Cánh Cò - Yêu nước mà
cũng tranh à?
Thứ Ba, 10/22/2019
Có người từng nói ở Việt Nam
không có thứ gì không thể xảy ra. Mới nghe thấy lạ nhưng chịu khó suy xét những
sự việc hồi gần đây thì câu nói này không phải hoàn toàn vô căn cứ. Hãy nhìn những
việc chung quanh cuộc sống chúng ta không thể nhắm mắt buông thả sự thật đang
hiển hiện từng giờ trong đời sống hàng ngày của người dân khiến đôi khi chúng
ta tự hỏi cái nhà nước này đang làm gì với dân chúng vậy? Họ có thấy những oan
trái những bất công những vô lý hay tha hóa đến từng chân tóc của xã hội hay
không?
Thứ Ba, 22 tháng 10, 2019
Sau khi dùng vũ lực chiếm trọn
Hoàng Sa vào năm 1974 và một phần Trường Sa vào năm 1988, ngày 24/7/2007, Trung
Quốc thành lập thành phố Tam Sa thuộc tỉnh Hải Nam, trực tiếp quản lý hai quần
đảo Hoàng Sa và Trường Sa của VN. Tiếp đó, ngày 7/5/2009 Trung Quốc gửi Tổng
thư ký Liên Hiệp Quốc một công hàm kèm bản đồ 9 đoạn yêu sách chủ quyền đối với
hơn 80% Biển Đông, nuốt trọn hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam và
hầu hết vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam (Exclusive Economic Zone – EEZ) mà
nước này tuyên bố chủ quyền. Ngoài việc cho tàu xua đuổi và đâm chìm các tàu của
ngư dân Việt Nam, Trung Quốc từ năm 2014 đến nay, nhất là trong ba tháng qua,
đã liên tục đưa dàn khoan và tàu vào vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam trên
biển Đông để khảo sát.
Ông Trọng bị áp lực rất lớn nên đấu tố ông Chu Hảo và ông Lê Mã Lương
Jackhammer Nguyễn
23-10-2019
Tối 22/10/2019, trên VTV1, kênh
truyền hình chính thống “nhất” của Đảng Cộng sản Việt Nam, cho phát một chương
trình dài gần 10 phút, tấn công ông Chu Hảo, cựu Thứ trưởng Bộ Khoa học Công
nghệ, và ông Lê Mã Lương, cựu thiếu tướng quân đội Việt Nam.
Hội thảo: Hoàn cảnh khiến VNCH chọn ‘dân chủ một phần’, dân thấy ‘bị phản
bội’
22/10/2019
VOA Tiếng Việt
Các điều kiện lịch sử, dân trí
và hoàn cảnh xung đột Bắc-Nam đưa Việt Nam Cộng Hòa đến chỗ phải chọn cơ chế
“dân chủ một phần”, theo một số nhà nghiên cứu tại hội thảo về chủ nghĩa cộng
hòa ở Việt Nam, do đại học Oregon tổ chức hôm 14 và 15/10.
Những khiếm khuyết của cơ chế
này khiến người dân cảm thấy “bị phản bội” vào cuối thập niên 1960, đầu thập
niên 1970, theo nhận định của một số nhà nghiên cứu Mỹ và Anh.
Thứ Ba, 22 tháng 10, 2019
So với trước, năm nay, số phụ nữ
chia sẻ thông tin, hình ảnh về hoa, quà mà họ được tặng nhân ngày 20 tháng 10
trên mạng xã hội đã giảm đáng kể và số người dùng mạng xã hội như một phương tiện
để khuyến khích mọi người, đặc biệt là nữ giới, “nhận thức lại” về ý nghĩa ngày
20 tháng 10 càng ngày càng đông.
Cách nay hai thập niên, chẳng
có bao nhiêu người biết 20 tháng 10 là dịp gì (?). Thế rồi 20 tháng 10 đột
nhiên trở thành ồn ào vì được xem như một dịp để nam giới bày tỏ sự tri ân, tôn
vinh nữ giới. Gửi hoa, tặng quà cho bạn bè, thân nhân là phụ nữ vào 20 tháng 10
gióng như tiêu chí để xác định nam giới có văn minh, hiện đại hay không. Lượng
hoa, quà còn được xem như bằng chứng, chứng tỏ phụ nữ có được yêu quý, kính trọng
hay không. Đó cũng là lý do cứ đến 20 tháng 10, mạng xã hội trở thành nơi nhiều
phụ nữ khoe hoa, khoe quà, chứng tỏ giá trị, hạnh phúc của họ, còn nam giới thì
khoe họ… thức thời, sành điệu. 20 tháng 10 hàng năm là thời điểm các giới phải
cùng… phấn đấu!
Việt Nam tiếp tục trong top 10 nước nhận kiều hối nhiều nhất thế giới
Hoài Thu
23/10/2019
Kiều hối chuyển về Việt Nam năm
nay ước đạt 16,7 tỷ USD (chiếm 6,4% GDP), tăng nhẹ so với 16 tỷ USD của năm
2018...
Theo Dữ liệu Kiều hối thường
niên mới cập nhật của Ngân hàng Thế giới (World Bank), kiều hối chuyển về các
quốc gia thu nhập trung bình và thấp được dự báo sẽ đạt 551 tỷ USD trong năm
2019 và 597 tỷ USD vào năm 2021.
10 quốc gia được dự báo sẽ nhận
nhiều kiều hối nhất năm 2019 là Ấn Độ, Trung Quốc, Mexico, Philippines, Ai Cập,
Nigeria, Pakistan, Bangladesh, Việt Nam và Ukraine. Năm nay, Ấn Độ được dự báo
sẽ nhận kiều hối 82,2 tỷ USD, chiếm 2,8% GDP của nước này. Theo sau là Trung Quốc
với 70,2 tỷ USD, chiếm 0,5% GDP.
Điểm tin báo ngày Thứ tư 23 tháng 10 năm 2019
Hãy thận trọng với các Học Viện Khổng Tử Trung Quốc!
Mai Vân
RFI
23-10-2019
Vào lúc mà các hành động của
Trung Quốc để buộc các cá nhân hay tập thể nước ngoài phải ép mình theo quan điểm
của Bắc Kinh ngày càng lộ liễu, điều được nhật báo Anh Financial Times gọi là «
chế độ kiểm duyệt của Trung Quốc đang bành trướng ra bên ngoài biên giới », tạp
chí Mỹ Foreign Policy ngày 15/10/2019 đã nêu bật trường hợp cụ thể của các Học
Viện Khổng Tử Trung Quốc được cắm vào trong các trường đại học Phương Tây. Bài
phân tích mang tựa đề không thể rõ ràng hơn : « Tuyên truyền của Trung Quốc
không có chỗ đứng trong khuôn viên trường đại học ».
Điểm tin thế giới ngày Thứ
tư 23 tháng 10 năm 2019
Võ Thái Hà tóm lược
Tham vọng án ngữ Nam Thái Bình Dương của Trung Quốc
Minh Anh
ĐKN
Việc Trung Quốc thuê lại đảo ở
Salomon không chỉ thể hiện tham vọng gây ảnh hưởng kinh tế, mà còn ẩn chứa dấu
hiệu án ngữ về quân sự tại Nam Thái Bình Dương.
Vài tuần sau khi phá vỡ quan hệ
ngoại giao với Đài Loan, quần đảo Solomon đã ký thỏa thuận với một công ty
Trung Quốc để phát triển đảo Tulagi.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét