Chủ Nhật, 20 tháng 10, 2019

Bản tin ngày Chủ nhật 20 tháng 10 năm 2019


Tưởng Năng Tiến - Người Nhật / Người Lào & Người Việt

Ai mơ ước người Việt được như người Nhật thì cứ việc. Tui tỉnh táo và thực tế hơn, mơ ước dân mình được như… dân Lào.

Hồng Hải


Từ Paris, nhà báo Từ Thức vừa kể cho độc giả một câu chuyện (làm quà) về xứ Anh Đào:

Loạng quạng, đánh rơi cái ví (portefeuille), trong đó có thẻ kiểm tra ( ID/ carte d’identité), carte bleue ( credit card ), 250 Euros và một số tiền Nhật mới đổi. Ra bót cảnh sát đầu đường. Nhân viên cảnh sát có vẻ mừng rỡ vì có việc làm. Thường thường, cảnh sát Nhật ngồi buồn tênh, đi ra đi vào, không có ai thưa gởi gì, không có ẩu đả, ăn trộm, ăn cướp, ăn cắp, lừa đảo. Thỉnh thoảng vớ được một bà già té xỉu, chở tới bệnh viện. Hay đưa một ông cụ qua đường (đưa thực, không phải dìu ông già trước máy quay phim, quay phim xong đá đít ông già) hay chỉ lối cho một du khách tới một địa chỉ không có tên đường. Một ông cảnh sát mở computer, coi danh sách những đồ vật lượm được trong thành phố. Một bà gọi điện thoại tới phi trường. Người thứ ba đứng coi, sẵn sàng phụ tá 2 đồng nghiệp. Họ hơi thất vọng vì không tìm thấy gì, khuyên nên trở lại buổi chiều . Chiều, trở lại, họ đã tìm được cái ví. Có người lượm được dưới ghế một xe bus, đưa cho tài xế. Giấy tờ, tiền bạc còn y nguyên. Xứ sở gì kỳ cục.

MẤT NƯỚC ?

Thesaigonpost tháng 10 18, 2019


MẤT NƯỚC ? Chuyện Hà Nội bị mất nước làm dân sinh khốn khổ cho thấy năng lực ứng phó khủng hoảng của chính quyền là chậm. Nhưng thôi đó là c...

Chuyện Hà Nội bị mất nước làm dân sinh khốn khổ cho thấy năng lực ứng phó khủng hoảng của chính quyền là chậm. Nhưng thôi đó là chuyện một địa phương, những ai mất nước thì tự họ đấu tranh. Họ không tranh đấu thì cứ đi xách nước tiếp tục.

Tôi muốn nhìn ở bình diện quốc gia thì vấn đề an ninh nguồn nước trong tương lai của Việt Nam là đáng lo ngại. Nhất là khi ta cần kiên quyết vừa phải giữ Biển Đông vừa không để quá căng thẳng với Trung Quốc. Trong bối cảnh Trung Quốc đang có thể ảnh hưởng mạnh vào hai sông chính yếu nhất của ta là Sông Hồng và sông Mekong thì việc Trung Quốc tác động để dùng nước sông tạo ra khủng hoảng bên trong, từ đó duy trì lợi thế ở biển Đông là hoàn toàn có thể xảy ra.

.... Tôi trao đổi với một người bạn am hiểu nhiều về Campuchia, anh bạn này nói rằng vấn đề Mỹ muốn Việt Nam yên tâm theo Mỹ thì Mỹ cần làm gì đó để thay đổi chính sách của Campuchia. Nói rõ hơn là thay Hunsen. Nhưng vấn đề Việt Nam cần đặt ra là một khi Mỹ bắt tay làm điều đó thì ai sẽ thay thế Hunsen ? Dù cho tư bản có ủng hộ được Sam Rainsy về lại Campuchia thì ông này cũng chỉ có giá trị như lá bài để gây ngòi nổ, không phải lá bài dùng để ổn định sau khi khủng hoảng xảy ra. Việt Nam cần nhìn rõ và đầu tư chính trị vào lá bài còn đang tiềm ẩn kia. 

Bộ Ngoại giao VN gián tiếp xác nhận cuộc gặp Trump - Trọng chưa thể diễn ra

20 tháng 10

Thường Sơn


(VNTB) - Tục ngữ ‘lực bất tòng tâm’ ngày càng nở rộ trên cửa miệng các quan chức dưới trướng Trọng. Nhiều kẻ đã thấu cáy rằng ‘cụ tổng’ chẳng còn mấy hơi sức để tiếp tục ‘cống hiến cho sự nghiệp cách mạng’ nữa. 

Tại buổi họp báo chiều 17/10/2019 của Bộ Ngoại giao Việt Nam, với câu hỏi về “khả năng thăm Mỹ của Tổng bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng”, Người phát ngôn bộ ngoại giao Lê Thị Thu Hằng trả lời: “Như tôi đã nói ở các lần họp báo trước đây, hoạt động đối ngoại của Việt Nam, trong đó có hoạt động của lãnh đạo cấp cao, sẽ được thông báo vào thời gian thích hợp”.

Thụy Khuê : Phan Khôi và sự chôn vùi Phan Khôi 

Thứ Bảy, 19 tháng 10, 2019


Phan Khôi là khuôn mặt học giả phản biện duy nhất của Việt Nam trong thế kỷ XX. Là lãnh đạo tinh thần của phong trào Nhân Văn Giai Phẩm, Phan Khôi đã bị bôi nhọ trong "sử sách", qua từ điển, qua những bài của các học giả, nhà văn, nhà báo lão thành như Hồng Quảng, Nguyễn Đổng Chi, Nguyễn Công Hoan, Phùng Bảo Thạch.

Sau Nguyễn Văn Vĩnh, Phạm Quỳnh, Trần Trọng Kim, Phan Khôi tiếp tục xây dựng những nền móng mới cho Việt học, bằng phương pháp độc đáo: phân tích, phê bình và phản biện, mà những người trước và sau ông cho tới nay chưa mấy ai đạt được: Phải viết lịch sử cho đúng, kể cả các chi tiết nhỏ. Phải viết tiếng Việt cho đúng từng câu, từng chữ, từng chữ cái, từng chấm, phẩy. Phải dùng từ Việt và từ Hán Việt cho thích hợp. Phải hiểu Khổng học cho đúng. Sự tìm hiểu nguồn gốc ngôn ngữ và triết học Tây phương đi từ Thánh Kinh. Nữ quyền bắt đầu với Võ Tắc Thiên. Phan Khôi luôn luôn tìm đến nguồn cội để giải thích vấn đề. Là một nhà báo, nhưng không phải nhà báo bình thường. Là một học giả, nhưng không phải học giả cổ điển chỉ biết nghiên cứu. Phan Khôi là khuôn mặt học giả phản biện duy nhất của Việt Nam trong thế kỷ XX.

Điểm tin báo ngày Chủ nhật 20 tháng 10 năm 2019


Vĩnh Tường - Rút Quân ở Syria và Những Điều Cần Biết
19/10/2019
Dòng lịch sử người Kurd, bao gồm những thay đổi quan trọng về pháp lý, lãnh thổ và các sự kiện chính trị ở Kurdistan và các quốc gia và định chế tiền trào. Để biết về bối cảnh của những sự kiện này, nên xem lịch sử họ
Người Kurd bị người Ả Rập chinh phục, bắt đầu nhiều thế kỷ sống dưới sự cai trị của dân tộc khác. Vùng đất của họ sau đó bị chiếm giữ bởi Seljuk Turks, người Mông Cổ, triều đại Safavid và bắt đầu vào cuối thế kỷ 13, Đế chế Ottoman
Điểm tin thế giới ngày Chủ nhật 20 tháng 10 năm 2019
Võ Thái Hà tóm lược
Phim Abominable: Hãng sản xuất Mỹ không đồng ý cắt “lưỡi bò”
Trọng Nghĩa
20-10-2019
Bộ phim hoạt hình Abominable với cảnh cho thấy bản đồ hình “lưỡi bò” của Trung Quốc tại Biển Đông rốt cuộc sẽ không được chiếu ở Malaysia. Chính hãng phim Mỹ đã cho biết tin trên vào hôm nay 20/10/2019, nêu rõ lý do là họ không thể cắt bỏ cảnh có đường lưỡi bò theo yêu cầu của chính quyền Kuala Lumpur.
Trong một email gởi đến các hãng tin AFP và Reuters, đại diện của nhà sản xuất Mỹ tại Malaysia là United International Pictures Malaysia xác nhận rằng: “Universal đã quyết định không thực hiện việc cắt xén theo yêu cầu của hội đồng kiểm duyệt Malaysia, và như vậy sẽ không thể phát hành bộ phim ở Malaysia”.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét