Nguyễn Lê – Nghĩ về
chính sách giáo dục hiện nay
30/5/2022
https://docs.google.com/document/d/184t1WTGscxBjOgQYeSBYmnjai3DXkmkt/edit?usp=sharing&ouid=106381647024774111691&rtpof=true&sd=true
Từ đầu thập niên 1950 đến nay, đã hơn 70 năm trôi qua, với sự ra
đời của khoảng 3 thế hệ tiếp nối nhau. Vậy mà những gì thế hệ sinh vào những
năm 1940 -1950 tại miền Nam đã trải qua, so với những gì mà thế hệ hôm nay đang
chứng kiến, tưởng như là một giấc mộng dài.
Còn nhớ rõ vào đầu thập niên 1950, khi chúng tôi học Tiểu học,
quyển Quốc văn Giáo khoa thư (và nhiều sách học khác) sờn cả bìa, cả gáy, vì
được chuyền từ nhiều lớp đàn anh xuống nhiều lớp đàn em, chuyền từ ông anh
xuống cô em trong gia đình. Những quyển sách học đó đã tồn tại từ ngày phát
hành đầu tiên năm 1926 cho đến thập niên 1960!
VietTuSaiGon - Đừng mang
giá sách so sánh với giá rượu bia
30/5/2022
https://docs.google.com/document/d/1U7lznd4T9f23Y8kkJiy1PlgJGf-XFxaV/edit?usp=sharing&ouid=106381647024774111691&rtpof=true&sd=true
Có điều lạ, mà chỉ có ở giáo dục, các nhóm ngành khác ít so sánh.
Ví dụ như ngành y tế, ngay cả trong vụ kit test Việt Á nổi cộm và nhức nhối,
chẳng ai so sánh giá bộ kit test với giá rượu bia, và các ngành khác, cũng
chẳng ai so sánh với giá rượu bia, thế mà ngành giáo dục, người ta so sánh với
giá rượu bia như một phép tính phổ thông, gần đây là so sánh giá sách với giá
rượu bia.
Cũng xin nói thêm, trước khi Thông Tư 55 của Bộ Giáo dục và đào
tạo được thực thi triệt để (mà để được thực hiện triệt để, người ta tốn đến gần
mười năm - tức ban hành và có hiệu lực từ ngày 22 tháng 11 năm 2011 - nhưng đến
năm 2020 người ta mới nhắc đến) vào năm 2020, hầu như tất cả các trường trên
toàn quốc đều thu quĩ phụ huynh học sinh. Nói là quĩ phụ huynh nhưng kì thực là
nhà trường giữ, giáo viên chủ nhiệm giữ. Tiếng là giáo viên chủ nhiệm giữ tiền
quĩ lớp nhưng có một qui ước ngầm tùy vào từng trường ở quê hay thành phố, nếu
thành phố thì tỉ lệ 40/60, tức giáo viên chủ nhiệm nộp về cho hiệu trưởng 40%
tiền quĩ lớp, ở thôn quê thì 30% hoặc 40% quĩ lớp phải nộp về cho hiệu trưởng.
Đương nhiên quĩ lớp ở thôn quê thấp hơn rất nhiều so với thành phố.
IPEF – Trận đánh mới, chiến
trường cũ
Phân tích của Trần Hiếu Chân, từ California
30/5/2022
https://docs.google.com/document/d/1_zbbcGF9vSNNIdUC1HX-UOG18j0HiseJ/edit?usp=sharing&ouid=106381647024774111691&rtpof=true&sd=true
..Điều mà tương lai Việt Nam cần, trong 20 năm nữa, lại không nằm
trong bốn mục tiêu của IPEF đề ra, hay nói đúng hơn là có liên quan, nhưng xa,
đó là chuyển đổi số phận cho 60% cư dân Việt Nam đang sống lay lắt trong một
nền nông nghiệp lạc hậu. Nền nông nghiệp này lệ thuộc một cách tội nghiệp vào
thị trường Hoa lục, mà những đồng chí của Đảng Cộng sản Việt Nam bên kia biên
giới phía Bắc, thích thì cho hoa quả Việt Nam vào bán ở các chợ Trung Quốc,
không thì thôi. Đa số phần còn lại của dân chúng cũng không phải là cư dân công
nghiệp và dịch vụ mà thực sự chỉ là những nông dân làm thuê trong các nhà máy. (4)
Chiếm đoạt nước trong lưu vực Mekong
Phân tích kẻ thắng và người thua của việc phát triển
Thủy điện của Thái Lan ở Lào PDR
(Water
Grabbing in the Mekong Basin – An Analysis of the Winners and Loosers of
Thailand’s Hydropower Development in Lao PDR)
Nathanial
Matthews – Bình Yên Đông lược dịch
https://docs.google.com/document/d/18kdR7HNMKtN2c9vHdkd-Z28WPrwNOENf/edit?usp=sharing&ouid=106381647024774111691&rtpof=true&sd=true
PHẦN GIỚI
THIỆU
Khi sông
Mekong mở đường từ nguồn ở cao nguyên Tây Tạng đến Biển Đông, nó nuôi dưỡng một
lưu vực là nơi cư trú của một dân số khoảng 70 triệu người và có đa dạng sinh
học phong phú nhất (Grumbine and Xu, 2011).
Đa dạng sinh học nầy bao gồm nền thủy sản nội địa lớn nhất trên thế giới
với trên 1.300 loại cá gồm nhiều loại bản xứ chẳng hạn như các tra dầu khổng lồ
Mekong và cá heo sông Mekong (Barlow et al., 2008). Tuy nhiên, hầu hết sinh thái đặc thù của lưu
vực và sinh kế dựa vào nó đang bị đe dọa từ quan tâm toàn cầu được làm mới
trong việc phát triển thủy điện, nếu được quy hoạch kém sẽ có những hậu quả môi
trường và xã hội tàn khốc (Molle et al., 2009; Pearse-Smith, 2012).
Thời sự Việt Nam
Ngày Thứ ba 31 tháng 5 năm 2022
https://docs.google.com/document/d/1VygV2ufVC1mCYA-u5DjbzXvMTykgoGp0/edit?usp=sharing&ouid=106381647024774111691&rtpof=true&sd=true
Yên Hà - Một năm sau vụ án Hội thánh Truyền giáo
Phục Hưng, mục sư Võ Xuân Loan: “Chính quyền còn nợ tôi lời xin lỗi”
“Tôi không làm điều gì phạm pháp, tôi muốn được thừa nhận trắng
án, được xin lỗi công khai”.
30/5/2022
https://docs.google.com/document/d/1DsNGlEcOixp04vSUMrmqA4sgSTYnpOln/edit?usp=sharing&ouid=106381647024774111691&rtpof=true&sd=true
Đồ họa: Luật Khoa. Ảnh nhân vật: Chụp màn hình từ video của Tổng
Giáo phận Sài Gòn. Ảnh nền: Thanh Niên, The Guardian.
Lời tòa soạn:
Khoảng thời gian này năm trước, một tuần sau cuộc bầu cử, những ca nhiễm
COVID-19 đầu tiên của đợt bùng dịch thứ tư ở TP. HCM xuất hiện. Cái tên Hội
thánh Truyền giáo Phục Hưng nổi lên trên khắp các mặt báo, gắn liền với cụm từ
“ổ dịch”. Ngày 30/5/2021, Công an quận Gò Vấp, nơi hội thánh này sinh hoạt,
quyết định khởi tố vụ án hình sự để điều tra tội “làm lây lan dịch bệnh”.
Vợ chồng mục sư Võ Xuân Loan (66 tuổi), Phương Văn Tân (61 tuổi)
và các tín đồ của Hội thánh bỗng trở thành tội đồ. Chính quyền khẩn trương định
tội. Truyền
thông trong nước không chút hoài nghi lặp lại luận điệu khép tội đó. [1]
Mũi dùi, gạch đá từ nhiều bên ập đến, tấn công, kết tội các thành viên của Hội
thánh dù cuộc điều tra chỉ vừa bắt đầu, chưa phiên tòa nào được mở, và chưa
bằng chứng dịch tễ nào được đưa ra.
Nửa năm sau đó, tháng 1/2022, công an quận Gò Vấp tuyên bố “tạm đình
chỉ điều tra” vì đã hết thời hạn mà không tìm ra được bị can. [2] Vụ án
tiếp tục bị treo lơ lửng. Những lời kết tội vẫn đóng đinh vào hai mục sư, đến
tận bây giờ.
Tin tức thế giới ngày Thứ
ba 31 tháng 5 năm 2022
Võ Thái Hà tổng hợp
https://docs.google.com/document/d/1YtxNe0WNWBFhhw7FzR_o6s3zxKdZisxr/edit?usp=sharing&ouid=106381647024774111691&rtpof=true&sd=true
Chiến tranh Ukraine: Hoa Kỳ
thật sự muốn gì?
Volker Petersen, 23.05.2022
Nguồn: https://www.n-tv.de/politik/Was-wollen-eigentlich-die-USA-article23351725.html
Võ Thu Phương biên dịch
31/5/2022
https://docs.google.com/document/d/13LyHHWe3ffzohDVBQBFn99IymlS_q8Tx/edit?usp=sharing&ouid=106381647024774111691&rtpof=true&sd=true
Suốt ba tháng nay, Ukraine đã chống cự lại cuộc tấn công của Nga.
Người Nga phải liên tục hạ thấp mục tiêu của mình. Nhưng mục tiêu của Ukraine
là gì? Và trên hết: Hoa Kỳ muốn gì?
°
Người Ukraine chiến đấu dũng cảm ra sao, người Nga tổ chức nhếch
nhác kiểu gì, phương Tây bày tỏ sự đoàn kết như thế nào - là những điều bất ngờ
trong ba tháng chiến tranh ở châu Âu. Vào tháng Ba, người dân Ukraine nung đốt
quyết tâm gìn giữ tổ quốc. Giờ đây hy vọng đang âm ỉ cháy: Ukraine thực sự có
thể đánh thắng người Nga. Tuy nhiên, câu hỏi được đặt ra, như thế nào thì gọi
là - Chiến Thắng.
Đối với người Ukraine, câu trả lời rất đơn giản. Họ muốn người Nga
hoàn toàn rút ra khỏi khỏi đất nước của họ và muốn lấy lại Crimea với Donbass.
Bộ trưởng Ngoại giao Dmytro Kuleba và Tổng thống Volodymyr Zelenskyy đã nhiều
lần nói như vậy. Theo đó, Zelenskyy sẽ rất hài lòng nếu Nga rút lui về phía sau
biên giới, đúng như ở thời điểm trước khi tấn công Ukraine. Như vậy, Ukraine sẽ
phải từ bỏ Crimea, từ bỏ "Cộng hòa Nhân dân" Luhansk và Donetsk.
Mỹ Anh - Khi các tổ chức LHQ ngày càng bị Trung Quốc
xỏ mũi!
30/5/2022
https://docs.google.com/document/d/13dr1BSv7rwg_v2GyGKQOSaC6MvZK2Upb/edit?usp=sharing&ouid=106381647024774111691&rtpof=true&sd=true
Để Trung Quốc tiếp tục thao túng các tổ chức thế giới chẳng khác
gì “nuôi” một hiểm họa đối với tương lai toàn cầu. Điều đó chỉ có thể chặn lại
khi thế giới nói chung và các cường quốc nói riêng không lùi vào hậu trường và
nhường khoảng trống sân khấu cho Trung Quốc.
Báo chí Trung Quốc đã nhất loạt ca ngợi chuyến kinh lý Trung Quốc
của Cao ủy Nhân quyền LHQ Michelle Bachelet (từ ngày 23 đến 28 Tháng Năm 2022).
Tân Hoa Xã dẫn lời Michelle Bachelet: “Tôi ngưỡng mộ những nỗ lực và thành tựu
của Trung Quốc trong việc xóa đói giảm nghèo, bảo vệ nhân quyền và hiện thực
hóa phát triển kinh tế và xã hội”…
Tất cả trở thành con rối của Trung Quốc
Xoay trục 2.0: Khuôn khổ
Kinh tế Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương
Nguồn: Mohammadbagher Forough, “America’s Pivot to Asia 2.0: The
Indo-Pacific Economic Framework,” The Diplomat, 26/05/2022
Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng
31/5/2022
https://docs.google.com/document/d/1lNl4S50jTKoQH8wdOOf5z8H2ajMlU0tu/edit?usp=sharing&ouid=106381647024774111691&rtpof=true&sd=true
Chừng nào IPEF còn thiếu lợi ích rõ ràng, sẽ khó có thể biến khuôn
khổ này thành hành động có ý nghĩa.
Trong chuyến công du châu Á của mình, hôm thứ Hai vừa rồi, Tổng
thống Mỹ Joe Biden thông báo Nhật Bản, Ấn Độ, cùng 10 quốc gia khác đã cam kết
tham gia Khuôn khổ Kinh tế Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương (IPEF) do Mỹ dẫn đầu.
Danh sách gồm có Australia, Brunei, Indonesia, Hàn Quốc, Malaysia, New Zealand,
Philippines, Singapore, Thái Lan, và Việt Nam. Những nước không phải là thành
viên, chí ít là ở thời điểm hiện tại, là Đài Loan, ba quốc gia thành viên ASEAN
(Campuchia, Lào, và Myanmar) và Trung Quốc (hiển nhiên). Nhưng cánh cửa để trở
thành thành viên trong tương lai của họ (ít nhất là về mặt lý thuyết) vẫn đang
được để ngỏ.