Thứ Ba, 22 tháng 10, 2019

Bản tin ngày Thứ ba 22 tháng 10 năm 2019


Vi Anh - Mỹ Chuyển Biến Chánh Trị CSVN Bằng Đòn Kinh tế
Gần hai thập niên CSVN chuyển hệ tư duy, đổi sang kinh tế thị trường theo định hướng xã hôi chủ nghĩa. CS mở cửa cho đầu tư ngoại quốc vào nhưng khoá chặt cửa chánh trị vẫn độc tài đảng trị toàn diện. Đến thời TT Trump là một tổng thống công khai chống CS, chống Chủ Nghĩa Xã hội. TT  Trump hai lần lên tiếng quyết liệt chống CS trước đại Hội Đồng Liên Hiệp Quốc. Và chánh quyền Trump mở cuộc chiến tranh thương mại với TC.

Lê Viết Thọ - TQ không bỏ Tư Chính mà Chủ tịch Trọng chưa thể đi Mỹ

Thanh Hà

22.10.19


Căng thẳng giữa Trung Quốc và Việt Nam liên quan đến Bãi Tư Chính và hoạt động của tàu khảo sát Hải Dương Địa Chất 8 vẫn đang gia tăng, việc Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng không thể đi Mỹ sớm, và Bộ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ sẽ sớm đến Việt Nam. Tất cả cho thấy điều gì về 'bàn cờ' chiến lược biển Đông?

ĐBSCL trước thách thức chưa từng có
21/10/2019
Giữa mùa nước nổi ĐBSCL mênh mông gợi lại ký ức đầy cảm xúc từ thời xa xưa cha ông vượt qua hai "đại giang" sông Tiền, sông Hậu mở đất phương Nam. Lịch sử hàng trăm năm kiến tạo hình thành nên vùng châu thổ rộng lớn.
Một vùng “mưa thuận, gió hòa”, thiên nhiên hào phóng, đất nỡ, sông bồi…đẩy mũi thuyền Cà Mau tiến ra biển mỗi năm hàng trăm mét. Nhưng rồi câu chuyện hôm qua đã chuyển sang một chương mới trước thời tiết biến đổi khác thường. Nhiều công trình nghiên cứu khoa học và thực tế cuộc sống cư dân trong vùng đã nhận diện “thiên tai và nhân tai”.
... Vùng Bán đảo Cà Mau khá phổ biến tình trạng lấy nước nuôi tôm, nước tưới làm rẫy, trồng hành và hoa màu cũng lấy từ nước ngầm, dẫn tới báo động đồng bằng đang sụt lún.
Chúng ta chuyển đổi tạo được giá trị gia tăng từ cá tôm, từ khai thác tài nguyên nước, ép bức thiên nhiên quá mức. Nay thiên nhiên đang đòi lại. Vì nếu khai thác lấy hết nước ngầm, đồng bằng lún xuống nước bên ngoài tràn ngập vào… Đất lún phục hồi không được.
Nếu chúng ta không kiểm soát được tình trạng này, tôi cho rằng tới lúc nào đó chúng ta phải bỏ tiền ra bao nhiêu cũng không đủ bù đắp.

Lê Vĩnh Triển - Nhân Quốc hội bàn về Biển Đông: Hoàn cảnh - Tâm thế - Tầm nhìn - Di sản
22/10/2019
Tác giả cho rằng các bước đi hiện tại của lãnh đạo quốc gia nên được đặt trong một tầm nhìn dài hạn, chủ động hướng đến một di sản gồm một ý thức dân tộc độc lập, một non sông phát triển vững bền, một Việt Nam cường thịnh đủ sức răn đe đối với bất cứ thế lực bành trướng nào, đặc biệt từ Trung Quốc.
Dấu ấn VNCH tại hải ngoại ảnh hưởng ngược về Việt Nam
Nguyễn Hòa/Người Việt
October 21, 2019
EUGENE, Oregon (NV) – Di sản của hơn hai mươi năm thể chế Việt Nam Cộng Hòa (1955-1975) là một dấu ấn rất sâu đậm trong cộng đồng người Việt tại hải ngoại.
Trong cuộc hội thảo về VNCH tại Đại Học Oregon trong hai ngày 14 và 15 Tháng Mười, 2019, đã có nhiều bài phân tích về khía cạnh văn hóa, âm nhạc,… của dấu ấn này.
Điểm tin báo ngày Thứ ba 22 tháng 10 năm 2019


Đại-Dương - Tầm quan trọng của chọn bên trong quan hệ quốc tế
21/10/2019
-Sau khi Tổng thống Donald Trump ra lệnh rút 1,000 binh sĩ Mỹ khỏi vùng đất người Kurd ở Syria lập tức bị chống đối dữ dội tại Hoa Kỳ cũng như Châu Âu và lo lắng từ Châu Á.
Trong bài “Trump to Asian allies: You may be abandoned next” trên tờ Asia Times ngày 18/10/2019 đã nhắc tới vụ Hoa Kỳ đã bỏ rơi Việt Nam Cộng Hoà năm 1975 mà không nghiên cứu tới bối cảnh lịch sử lẫn chiến lược toàn cầu của một siêu cường.
Điểm tin thế giới ngày Thứ ba 22 tháng 10 năm 2019
Võ Thái Hà tóm lược
Nhật Bản : Nhật Hoàng Naruhito chính thức đăng quang

Anh Vũ

RFI
22-10-2019


Hôm nay, 22/10/2019, tại hoàng cung Tokyo đã diễn ra lễ đăng quang của Nhật Hoàng Naruhito. Tham dự nghi lễ có 2000 khách mời, trong đó có nguyên thủ và quan chức cao cấp của 180 nước.
Nhật hoàng Naruhito đã được chọn làm hoàng đế thứ 126 của nước Nhật từ hôm mồng 1/5 sau được vua cha Akihito nhường ngôi báu mà ông đã trị vì 30 năm. Lễ đăng quang long trọng diễn ra trong nghi thức đậm nét tôn giáo và khá tốn kém.
Trần Khải -Từ Đài Loan Tới Hồng Kông
22/10/2019
Dưới cái nhìn của nhà nước Bắc Kinh, Hồng Kông kể như món đồ nằm sẵn trong túi, dù có biểu tình cỡ nào cũng khó tách rời. Trong khi đó, Đài Loan mới là mục tiêu chiến lược để Đảng Cộng Sản Trung Quốc chiêu dụ lâu dài, vì đây là gân gà, khó nhai, khó nuốt. Bây giờ, Hồng Kông bắt đầu có những chuyển động làm cho Hoa Lục nhức nhối.
Bây giờ là chuyện để thắc mắc: trong khi Đài Loan tìm cách thoát xa Hoa Lục, đảo Kinmen Island của Đài Loan đang được Hoa Lục chiêu dụ để xây cầu nối hai miền Quốc-Cộng. Đảo Kinmen (của Đài Loan) chỉ cách bờ biển Hoa Lục có 6 kilômét, bây giờ dự kiến xây cầu nối tới thành phố Xiamen (hải cảng lớn của Hoa Lục).

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét