Thứ Năm, 17 tháng 10, 2019

Bản tin ngày Thứ năm 17 tháng 10 năm 2019


Thường Sơn - Trọng không đi Mỹ vì Trump đồng bóng?

17 tháng 10


(VNTB) - Từ nửa cuối tháng 9 năm 2019, bắt đầu xuất hiện một luồng ‘tin nội bộ’ lan truyền trong một số dư luận về việc ‘Cụ tổng’ Nguyễn Phú Trọng chắc chắn sẽ không đi Mỹ, thay vì đi như dự kiến vào tháng 10 năm 2019.

Lý do: Trump là người đồng bóng và hay có những quyết định thất thường, vậy nên ‘cụ tổng’ không muốn đi.

Lý do trên trái ngược hẳn với bầu không khí hồ hởi: Nguyễn Phú Trọng nhiệt tình nhận lời mới đi thăm Mỹ của Donald Trump khi tổng thống Mỹ đến Hà Nội vào tháng 2 năm 2019 để đối thoại song phương với Kim Jong Un. Khi đó, cầm chắc là Trọng sẽ đi Mỹ và không có một lý do nào có thể cản được tâm trạng ‘mình có như thế nào người ta mới tiếp đón như thế chứ’.

Lê Hữu: Thơ Lục Bát Còn, Tiếng Việt Còn

Wednesday, October 16, 2019


Hỡi cô tát nước bên đàng,
sao cô lại múc trăng vàng đổ đi?
(“Trăng quê”, Bàng Bá Lân)

“Cho tôi xem qua bài lục bát nào của anh/chị, tôi sẽ nói được ít nhiều về anh/chị.” Câu ấy tôi vẫn nói với những người làm thơ quen biết, và có lý do để mạnh miệng như vậy. Không chỉ “văn là người” mà cả đến thơ cũng là “người”. Hơn thế nữa, bài lục bát ấy cũng nói cho tôi biết ít nhiều về “tay nghề” của tác giả.
Thế nhưng, vì sao là lục bát mà không phải thể thơ nào khác? Chỉ vì, thơ lục bát “dễ làm, khó hay”, và là một thử thách cho người làm thơ. Qua một bài lục bát, dẫu tân, cổ kiểu nào, bản lãnh của người làm thơ thể hiện rõ nét hơn bất kỳ thể thơ nào khác.

Cái chết của Khái Hưng


“Phải giết chứ! Nó là đại phản động! Nó là một lãnh tụ của Việt Nam Quốc Dân Đảng”

Trong một số trước đây chúng tôi đã đăng tin đồn rằng ông Trần Khánh Giư, biệt hiệu Khái Hưng hình như đã bị Việt Minh xử tử ở vùng xuôi ngay từ khi khởi đầu cuộc tác chiến. Tuy nhiên vẫn chỉ là một tin đồn, và cái chết của nhà văn Khái Hưng vẫn còn là một dấu hỏi.

Vĩnh Tường - Rút Quân Ở Syria – Người Đi Kẻ Đến
Nói Chuyện Với Bình Dân Kỳ 89
Wednesday, October 16, 2019
Chiến lược, chiến thuật quân sự, tùy mỗi chiến trường, mỗi thời điểm, tùy mục đích lâu dài,  mục tiêu ngắn hạn, tùy lực lượng, tùy tình huống và tùy cả hệ tư tưởng, tình hình chính trị hiện tại trong và ngoài nước vân vân… Điều này ai học ở các trường huấn luyện sĩ quan quân đội có thể đã trải qua ít nhiều, và dĩ nhiên tùy ở mức độ lĩnh hội và vận dụng của từng người mà kết quả khác nhau.
Vị trí và suy nghĩ của một ông tướng cho dù là tướng tài, trăm trận trăm thắng cũng chỉ ở trong phạm vi chiến đấu, hoặc đánh hay ngưng như thế nào trong các trận. Còn lãnh đạo tối cao, như Tổng tư lệnh quân đội Hoa Kỳ chẳng hạn, [tổng thống] vừa phải hiểu biết cả toàn bộ tình hình đất nước, sức mạnh kinh tế, tài chánh, quân lương chính trị, đo lường khả năng lợi hại bao nhiêu, đển những gì liên quan đến khả năng quân sự,... trước khi làm một quyết định tối hậu đầy khó khăn.
Điểm tin báo ngày Thứ năm 17 tháng 10 năm 2019


Anh rời EU cuối tháng 10 và có thời kỳ chuyển tiếp hết 2020
BBC News
Anh và EU đã đạt một thỏa thuận mới về Brexit, theo lời Thủ tướng Anh Boris Johnson.
Chủ tịch Ủy ban châu Âu Jean-Claude Juncker nói đây là "thỏa thuận công bằng".
Tuy thế, ông nói ông "buồn vì Brexit" khi kết thúc cuộc họp báo với ông Johnson tại Brussels chiều 17/10.
Hai người cùng thúc giục quốc hội hai bên ủng hộ.
Điểm tin thế giới ngày Thứ năm 17 tháng 10 năm 2019
Mặc Trung Quốc cảnh báo, Thượng viện Mỹ thúc đẩy dự luật về Hồng Kông
Các nghị sỹ Cộng hòa trong Thượng viện Mỹ muốn đẩy nhanh dự luật ủng hộ người biểu tình đòi dân chủ ở Hồng Kông...
An Huy
17/10/2019
Bất chấp lời cảnh báo trả đũa từ phía Trung Quốc, các nghị sỹ Cộng hòa trong Thượng viện Mỹ ngày 16/10 tuyên bố muốn đẩy nhanh dự luật ủng hộ người biểu tình đòi dân chủ ở Hồng Kông.
"Hồng Kông là một vấn đề ưu tiên cao đối với tôi", hãng tin Bloomberg dẫn lời nghị sỹ Jim Risch, chủ tịch Ủy ban Đối ngoại Thượng viện Mỹ. "Chúng tôi sẽ thúc đẩy dự luật một cách nhanh nhất có thể".
Nguyễn Quang Duy - Vì sao chính trị Mỹ tiến bộ nhất thế giới?

Thanh Hà

17.10.19


Chính sách liên tục thay đổi, nội bộ các đảng chính trị liên tục bất đồng, các đảng chính trị liên tục tranh cãi, luận tội, truất phế, là đặc tính nổi bật trong sinh hoạt chính trị tại Hoa Kỳ.

Vậy tại sao nhiều người vẫn tin tưởng vào thể chế tự do và xem nền dân chủ Mỹ như một mẫu mực chính trị tiến bộ nhất thế giới?

Chủ quyền thuộc về toàn dân

Phe Dân chủ thừa nhận chưa thể bỏ phiếu luận tội ông Trump
16/10/2019
TTO - Đối mặt với sự bất hợp tác của các quan chức trong chính quyền Trump, phe Dân chủ buộc lòng phải nán lại việc bỏ phiếu chính thức thông qua cuộc điều tra luận tội tổng thống. Điều này lại tạo cơ hội phản công cho phe ông Trump.
Chủ tịch Hạ viện Nancy Pelosi, một người của Đảng Dân chủ, xác nhận điều này trong cuộc họp báo ngắn ngày 16-10. Quyết định được đưa ra sau các cuộc họp kín của các hạ nghị sĩ Dân chủ cho thấy các lập luận có thể chống lại ông Trump của phe Dân chủ đang hết sức lỏng lẻo, theo tờ The Hill.
Tại sao Thổ Nhĩ Kỳ tấn công người Kurds?
17/10/2019
CBN
Tác giả: Julie Stahl & Chris Mitchell       
Dịch giả: Mai V. Phạm
11-10-2019
Lời dịch giả: Bài tóm lược sau là của trang Christian Broacasting Network – một trong những kênh truyền thông Kito giáo lớn của Mỹ. Bài viết cung cấp những thông tin cần thiết, giúp độc giả có cái nhìn trung thực và bao quát hơn về quyết định bật đèn xanh của Trump cho phép Thổ Nhĩ Kỳ tấn công người Kurd cũng như mâu thuẫn giữa Thổ Nhĩ Kỳ và người Kurd. Tính đến thời điểm hiện tại, đã có khoảng 11 ngàn người Kurd thiệt mạng trong cuộc chiến liên minh với quân đội Mỹ, chống lại nhà nước khủng bố Hồi giáo ISIS.
***

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét