốt lành gì mấy về đồng bào mình: “Nói đến ồn ào, cái mồm người Trung Quốc thì to không ai bì kịp.”
Nhận định tiêu cực này được rất nhiều người, nhất là người Việt, nhiệt liệt tán đồng. Tác phẩm Người Trung Quốc Xấu Xí của ông được dịch giả Nguyễn Hồi Thủ chuyển sang Việt ngữ, và bán chạy như tôm tươi.
Trong số độc giả ái mộ Bá Dương, tôi đoán, chắc phải có nhà báo Ngô Nhân Dụng– tác giả của đoạn văn sau: 

Từ Thức: Suy nghĩ vớ vẩn về NƯỚC MẮM
1 . Nước mắm, trong bối cảnh một xã hội băng hoại, một quốc gia không biết còn mất lúc nào, chỉ là một chi tiết, một chuyện vặt. Nhưng nếu coi đó là một vấn đề văn hóa, bởi vì ẩm thực là một khía cạnh của văn hóa, đó là một chuyện quan trọng. Nhất là khi nó liên hệ tới sức khoẻ, tới mạng sống của cả một dân tộc. 
Phạm Trần Nguy to không nhỏ
Thanh Hà
14-3-2019
Ban Tuyên giáo, cơ quan tuyên truyền bảo vệ Đảng và Bộ Chính trị đã nhìn nhận Đảng nguy to trước “quốc nạn” “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” nhưng lại đội mũ “đồng lõa” với các “thế lực thù địch” lên đầu cán bộ, đảng viên hết còn muốn đảng.
Nguyễn Văn Tuấn -Nước mắm: một chút khoa học

March 12, 2019


Một số nghiên cứu khoa học cho thấy nước mắm Việt Nam (dĩ nhiên, tôi chỉ nói nước mắm làm theo qui trình chế biến truyền thống) có các dưỡng chất cao nhất so với các mẫu nước mắm trong vùng Đông Nam Á. Nước mắm còn rất có lợi cho sức khoẻ, mà rất ít người biết đến hay quan tâm tới. Chúng ta cần bảo về ngành nghề truyền thống này.

 Lưu Dân: Chiều cao cô giáo
Bàn về đề xuất điều kiện chiều cao tối thiểu để được xét tuyển vào ngành sư phạm năm 2019 ở Việt Nam, theo đó, nam phải cao từ 1,55m trở lên và nữ cao từ 1,5m trở lên. Nhà giáo là ai, kỹ sư tâm hồn? hay là người mẫu thể hình?
Mới đây, “Nhà nước ta” – qua thông báo của trường Đại học Sư phạm Tp. Hồ chí Minh – có quy định về điều kiện chiều cao tối thiểu để được xét tuyển vào ngành sư phạm năm 2019, theo đó, nam phải cao từ 1,55m trở lên và nữ từ 1,5m trở lên [1].
Nguyễn Văn Tuấn - “Heightism” ở Việt Nam?

March 6, 2019


Heightism (có khi còn gọi là “height discrimination”) là kì thị dựa vào chiều cao của một cá nhân. Qui định về chiều cao (nữ cao hơn 150 cm và nam phải hơn 155 cm) để được học ngành sư phạm có thể xem là một heightism, và qui định này ảnh hưởng đến ít nhất là 13% nữ và ~2% nam. Dù qui định này đã rút lại, nhưng ý tưởng đó mang tính kì thị không thể và không bao giờ có thể chấp nhận được trong thế giới văn minh.

Lúa Gạo,  Mía Đường:  khó khăn dồn dập
Thúc đẩy tiêu thụ lúa gạo - Bài cuối: Có chiến lược dài hơi 
Mía đường ĐBSCL: Khó khăn dồn dập
Thứ Năm, 14/03/2019
Phỏng vấn GS Võ Tòng Xuân
Các ngành chức năng cần có một chiến lược dài hơi cho ngành lúa gạo và ở đó, những yếu kém của tư duy sản xuất cũ đã tồn tại hàng chục năm qua phải được nhìn nhận thẳng thắn. Đồng thời, các giải pháp để xây dựng chuỗi giá trị lúa gạo bền vững cũng phải được làm thật.
Điều tra vụ PVN 'mất trắng' hàng ngàn tỉ đồng tại Venezuela

Thanh Hà
14.3.19


C03 vừa có văn bản gửi PVN cho biết đang xác minh một số dấu hiệu vi phạm pháp luật trong việc thực hiện dự án đầu tư liên doanh phát triển khai thác và nâng cấp dầu khí lô Junin 2 tại Venezuela.

Chiến thuật bịt miệng dư luận của các nhà độc tài trong tình hình mới

Thanh Hà
14.3.19 


Tại sao các thể chế độc tài gần đây điên đầu với các mạng xã hội lưu hành trên Internet? Đó là vì những biện pháp kiểm duyệt từng hiệu quả trong một khoảng thời gian dài trước đây đã không còn hiệu nghiệm, khi trình độ người dùng thông thường ngày càng được nâng cao. Đến nỗi, gần đây hai quốc gia độc tài là Việt Nam và Nga phải ban hành các bộ luật Internet, tương tự là tình hình ở Trung Quốc.

Điểm tin báo ngày Thứ năm 14 tháng 3 năm 2019


Ngô Nhân Dụng - Gian lận thi cử kiểu Mỹ
14/03/2019
Ở nước Mỹ, tốt nghiệp một đại học nổi tiếng là chìa khóa tốt nhất để dễ kiếm việc làm. Hầu hết các phụ huynh người Việt đều lo cho con cái mình được vào trường lớn. Một vụ xì căng đan mới nổ có thể khiến nhiều người thấy chán, nhưng chắc không ai bỏ không thúc đẩy con cháu cứ cố gắng một cách lương thiện!
Các tài tử nổi tiếng Felicity Huffman và Lori Loughlin được nêu danh trong số các người giàu có đã bỏ tiền ra cho con mình được nhập học, nhờ gian lận. Theo FBI điều tra, họ đã chi tổng cộng $6.5 triệu! Những người này sẽ phải hầu tòa cùng nhiều viên chức đại học trong vụ tai tiếng chưa từng thấy trong nền giáo dục ở đại học Mỹ.
Karl Marx và Tây Đức thời hậu chiến
Tôn Thất thông
..Nói tóm lại, chúng ta có thể kết luận ngắn gọn như sau: 
Thứ nhất, Tây Đức có may mắn khi đảng Dân chủ Xã hội (SPD) chọn lựa đấu tranh nghị trường trong một thể chế dân chủ đa nguyên, cho nên tư tưởng xã hội của Karl Marx được những hậu duệ trung thành của ông đấu tranh thành công và đưa vào hệ thống luật pháp thời hiện đại. Chế độ xã hội hào phóng và quan hệ công nghiệp tiến bộ tại Tây Đức chắc hẳn không có sức thu hút như ngày hôm nay, nếu không có sự tham gia tích cực của phong trào dân chủ xã hội và công đoàn, những người mà đa số đều là môn đệ hoặc cảm tình viên của Karl Marx. Tư tưởng xã hội của Marx rõ ràng có ảnh hưởng lên chính sách của Tây Đức thời hậu chiến, cho dù các chính sách đó được phác thảo chủ yếu bởi những người theo xu hướng bảo thủ thuộc Liên minh Cơ Đốc (CDU/CSU).
Thứ hai, cũng là may mắn tình cờ cho Tây Đức khi đảng Dân chủ Xã hội (SPD) liên tục thất cử, không nắm được chính quyền suốt 20 năm kể từ 1949, cho nên lý thuyết kinh tế của Marx không có điều kiện được đem ra thử nghiệm trong thời hậu chiến, mà thay vào đó là chính sách kinh tế thị trường mang tính xã hội của Liên minh Cơ Đốc làm cho kinh tế Tây Đức phát triển mạnh. Đến đầu thập niên 1960 thì mô hình Kinh tế Thị trường Xã hội được chấp nhận rộng rãi trong dân chúng kể cả giới dân chủ xã hội. Đường lối kinh tế theo học thuyết Marx không còn đóng vai trò nào nữa tại Tây Đức kể từ cuối thập niên 1950. Giả dụ đảng Dân chủ Xã hội (SPD) nắm quyền và áp dụng những sáng kiến của Karl Marx vào chính sách kinh tế, thì có lẽ Tây Đức không được phát triển mạnh mẽ như chúng ta thấy hôm nay, mà có thể đã trở thành phiên bản thứ hai của Đông Đức.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét