Tưởng Năng Tiến – May Còn Có Em
Khi một người Hồng Kông đứng lên, cả triệu người Hồng Kông che chắn,
nhưng khi một người Việt Nam đứng lên, họ phải xác định không gia đình, không sự
nghiệp, không bạn bè. Đôi khi, một mình họ chống lại cả thế giới này.
Đỗ Cao Cường
Trời kêu ai nấy dạ không
chỉ là một thành ngữ mà còn là một triết lý sống của người dân Việt.
Ai cũng chịu “gọi dạ” và “bảo vâng” như thế cả, và ai cũng chỉ mong
sao là “ổng” kêu ai cũng được – trừ mình. Điều đáng lo là vài thập
niên qua (rõ ràng) Trời kêu có hơi nhiều, và kêu tới tấp, kêu lia chia,
kêu lia lịa khiến thiên hạ hóa bất
an!
Từ Hải Phòng, FB Thảo Dân tường thuật: “Hôm trước, đi từ nhà tới trường
có 5' xe máy, đầu đường là một đám tang người chết sinh năm 1960, đoạn giữa một
người năm 1958. Gần trường là cậu sinh năm 1977… Họ đều chết vì ung thư.”
Cây bút Canada nói người VN 'cần học văn hóa tranh luận'
Jesse Peterson Gửi từ Sài Gòn
BBC News
Bài viết do một người Canada đang sống ở Sài Gòn, tự viết tiếng Việt, gửi
cho trang Diễn đàn của BBC.
Tôi nhớ hồi bé khi đang ăn tối
cùng em trai. Vừa đứng dậy đi vệ sinh chừng vài phút quay lại bếp thì thấy thằng
em đang ăn cái bánh kem của tôi.
Bánh kem mẹ làm ngon lắm, nên
tôi rất bực mình.
Trước khi tôi kịp thốt nên lời
nào, nó đã liền bịt miệng tôi bằng câu: "Lần trước anh cũng lén ăn kẹo của
em còn gì?".
Thằng em láu lỉnh của tôi đã
thành công khi chuyển trọng tâm cuộc tranh luận về việc "nó đang ăn bánh
kem của tôi" thành " bởi vì tôi cũng đã lén ăn kẹo của nó".
Luật quốc tế nói gì
khi nói về môi trường?
05/10/2019
Võ Văn Quản
Nếu cho rằng vấn đề môi trường
chỉ bao gồm những thứ thường xuất hiện trên báo chí như khí thải CO2 hay rác thải
nhựa, chúng ta đang bỏ qua rất nhiều trục trặc khác cũng đáng lưu tâm.
Các đối tượng bị ảnh hưởng bởi
hoạt động của loài người là rất nhiều. Số lượng những thỏa thuận quốc tế liên
quan đến chúng cũng đông đảo không kém.
Một trong những lý do đầu tiên
khiến cả thế giới nghĩ đến việc kêu gọi các nỗ lực chung là nỗi lo sợ toàn cầu
liên quan đến các loại hóa chất khí dung (aerosol chemicals). Đó là các loại
khí thải thường được sử dụng để làm lạnh trong thập niên 1980, điển hình là khí
CFC (Chlorofluorocarbon).
Chúng có khả năng tạo ra các lỗ thủng tầng ozone, dẫn đến gia tăng bức xạ tia cực
tím, được cho là gây ra bệnh ung thư da ở con người.
NGUYỄN CHƯƠNG MT - CÓ
THỰC LƠ NGƠ CHƯA HIỂU VỀ THỂ THỨC TIẾP ĐÓN TẠI TÒA BẠCH CUNG?
Fb Nguyễn Chương MT
Mỗi khi Thủ tướng hoặc Chủ tịch
nước qua thăm Mỹ, báo chí trong nước VN đua nhau giật tít: "chuyến thăm
chính thức cấp nhà nước". Ồ, Thủ tướng, Chủ tịch nước dẫn phái đoàn đương
nhiên mang tầm nhà nước chớ gì nữa, đi thăm hẳn nhiên cũng phải chính thức chớ
gì nữa.
Nhưng, nói nào ngay, các đời Tổng
thống Mỹ khi mời phái đoàn lãnh đạo của CHXHCN Việt Nam qua thăm, KHÔNG
"State Visit", cũng KHÔNG phải "Official Visit"! Mà tiếp
đón bằng thể thức mà ngành ngoại giao Mỹ gọi là "Working Visit".
Trọng, Trump, Thổ, Tàu
Jackhammer Nguyễn
10-10-2019
Đột nhiên ông Trọng thẽ thọt
(ông có Twitter mà không dùng): Trung ương đảng phải nghiên cứu tình hình Biển
Đông.
Đột nhiên ông Trump tí tơ
(tweeter): Mỹ rút quân ra khỏi Đông Bắc Syria.
Hai xứ khác xa nhau, các tay
chơi cũng khác nhau, nhưng có những chuyện khá giống nhau, đó là những cái thuyết
âm mưu quanh hai ông Trump và Trọng.
Điểm tin báo ngày Thứ năm 10 tháng 10 năm 2019
Báo Anh: Đảo nhân tạo trái phép hư hại, láng giềng phản đối, chuyện ở
Biển Đông không như ý TQ
Minh Khôi
10/10/2019
Tờ The Economist (Anh) dẫn lời
các chuyên gia cho rằng, Trung Quốc đã không thể ngăn cản các công ty dầu khí
nước ngoài làm việc với các quốc gia duyên hải ở Biển Đông.
Tàu Trung Quốc chạy đi chạy lại
"như máy cắt cỏ" ở Biển Đông
Biển Đông: Ép Việt Nam, Trung Quốc có nguy cơ bị phản đòn
Trọng Nghĩa
RFI
10-10-2019
Từ cuối tháng 6 đầu tháng 7 đến
nay, Trung Quốc công khai cho tàu xâm nhập vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam
dọc theo Biển Đông, vừa sách nhiễu công việc thăm dò dầu khí của Việt Nam tại
vùng Bãi Tư Chính, vừa khảo sát một khu vực ngoài khơi miền nam Trung Bộ mà
theo tiết lộ mới nhất trên một tài khoản Twitter, chỉ cách bờ biển Việt Nam 150
km vào hôm 09/10/2019.
Khi Bắc Kinh can thiệp
Nguyễn Xuân Nghĩa
2019-10-10
Đúng 30 năm trước, hai biến động
tại Đông Âu và Trung Quốc lại dẫn tới hậu quả tương phản. Tại Trung Quốc là vụ
thảm sát trên quảng trường Thiên An Môn khiến mấy ngàn người thiệt mạng. Tại
Đông Âu là cuộc cách mạng dây chuyền trong các quốc gia bị Liên bang Xô viết
chiếm đóng từ sau Thế Chiến Hai khiến bức tường Bá Linh sụp đổ rồi Liên Xô tan
rã. Phải chăng điều ấy mới khiến Bắc Kinh rất nhạy cảm với tình hình Hồng Công
ngày nay? Diễn đàn Kinh tế sẽ tìm hiểu về chuyện sâu xa này.
Vì sao Bắc Kinh nhạy cảm?
Điểm tin thế giới ngày Thứ năm 10 tháng 10 năm 2019
Võ Thái Hà tóm lược
Lê Hồng Hiệp - Nhân tố
Trung Quốc trong thách thức phát triển hạ tầng tại Việt Nam
Tác giả: Lê Hồng Hiệp
Dr Le Hong Hiep is
Fellow at ISEAS - Yusof Ishak Institute.
Song ngữ Việt Anh
Vào ngày 24 tháng 9 năm 2019, Bộ
Giao thông Vận tải Việt Nam đã thông báo hủy sơ tuyển đấu thầu quốc tế rộng rãi
cho tám đoạn của dự án Đường cao tốc Bắc – Nam, vốn sẽ được xây dựng theo mô
hình Xây dựng-Vận hành-Chuyển giao (BOT). Quan trọng hơn, Bộ đã quyết định loại
các nhà đầu tư nước ngoài, thay vào đó sẽ tổ chức mời sơ tuyển mới với những
tiêu chí thấp hơn chỉ dành cho các nhà đầu tư trong nước vào năm sau.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét