Thứ Sáu, 10 tháng 6, 2022

Tin tức thế giới ngày Thứ sáu 10 tháng 6 năm 2022

Võ Thái Hà tổng hợp

Hội nghị an ninh châu Á Shangri-La khai mạc với đối thoại Mỹ - Trung

10/6/2022

Bộ trưởng Quốc Phòng Mỹ Lloyd Austin tiếp xúc với đồng nhiệm Việt Nam Phan Văn Giang ngày 10/06/2022 bên lề Đối Thoại Shangri-La tại Singapore. REUTERS - CAROLINE CHIA 

Bộ trưởng Quốc Phòng Trung Quốc Ngụy Phượng Hòa họp với đồng cấp Mỹ Lloyd Austin ngay trong ngày đầu khai mạc hội nghị an ninh châu Á Đối Thoại Shangri-La tại Singapore hôm nay 10/06/2022. Đài Loan, Biển Đông là những hồ sơ được đôi bên thảo luận.  

Đối Thoại Shangri-La năm nay diễn ra từ ngày 10 đến 12/06/2022. Hãng tin Anh Reuters, trích dẫn lời một quan chức Hoa Kỳ cho biết cuộc tiếp xúc trực tiếp đầu tiên giữa bộ trưởng Quốc Phòng Mỹ với đồng cấp Trung Quốc dưới thời chính quyền Biden là cơ hội để đôi bên nỗ lực tránh để những căng thẳng song phương dẫn tới những « sự hiểu nhầm về quân sự ».


Bắc Kinh và Washington bất đồng trên nhiều hồ sơ, từ chiến tranh Ukraina cho đến tự do  hàng hải ở Biển Đông và nhất là vấn đề Đài Loan. Vào tháng trước, tổng thống Biden từng nêu lên khả năng Hoa Kỳ can thiệp quân sự nếu Trung Quốc thâu tóm Đài Loan bằng sức mạnh. Nhà Trắng sau đó đã nhắc lại Mỹ vẫn duy trì nguyên tắc một nước Trung Quốc và không ủng hộ Đài Bắc đòi độc lập.

Ukraina cũng là một đề tài nhạy cảm. Washington chỉ trích Bắc Kinh gián tiếp hỗ trợ Matxcơva trong bối cảnh Nga bị phương Tây trừng phạt do xâm chiếm Ukraina. Trung Quốc kêu gọi đàm phán chấm dứt chiến tranh, nhưng đã tránh lên án điện Kremlin đưa quân sang Ukraina, đồng thời chỉ trích Hoa Kỳ viện trợ vũ khí cho chính quyền Kiev.

Một sự kiện khác trong ngày là tổng thống Ukraina, Volodymyr Zelensky được mời phát biểu qua video tại Đối Thoại Shangri-La lần này. 

Ngoài đối thoại Mỹ -Trung, cũng hôm nay bộ trưởng Quốc Phòng Trung Quốc còn có một buổi làm việc với đồng cấp Hàn Quốc Lee Jong Sup. Hãng tin Yonhap lưu ý, ngoài vấn đề an ninh trên bán đảo Triều Tiên và khả năng Bình Nhưỡng lại thử vũ khí nguyên tử, cái gai trong quan hệ giữa Bắc Kinh và Seoul liên quan đến việc chính quyền mới tại Hàn Quốc muốn khởi động lại kế hoạch lắp đặt hệ thống phòng thủ THAAD của Mỹ. Đây là điều mà Trung Quốc không muốn xảy ra.

Bên cạnh đó, bộ trưởng Quốc Phòng Mỹ cũng gặp gỡ đồng nhiệm Việt Nam, tướng Phan Văn Giang.

Còn theo hãng tin Nhật Kyodo, thủ tướng Fumio Kishida, tại hội nghị an ninh châu Á lần này sẽ tập trung vào chủ đề tự do hàng hải ở Biển Đông và biển Hoa Đông. Có nhiều khả năng bộ trưởng Quốc Phòng Trung Quốc sẽ trình bày « tầm nhìn của Bắc Kinh về khu vực Ấn Độ -Thái Bình Dương »

Khoảng 40 quốc gia được mời tham dự và phát biểu trong ba ngày họp tại Shangri-La. Tuy nhiên, phát biểu của bộ trưởng Quốc Phòng Mỹ, Lloyd Austin ngày mai 11/06/2022 và của ông Ngụy Phượng Hòa vào Chủ Nhật 12/06/2022 được chú ý hơn cả.

Mỹ chấp thuận bán linh kiện cho Đài Loan bảo trì tàu chiến 

10/6/2022 

Reuters 

Chủ tịch Hội đồng Kinh doanh Mỹ-Đài Loan Rupert Hammond-Chambers

Chủ tịch Hội đồng Kinh doanh Mỹ-Đài Loan Rupert Hammond-Chambers 

Hoa Kỳ đồng ý cho bán các linh kiện có thể trị giá 120 triệu đô la, giúp Đài Loan bảo trì tàu chiến của họ. Bộ Quốc phòng Đài Loan nói việc này sẽ giúp họ đảm bảo khả năng sẵn sàng chiến đấu khi đối mặt với “các hoạt động thường xuyên” của Trung Quốc gần hòn đảo. 

Cơ quan Hợp tác An ninh Quốc phòng Hoa Kỳ cho biết đã gửi chứng nhận cần thiết để thông báo cho Quốc hội sau khi Bộ Ngoại giao chấp thuận việc mua bán này, theo yêu cầu của đại sứ quán Đài Loan trên thực tế ở Washington.

Cơ quan Hợp tác An ninh Quốc phòng Hoa Kỳ nói việc bán hàng bao gồm các phụ tùng thay thế và sửa chữa cho tàu và các hệ thống tàu, hỗ trợ kỹ thuật hậu cần.

Cơ quan này cho biết trong một tuyên bố: “Thương vụ đề nghị sẽ góp phần duy trì hạm đội tàu của bên nhận, tăng cường khả năng đối phó với các mối đe dọa hiện tại và tương lai”, đồng thời cho biết thêm rằng các linh kiện này sẽ có nguồn gốc từ “các nhà cung cấp Hải quân Hoa Kỳ đã được phê duyệt và/hoặc trong kho của Hải quân Hoa Kỳ.”

Bộ Quốc phòng Đài Loan ngày 9/6 nói thỏa thuận này dự kiến sẽ có hiệu lực trong vòng một tháng, đồng thời bày tỏ cảm kích Washington vì đã hỗ trợ Đài Loan tự vệ.

“Xét về các hoạt động thường xuyên gần đây của tàu chiến Trung Quốc trên vùng biển và không phận xung quanh chúng tôi, các linh kiện tàu mà Hoa Kỳ đồng ý bán sẽ giúp duy trì trang thiết bị và mức tiêu thụ thích hợp của tàu hải quân của chúng tôi và đáp ứng nhu cầu thực tế của nhiệm vụ sẵn sàng tác chiến,” bộ nói.

Không bên nào cho biết chi tiết về các linh kiện mà Đài Loan sẽ nhận.

Hầu hết các tàu chiến chủ lực của Đài Loan là do Hoa Kỳ sản xuất hoặc thiết kế.

Hòn đảo được quản lý dân chủ này đã phàn nàn về việc không quân Trung Quốc tiến hành liên tục các hoạt động trong vùng nhận dạng phòng không của đảo, một phần trong những gì Washington coi là nỗ lực của Bắc Kinh nhằm gây áp lực buộc Đài Bắc phải chấp nhận thuộc chủ quyền của Trung Quốc.

Hải quân Trung Quốc cũng đang tiến hành các hoạt động ngày càng thường xuyên gần Đài Loan.

Hoa Kỳ, giống như hầu hết các quốc gia, không có quan hệ chính thức với Đài Loan, nhưng Washington là nước ủng hộ lớn nhất của đảo này và có ràng buộc pháp lý trong việc cung cấp cho đảo các phương tiện để tự vệ.

Úc chọn giao thương với Indonesia và Ấn Độ thay vì Trung Quốc

https://www.epochtimesviet.com/wp-content/uploads/2022/06/Sulawesi-island-700x420-2.png– 

Bản đồ Indonesia và Úc, tân chính phủ Công Đảng Úc đã phát đi tín hiệu rằng họ mong muốn làm sâu sắc hơn mối bang giao với nước láng giềng phía Bắc. (Bản đồ Google) Tài Chính – Kinh Tế

Thủ tướng Úc Albanese cho biết, Úc phải đa dạng hóa thương mại và lợi ích kinh tế [bằng cách chuyển trọng tâm] từ Trung Quốc sang các nước như Ấn Độ và Indonesia.

Với hợp tác kinh tế là chủ đề chính trong chuyến công du ba ngày tới Indonesia, ông Albanese đã đi cùng với một phái đoàn long trọng gồm các CEO từ các công ty lớn nhất của Úc, bao gồm Commonwealth Bank, Telstra, Wesfarmers, và Fortescue.

Ông Albanese cho biết trong cuộc họp báo hôm 07/06: “Chúng tôi sẽ tiếp tục làm việc về đa dạng hóa thương mại, điều này rất quan trọng bởi vì có một giai đoạn, tỷ trọng thương mại đối với Trung Quốc đã tăng trên 45%.”

“Chúng ta cần phải đa dạng hóa những cơ hội đang chờ sẵn ngoài kia. Indonesia rõ ràng là một nhân tố rất quan trọng trong việc đó.”

Thủ tướng tiết lộ rằng ông Greg Combet, cựu Bộ trưởng Lao động dưới thời ông Kevin Rudd và bà Julia Gillard, hiện là chủ tịch của IFM Investors và Industry Super Australia, sẽ dẫn đầu một phái đoàn gồm những người đứng đầu các siêu quỹ đầu tư đến Indonesia trong những tuần tới để tìm kiếm cơ hội đầu tư.

Ông nói, “Indonesia sẽ phát triển trở thành một trong năm nền kinh tế hàng đầu thế giới trong những năm tới. Úc nhìn nhận đây là một cơ hội to lớn.”

Indonesia, mặc dù ở kế bên Úc với dân số 270 triệu người, nhưng chỉ là thị trường xuất cảng lớn thứ 13 của Úc. Năm 2020, Úc xuất cảng hàng hóa trị giá 160 tỷ USD sang Trung Quốc, so với 17 tỷ USD sang Ấn Độ và chỉ 7 tỷ USD sang Indonesia.

Ông Albanese cho biết cả Ấn Độ và Indonesia đều là những thị trường tiềm năng với nhiều cơ hội to lớn cho Úc, lưu ý rằng thứ hạng của Indonesia trong danh sách đối tác của Úc “phải cao hơn nhiều”.

Ông nói, “Theo lẽ thường quý vị biết rằng điều đó là đúng.”

Trong bối cảnh Úc bị chèn ép kinh tế trong những năm gần đây, Bắc Kinh đã áp đặt thuế quan, lệnh cấm và các hạn chế khác đối với khoảng 20 tỷ USD hàng hóa của Úc bao gồm than đá, rượu vang, thịt bò, lúa mạch, và tôm hùm.

Trong cuộc họp báo, ông Albanese nói rằng chính phủ Trung Quốc phải dỡ bỏ các biện pháp trừng phạt không công bằng đối với hàng xuất cảng của Úc.

“Tôi đã nói rằng các lệnh trừng phạt do Trung Quốc áp đặt là không công bằng và cần được gỡ bỏ. Đó vẫn là quan điểm của tôi và rằng điều đó đáng lẽ phải xảy ra.”

Đại sứ Trung Quốc tại Úc Tiêu Thiên (Xiao Qian) hồi đầu tháng đã gợi ý rằng các lệnh trừng phạt thương mại sẽ không được dỡ bỏ chừng nào “mối liên kết chính trị” giữa Canberra và Bắc Kinh được cải thiện.

Ông Matt Comyn, Giám đốc điều hành của Ngân hàng Khối thịnh vượng chung Úc, người đã tháp tùng ông Albanese đến dự tiệc tối doanh nghiệp ở Indonesia, cho biết ngân hàng này đã có mặt tại thị trường Indonesia trong 25 năm và hỗ trợ các công ty Úc xây dựng mối liên hệ kinh tế chặt chẽ hơn với Indonesia.

Theo Sydney Morning Herald đưa tin, ông nói: “Đó là một thị trường rất lớn. Nước này có một lượng dân khổng lồ với một hồ sơ tăng trưởng tốt đối với doanh nghiệp Úc. Đó chắc chắn là một thị trường mà họ nên cân nhắc.”

Mỹ thử nghiệm thuốc trị khỏi 100% bệnh ung thư

Phan Anh

https://vietluan.com.au/wp-content/uploads/2022/06/cancer-drug.jpg

Một thử nghiệm thuốc điều trị ung thư trên quy mô nhỏ được thực hiện mới đây đã cho thấy kết quả tích cực, trong đó tất cả 12 bệnh nhân ung thư trực tràng đã được trị khỏi hoàn toàn.

Cụ thể, sau khi được điều trị bằng liệu pháp miễn dịch thử nghiệm, các bệnh nhân ung thư trực tràng đã nhận thấy tình trạng bệnh của họ thuyên giảm. Kết quả trên được đưa ra sau thử nghiệm thuốc lâm sàng nhỏ do Trung tâm Ung thư Memorial Sloan Kettering ở New York thực hiện. Kết quả của nghiên cứu được công bố trên Tạp chí Y học New England vào ngày 5/6.

Một trong những người tham gia thử nghiệm, Sascha Roth, nói với New York Times rằng bà đang chuẩn bị đến Manhattan trong nhiều tuần để xạ trị, thì kết quả từ Memorial Sloan Kettering thông báo rằng bà đã khỏi bệnh ung thư. “Tôi đã nói với gia đình mình. Nhưng họ không tin tôi”, bà Roth cho biết..

Kết quả tương tự cũng đã xảy ra với những bệnh nhân khác tham gia thử nghiệm. Theo đó, tế bào ung thư dường như đã biến mất trong cơ thể họ và không thể phát hiện ra bằng cách khám sức khỏe, nội soi, chụp PET hoặc MRI.

Một trong những tác giả của nghiên cứu mô tả chi tiết về cuộc thử nghiệm – Tiến sĩ Louis A. Diaz Jr. tại Trung tâm Ung thư Memorial Sloan Kettering, nói với tờ New York Times rằng ông chưa từng thất nghiên cứu nào khác về phương pháp điều trị khỏi hoàn toàn bệnh ung thư ở mọi bệnh nhân. Ông nói: “Tôi tin rằng đây là lần đầu tiên điều này xảy ra trong lịch sử điều trị bệnh ung thư”.

Tất cả các bệnh nhân tham gia thử nghiệm đều bị ung thư trực tràng tiến triển cục bộ – có nghĩa là các khối u đã di căn trong trực tràng và đôi khi đến các hạch bạch huyết nhưng không đến các cơ quan khác – cũng như khối u có đột biến gien hiếm gặp được gọi là thiếu hụt sửa chữa không phù hợp (MMRd).

Họ đã được điều trị trong 6 tháng bằng một loại thuốc trị liệu miễn dịch có tên là Dostarlimab của GlaxoSmithKline – công ty dược phẩm tài trợ cho nghiên cứu. Thuốc Dostarlimab có giá khoảng 11.000 USD/liều và được dùng cho bệnh nhân 3 tuần/lần trong suốt 6 tháng.

Tiến sĩ David Agus, cộng tác viên y tế của CBS News, giải thích rằng loại thuốc này hoạt động bằng cách làm lộ rõ các tế bào ung thư để hệ thống miễn dịch có thể xác định và tiêu diệt chúng. Ông nói: “Phương pháp điều trị mới này là một loại liệu pháp miễn dịch, phương pháp điều trị chặn tín hiệu trên các tế bào ung thư, cho phép hệ miễn dịch loại bỏ chúng.”

Các bệnh nhân tham gia thử nghiệm cũng không phát hiện dấu hiệu ung thư ngay cả sau 6 tháng theo dõi trở lên. Điều này giúp họ không còn cần đến các phương pháp điều trị ung thư tiêu chuẩn như phẫu thuật, xạ trị hoặc hóa trị. Theo báo cáo, bệnh ung thư đã không tái phát ở bất kỳ bệnh nhân nào, những người hiện đã không còn ung thư trong vòng từ 6 đến 25 tháng sau khi thử nghiệm kết thúc.

Một điều đáng chú ý là không có bệnh nhân nào tham giưa thử nghiệm phải chịu bất kỳ tác dụng phụ nghiêm trọng nào do thuốc, không giống như những tác dụng phụ có thể xảy ra trong quá trình phẫu thuật, xạ trị hoặc hóa trị, những tác dụng vĩnh viễn đối với khả năng sinh sản, sức khỏe tình dục cũng như chức năng ruột và bàng quang.

Sau thành công đáng khích lệ của thử nghiệm, các nhà nghiên cứu đồng ý rằng thử nghiệm này phải được nhân rộng trong một nghiên cứu lớn hơn nhiều. Các nhà nghiên cứu cho biết nghiên cứu nhỏ vừa qua chỉ tập trung vào những bệnh nhân có dấu hiệu di truyền hiếm gặp trong khối u. Tuy nhiên, tỉ lệ thuyên giảm 100% ở các bệnh nhân là một dấu hiệu đầy hứa hẹn.

Thử nghiệm tiếp theo dự kiến sẽ được thực hiện trên khoảng 30 bệnh nhân, điều này sẽ cung cấp một bức tranh tốt hơn về mức độ an toàn và hiệu quả của loại thuốc mới.

Lạm phát ở Mỹ chưa có dấu hiệu hạ nhiệt

Đã có nhiều lời bàn tán về việc nước Mỹ sắp đạt “đỉnh lạm phát”. Mọi người đều kỳ vọng áp lực giá cả, hiện đang rất cao, sẽ bắt đầu đi xuống. Nhưng dữ liệu tháng 5, được công bố vào thứ Sáu này, sẽ không cho thấy đỉnh núi nào ngoài một cao nguyên.

Các nhà kinh tế dự báo giá tiêu dùng tháng trước cao hơn 8,3% so với cùng kỳ năm ngoái, gần bằng mức tăng tính theo năm của tháng 3 và tháng 4. Một phần nguyên nhân là do giá dầu tiếp tục tăng, như thể hiện rõ tại các cây xăng. Tuy nhiên, đáng lo ngại là lạm phát cơ bản (tức không tính giá lương thực và năng lượng) vẫn cao. Điều này phản ánh giá dịch vụ tăng, một phần xuất phát từ lương tăng vì thị trường lao động quá nóng. Trong bối cảnh đó, Cục Dự trữ Liên bang sẽ tiến hành vài đợt tăng lãi suất mạnh tay nữa. Người tiêu dùng, công ty và nhà đầu tư sẽ phải chịu ảnh hưởng nhất định.

Nhật mở cửa một phần cho khách du lịch

Nhật Bản đóng cửa biên giới ngay sau khi đại dịch bắt đầu vào năm 2020. Ngay cả Thế vận hội Tokyo năm ngoái cũng được tổ chức không khán giả. Nhưng từ thứ Sáu nước này sẽ mở cửa trở lại cho du khách nước ngoài, dù chỉ là một phần.

Có những điều kiện nghiêm ngặt đối với nhập cảnh. Chỉ những người đi tour có chứng nhận mới được nhập cảnh; còn khách du lịch cá nhân vẫn bị cấm. Và chỉ có người từ 98 quốc gia “rủi ro thấp” mới được nhập cảnh. Sẽ có người đi theo theo dõi du khách trong suốt chuyến thăm của họ, lưu giữ hồ sơ đi lại và đảm bảo họ tuân thủ các biện pháp chống dịch, bao gồm đeo khẩu trang. Những người vi phạm có thể bị trục xuất.

Nhật Bản cũng sẽ giới hạn lượng khách nhập cảnh ở mức 20.000 người một ngày. Con số này quá thấp so với trước đại dịch, khi năm 2019 có tới gần 32 triệu du khách nước ngoài đến Nhật Bản, tức trung bình hơn 87.000 người mỗi ngày. Nhưng nhìn chung người Nhật ủng hộ kiểm soát biên giới. Việc mở cửa hoàn toàn khó có thể xảy ra ít nhất là cho đến sau cuộc bầu cử thượng viện của vào đầu tháng 7.

Ngành hàng không toàn cầu hồi phục nhanh hơn dự kiến

Đại dịch đã khiến nhiều nước phải đóng biên giới và các hãng hàng không ngừng bay. Giờ đây, khi các quốc gia mở cửa trở lại, du khách sẽ muốn bù lại thời gian vừa qua bằng cách đi du lịch nhiều hơn, qua đó tạo ra nhiều cảnh khó coi ở châu Âu và châu Mỹ. Các sân bay đã chật cứng nhiều tuần qua trong khi các chuyến bay liên tiếp bị hoãn hoặc hủy, khiến nhiều khách hàng không hài lòng. Một số thậm chí đã bị mắc kẹt ở nước ngoài. Nhưng dù gì đây cũng là dấu hiệu cho thấy ngành hàng không đang trở lại bình thường.

Số lượng vé được mở bán trên toàn cầu hiện gần như về bằng mức trước đại dịch. Song tốc độ phục hồi nhanh bất ngờ khiến cả ngành không trở tay kịp. Các sân bay đang vật lộn trước lượng hành khách gia tăng, trong khi chật vật tìm người thay thế nhân công nghỉ việc trong đại dịch. Tình trạng thiếu nhân viên vì nhân viên mặt đất cũng như trên không bị sa thải trong đại dịch đã khiến một số hãng hàng không phải từ bỏ việc gia tăng năng lực để đáp ứng nhu cầu. Thêm vào đó là giá dầu cao ngất ngưỡng, cùng một mùa đông khó khăn phía trước.

Thái Lan hợp pháp hóa việc trồng và tiêu thụ cần sa 

09/6/2022 

Reuters 

Các doanh nhân tham quan một trại trồng cần sa ở miền đông Thái Lan, 5/6/2022.

Các doanh nhân tham quan một trại trồng cần sa ở miền đông Thái Lan, 5/6/2022. 

Thái Lan hợp pháp hóa việc trồng và tiêu thụ cần sa trong thực phẩm và đồ uống vào thứ Năm 9/6, trở thành quốc gia châu Á đầu tiên làm như vậy. Động thái này của Thái Lan có mục đích thúc đẩy ngành nông nghiệp và du lịch của nước này, nhưng hút cần sa vẫn bị quy là vi phạm pháp luật.

Nhiều người mua đã xếp hàng dài tại các cửa hàng bán đồ uống, đồ ngọt và các mặt hàng khác có tẩm cần sa. Họ hoan nghênh sự cải cách ở một quốc gia từ lâu đã nổi tiếng là có luật chống ma túy nghiêm ngặt.

Thái Lan, quốc gia có truyền thống sử dụng cần sa để giảm đau và mệt mỏi, đã hợp pháp hóa việc dùng cần sa làm thuốc vào năm 2018.

Chính phủ coi cần sa là một loại cây sinh lợi và họ có kế hoạch tặng một triệu cây giống để khuyến khích nông dân trồng trọt.

Nhưng các nhà chức trách cũng vẫn cố ngăn chặn tình trạng bùng nổ việc sử dụng cần sa để giải trí bằng cách hạn chế liều lượng trong các sản phẩm được cung cấp.

Mọi người không được phép sở hữu và bán các chất chiết xuất từ cần sa có chứa hơn 0,2% thành phần tác động lên thần kinh là tetrahydrocannabinol (THC), đồng nghĩa là những người hút những thứ gọi là “cần”, “cỏ” hoặc các tên khác, sẽ khó đạt độ "phê".

Những người vi phạm pháp luật vẫn có thể phải đối mặt với án tù và bị phạt tiền.

Bộ Y tế Thái Lan cho biết họ đã phê duyệt 1.181 sản phẩm bao gồm mỹ phẩm và thực phẩm có chứa chiết xuất từ cần sa và dự báo rằng ngành này sẽ kiếm được 15 tỷ baht (435,16 triệu USD) vào năm 2026.

(Reuters)

WHO: Nguồn gốc COVID mờ mịt vì thiếu dữ liệu của Trung Quốc 

10/6/2022 

Reuters 

Tổng giám đốc Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) Tedros Adhanom Ghebreyesus

Tổng giám đốc Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) Tedros Adhanom Ghebreyesus 

Tổ chức Y tế Thế giới ngày 9/6 cho hay cuộc điều tra mới nhất của họ về nguồn gốc COVID không đi đến kết quả, phần lớn là do dữ liệu từ Trung Quốc bị thiếu, một đòn nữa giáng vào nỗ lực kéo dài nhiều năm của WHO nhằm xác định xem đại dịch bắt đầu như thế nào.

Báo cáo từ ủy ban chuyên gia của WHO nói tất cả dữ liệu hiện có đều cho thấy virus corona chủng mới gây ra COVID có thể đến từ động vật, có thể là dơi, một kết luận tương tự như nghiên cứu trước đây của WHO vào năm 2021 sau chuyến đi đến Trung Quốc.

Dữ liệu bị thiếu, đặc biệt là từ Trung Quốc, nơi các trường hợp đầu tiên được báo cáo vào tháng 12 năm 2019, có nghĩa là không thể xác định chính xác bằng cách nào vi rút thoạt đầu được truyền sang người.

Các báo cáo này có thể làm tăng thêm nghi ngờ về khả năng có thể xác định được nguồn gốc COVID, cũng như thúc đẩy nỗ lực cải cách WHO và các tiến trình khẩn cấp y tế của WHO trong lúc cơ quan này cố gắng khẳng định lại hình ảnh sau nhiều năm bị chỉ trích về việc xử lý đại dịch.

Đây là báo cáo đầu tiên trong số một vài báo cáo dự kiến được đưa ra từ ủy ban. WHO nói báo cáo này cũng vạch ra một cách tốt hơn để điều tra nguồn gốc của các đợt bùng phát trong tương lai.

Tổng giám đốc WHO Tedros Adhanom Ghebreyesus đã viết thư cho chính phủ Trung Quốc hai lần vào tháng 2 năm nay để đòi hỏi thêm thông tin, báo cáo cho thấy. Các tác giả phúc trình cũng cho biết là Trung Quốc đã cung cấp một số dữ liệu theo yêu cầu.

Nguồn gốc của đại dịch, vốn đã giết chết ít nhất 15 triệu người, đã bị chính trị hóa.

Các nhà khoa học nói rằng điều quan trọng là phải biết được những gì đã xảy ra để ngăn chặn những đợt bùng phát tương tự.

Nhưng toán chuyên gia trong ủy ban - được gọi là Nhóm Cố vấn Khoa học về Nguồn gốc của Mầm bệnh Truyền nhiễm Mới (SAGO) - cho biết chưa thể thực hiện được vì thiếu dữ liệu. Họ cũng nói rằng có những “thách thức được công nhận” trong việc điều tra “trong một khoảng thời gian dài sau đợt bùng phát ban đầu”, mặc dù công việc của họ vẫn sẽ tiếp tục.

Bà Maria Van Kerkhove, một quan chức cấp cao của WHO trong ban thư ký SAGO, nói trong một cuộc họp báo rằng: “Càng để lâu, càng khó khăn hơn.” 

Bà cho biết WHO sẽ hỗ trợ tất cả những nỗ lực đang diễn ra để hiểu rõ hơn về cách mà đại dịch bắt đầu.

Báo cáo cho biết không có thông tin mới nào được cung cấp về khả năng SARS-CoV-2 lây sang người thông qua một sự cố trong phòng thí nghiệm và “điều quan trọng là phải xem xét tất cả các dữ liệu khoa học hợp lý” để đánh giá khả năng này.

Phản ánh tranh cãi chính trị ảnh hưởng đến việc soạn thảo báo cáo, bản phúc trình có dòng chú thích cho biết các thành viên trong ủy ban từ Brazil, Trung Quốc và Nga không đồng ý rằng cần có các nghiên cứu sâu hơn về giả thuyết COVID từ phòng thí nghiệm và cho thấy không có gì thay đổi so với báo cáo chung giữa WHO với Trung Quốc trước đó vốn được công bố vào tháng 3 năm 2021.

Báo cáo mới nhất cũng bao gồm một khung làm việc về cách xác định nguồn gốc của các đợt bùng phát trong tương lai. WHO nói đây mới là mục tiêu trọng tâm của ủy ban chứ không phải là đưa ra kết luận về COVID-19.

Ông Jean-Claude Manuguerra, đồng chủ tịch SAGO, nói bệnh đậu mùa khỉ là một “minh họa cho thấy chúng ta cần khung làm việc toàn cầu này đến mức nào” để tìm ra cách thức các mầm bệnh trong tương lai xuất hiện.

Khi ủy ban được thành lập vào tháng 10 năm ngoái, ông Mike Ryan, người đứng đầu khẩn cấp của WHO, tuyên bố đây là “cơ hội tốt nhất ... có thể là cơ hội cuối cùng của chúng ta” để hiểu nguồn gốc của virus corona.

Báo cáo cũng bao gồm một danh sách dài các khuyến nghị cho các nghiên cứu sâu hơn có thể làm sáng tỏ hơn về nguồn gốc của COVID-19.

Các khuyến nghị cũng bao gồm tìm kiếm thông tin về các trường hợp mắc bệnh sớm nhất ở Vũ Hán, Trung Quốc, cũng như các nghiên cứu sâu hơn xung quanh chợ động vật ở Vũ Hán đã sớm được xác định là nơi có khả năng lây nhiễm vi rút sang người.

Báo cáo năm 2021 nói ‘rất khó xảy ra’ một vụ rò rỉ trong phòng thí nghiệm và gợi ý giả thuyết hợp lý nhất là sự lan truyền từ động vật. 

Một báo cáo tình báo sau đó của Hoa Kỳ cho biết cả hai lý thuyết đều hợp lý, mặc dù báo cáo này cũng nghiêng về nguồn gốc tự nhiên.

Mỹ: Trump bị cáo buộc "âm mưu đảo chính" trong vụ tấn công Capitol

10/6/2022

Phó chủ tịch ủy ban điều tra của Quốc Hội Mỹ về vụ tấn công Capitol Liz Cheney phát biểu trong buổi trình bày kết quả điều tra ngày 09/06/2022 tại Washington, Hoa Kỳ. AP - J. Scott Applewhite 

Vụ tấn công tòa nhà Quốc Hội Mỹ Capitol ngày 06/01/2021 là « đỉnh điểm một âm mưu đảo chính », mà trong đó cựu tổng thống Donald Trump đóng vai trò « trung tâm » để bám giữ quyền lực. Một năm rưỡi sau sự kiện « làm chao đảo nền dân chủ Hoa Kỳ », một ủy ban điều tra của Quốc Hội đã đưa ra kết luận như trên hôm qua, 09/06/2022. Buổi công bố kết quả điều tra được phát trực tiếp trên đài truyền hình. 

Hơn một năm rưỡi trước đây, thế giới đã bị sốc vì những hình ảnh đám đông tràn vào tòa nhà Quốc Hội Mỹ. Người biểu tình tố cáo "gian lận bầu cử" và phản đối việc công nhận đối thủ của ông Trump, Joe Biden đắc cử.

Hôm qua, Ủy ban điều tra của Quốc Hội gồm 9 thành viên, 7 thuộc đảng Dân Chủ và 2 đại diện cho đảng Cộng Hòa, đã đưa ra những kết luận bất lợi cho cựu tổng thống Donald Trump. Chủ tịch ủy ban Bernie Thompson khẳng định ông Trump đã « khuyến khích » người biểu tình chiếm đóng điện Capitol, biểu tượng của nền dân chủ Hoa Kỳ.

Từ Miami thông tín viên David Thomson cho biết thêm :

Sau một năm điều tra, hơn một ngàn cuộc điều trần, bản luận tội nhắm vào Donald Trump như một màn trình diễn trên đài truyền hình, được phát vào giờ cao điểm ngay từ chính nơi vụ việc đã xảy ra là Điện Capitol ở thủ đô Washington.

Phó chủ tịch ủy ban điều tra, Liz Cheney, mở màn với tuyên bố : « Tổng thống Trump đã triệu tập đám đông, tập hợp đám đông, châm ngòi cho vụ tấn công đó ». Để chứng minh cựu tổng thống Hoa Kỳ đã cố tình nói dối về những cáo buộc gian lần bầu cử, Ủy ban điều tra đã công bố nhiều đoạn trong các cuộc điều trần của những người thân cận với ông Trump.

Đầu tiên là phát biểu của cựu bộ trưởng Tư Pháp Bill Barr. Ông giải thích « đã nói rất rõ ràng với tổng thống là ông không nghĩ đã có gian lận phiếu. Bảo rằng chiến thắng của tổng thống bị đánh cắp là điều vớ vẩn ». Ủy ban điều tra bồi thêm khi cho chiếu video clip của Ivanka, cô con gái cưng của ông Trump, củng cố thêm giải thích của Bill Barr.

Do vậy chủ tịch ủy ban điều tra, Bernie Thompson kết luận, không thể có tranh cãi: vụ bạo loạn hôm mồng 6 tháng Giêng không phải là một phong trào tự phát: « Ngày 6 tháng Giêng là đỉnh điểm của một âm mưu đảo chính. Nỗ lực cuối cùng của một Donald Trump trong thế tuyệt vọng để ngăn chận việc chuyển giao quyền lực ».

Lần đầu tiên Ủy ban điều tra cho công bố những hình ảnh một cuộc gặp gỡ tại một bãi đậu xe dưới hầm gần điện Capitol giữa lãnh đạo hai lực nhóm cực hữu Proud Boys và Oath Keeps. Cả hai bị cáo buộc đưa người biểu tình vào bên trong Điện Capitol.

Đó là những yếu tố mà uy ban muốn công bố rộng rãi. Nhưng cũng có thể là ủy ban này muốn đương kim bộ trưởng Tư Pháp Merrik Garland biết được những thông tin đó. Ông Garland là người duy nhất có thẩm quyền khởi tố những người có trách nhiệm trong sự kiện ngày 6 tháng Giêng, ngày đã làm chao đảo nền dân chủ Mỹ.   


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét