Thứ Sáu, 13 tháng 5, 2022

Bản tin ngày Thứ sáu 13 tháng 5 năm 2022

 

Cuộc chiến ở Ukraine chi phối Cấp cao Mỹ – ASEAN

Phân tích của Trần Tô Hiệu
12/5/2022

https://docs.google.com/document/d/1IlGj1FKNFP3erGq7wtxE1J-lhNAyQP-C/edit?usp=sharing&ouid=106381647024774111691&rtpof=true&sd=true

Tổng thống Biden đã mời các nhà lãnh đạo Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) sang dự Hội nghị Cấp cao đặc biệt (CCĐB) tại Washington vào hôm nay và ngày mai (12 – 13/5). Hội nghị CCĐB này đã được lên kế hoạch từ cuối tháng 3/2022, nhưng cuộc chiến Ukraine cũng như những trục trặc về liên lạc đã khiến cuộc họp bị đình hoãn đến hôm nay. Và như trước đó giới nghiên cứu đã dự đoán, cuộc xâm lăng của Nga ở Ukraina hiện là đề tài hàng đầu chi phối các cuộc thảo luận tại Thượng đỉnh lần này.

Việt Nam khẳng định “không chọn bên”

Phát biểu tại Mỹ: TTg Chính khẳng định VN ‘không chọn bên,’ lạc quan về quan hệ Việt-Mỹ

12/5/2022

https://docs.google.com/document/d/1Ivb5c2Rq5CviEvE5BvcTCtwjvRgenC1y/edit?usp=sharing&ouid=106381647024774111691&rtpof=true&sd=true

Thủ tướng Việt Nam Phạm Minh Chính ngày thứ Tư 11 tháng Năm tái khẳng định Việt Nam “không chọn bên” trong cuộc cạnh tranh chiến lược giữa các cường quốc thế giới trong khi bày tỏ lạc quan về điều mà ông nói là những cơ hội giúp nâng mối quan hệ Việt Nam và Mỹ “lên tầm cao mới.”

Ông Chính, hiện đang ở thủ đô Washington của Mỹ để tham dự hội nghị thượng đỉnh các nhà lãnh đạo Hiệp hội Các Quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) với Tổng thống Joe Biden, trình bày viễn kiến của Việt Nam về một thế giới tốt đẹp hơn được xây dựng trên nền tảng của “sự chân thành, lòng tin, và trách nhiệm,” nói thêm rằng Việt Nam đang thể hiện những điều này trong cách ứng xử của mình trước các vấn đề quốc tế.

Thẩm phán Phạm Đình Hưng – Tính chánh danh và hợp pháp của nhà cầm quyền.

13/5/2022

https://docs.google.com/document/d/1UIr2m_5zLJrKTsq8iMxz2F3vi6OUXBSM/edit?usp=sharing&ouid=106381647024774111691&rtpof=true&sd=true

Trích: Chương 2 tuyển tập "THAY NGÔI ĐỔI CHỦ" một "Tuyển Tập Các Biên Khảo Lịch Sử Chính Trị Việt Nam Trong Thời Kỳ Cận Đại & Hiện Đại" của  Cụ Thẩm Phán Việt Nam Cộng Hòa Phạm Đình Hưng.

Văn hào Anh Rudyard Kipling (1865-1936), sanh tại Ấn Độ, đã từng nói đại ý như sau:

-   Đông (Orient) là Đông, Tây (Occident) là Tây. Đông Tây sẽ không bao giờ gặp nhau.

-   Á châu (Asia) sẽ không tiến lên văn minh theo các phương pháp của Tây phương. Á châu quá rộng và quá già.

Nhận xét của Rudyard Kipling không sai. Khi nói đến Á châu, văn hào Anh ám chi nước Tàu, một nước Á châu có diện tích bao la , một dân số lớn nhứl thế giới, một nền văn hóa sáng chói và một quá trình lịch sử lâu dài trải qua nhiều triều đại từ Phục Hy, Thần Nông, Nghiêu, Thuấn, Kiệt (Hạ), Thương (Ân), Châu, Đông Châu Liệt Quốc, Tần, Hán, Tấn, Nam Bắc Triều, Tùy, Đường, Tống, Nguyên, Minh,Thanh đến Cộng Hòa Dân Quốc (Republic of China từ 1911) và Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa (People’s Republic of China từ 1949). Den thế kỷ 21 nầy, trong khi nhân loại đã tiến vào thời đại Thông tin (Information age) và Toàn cầu hóa thương mại (World Trade), Trung Quốc, một quốc gia lớn nhứt và lâu đời nhứt ờ Á châu, vẫn hướng về các giá trị cố truyền của nước Tàu già nua và bác bỏ các giá trị phổ quát của Tây phương-, quyền con người và các quyền tự do dân chủ, chế độ đa đảng, phân quyền và kiểm soát hỗ tương giữa các cơ quan công quyền, chế độ pháp trị và thượng tôn luật pháp, đạo đức liêm chính, trung thực và minh bạch trong nhiệm vụ quản lý Nhà nước.

Phạm Thị Hoài - Hai câu, 77 chữ

13/5/2022

https://docs.google.com/document/d/1SkQtIXZCSuGrENYBTeJsmbfoNjY-m15I/edit?usp=sharing&ouid=106381647024774111691&rtpof=true&sd=true

Sau 47 năm, bên thắng trận đã hoàn thành đáp án cho câu hỏi còn bỏ ngỏ, liên quan đến sự kiện kết thúc cuộc chiến tranh định mệnh ở Việt Nam. Ngày 14 tháng Ba vừa rồi, cơ quan lãnh đạo cao nhất trong quân đội, gồm Tổng Bí thư Đảng, Chủ tịch nước, Thủ tướng Chính phủ và 20 vị tướng, ra Kết luận số 974-KL/QUTW về việc “Ai soạn thảo lời tuyên bố đầu hàng cho Dương Văn Minh”, “khẳng định tính khách quan và sự thật lịch sử” rằng cả ông đại úy Phạm Xuân Thệ đến trước lẫn ông trung tá Bùi Văn Tùng đến sau đều là đồng tác giả. Không có Thạch Sanh Lý Thông nào cả. Chấm dứt cãi cọ. Chuyện nhân sự đến đây là hết.

Thời sự Việt Nam

Ngày Thứ sáu 13 tháng 5 năm 2022

https://docs.google.com/document/d/1_aPSyimxWm0dSrocYZE2HXW9n_artCzP/edit?usp=sharing&ouid=106381647024774111691&rtpof=true&sd=true

Tìm hiểu về định chế giáo dục Việt Nam Cộng Hòa – Học Viện Quốc Gia Hành Chánh

Trần Xuân Thời – Đốc Sự Hành Chánh

13/5/2022

https://docs.google.com/document/d/1HZwMRQ9lKRcW3nMtBP6uzlHM0DnYd2LE/edit?usp=sharing&ouid=106381647024774111691&rtpof=true&sd=true

Học viện Quốc Gia Hành Chánh là một trường chuyên nghiệp, không phải là một phân khoa tự do của Viện Đại Học Sài Gòn như Văn khoa hay Luật Khoa… mở rộng cho sinh viên ghi danh vào học tự do không cần qua kỳ thi nhập học.
Trường Quốc Gia Hành Chánh được thành lập do Nghị Định 246–CAB/SG ngày 7 tháng 4 năm 1952, sửa đổi bởi Nghị Định 560/PTT/TTK ngày 22 tháng 8 năm 1954 và đổi danh xưng thành Học Viện Quốc Gia Hành Chánh bởi Nghị Định 483–TTP/TTK ngày 9 tháng 8 năm 1955.
Học Viện có nhiệm vụ nghiên cứu và đào luyện các viên chức hành chánh cao cấp cho chính phủ Việt Nam Cộng Hòa. Hơn hai ngàn sinh viên đã tốt nghiệp tại Học Viện Quốc Gia Hành Chánh từ khoá Đốc Sự Đà Lạt nhập học năm 1953 đến năm 1975.

Tin tức thế giới ngày Thứ sáu 13 tháng 5 năm 2022

Võ Thái Hà tổng hợp

https://docs.google.com/document/d/11D1aDP2em_VylX9eS3qb3u2WDzCcRfKG/edit?usp=sharing&ouid=106381647024774111691&rtpof=true&sd=true

Thế nào là “chiến tranh uỷ nhiệm”?

Phân tích một ví dụ thực tế: cuộc chiến Nga xâm lược Ukraine

13/5/2022

https://docs.google.com/document/d/1B-fQ674upuCHHP8WgN6rstXz-9PigC6Y/edit?usp=sharing&ouid=106381647024774111691&rtpof=true&sd=true

Chuyên mục Vén màn huyền thoại tuần này được phụ trách bởi TS. Vân Phạm, thành viên Dự án Đại Sự Ký Biển Đông, với câu hỏi được đưa ra thảo luận là “Liệu cuộc chiến Nga xâm lược Ukraine có phải là chiến tranh uỷ nhiệm?”

Khái niệm “Chiến tranh uỷ nhiệm”

“Chiến tranh uỷ nhiệm” thường được hiểu, và đây cũng là cách hiểu ở Việt Nam, là cuộc chiến mà lực lượng địa phương nhỏ hơn (có thể là quân đội của một quốc gia hoặc chỉ là một nhóm dân quân) chiến đấu trực tiếp vì mục đích của nước khác (thường là một quốc gia hùng mạnh muốn đạt mục tiêu chiến trường của riêng mình mà không trực tiếp tiến hành chiến tranh). Ở Việt Nam, chiến tranh uỷ nhiệm còn có thể được hiểu là chiến đấu bởi sự kích động của quốc gia khác.

NATO và Mỹ muốn đánh Nga đến người Ukraine cuối cùng?

Phi Luật Tân - Tân tổng thống Marcos sẽ có chính sách đối ngoại khác với Duterte

Nguồn: Derek Grossman, “New Philippine President Marcos Is No Duterte on Foreign Policy,” Foreign Policy, 10/05/2022

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

https://docs.google.com/document/d/1oXeQjx2AicBWYTbPtQCkv98P4AUthfHj/edit?usp=sharing&ouid=106381647024774111691&rtpof=true&sd=true

Người chiến thắng trong cuộc bầu cử hôm thứ Hai vừa rồi có ý định bảo vệ chủ quyền trước Trung Quốc và ưu tiên liên minh với Mỹ.

Cuộc bầu cử đã đưa Ferdinand Marcos Jr. trở thành tổng thống tiếp theo của Philippines sẽ có ý nghĩa quan trọng đối với chính sách đối ngoại của Manila. Thường được gọi với biệt danh “Bongbong”, Marcos nhiều khả năng sẽ bị ảnh hưởng bởi các chính sách của cha ông, cựu độc tài Ferdinand Marcos, cũng như của người tiền nhiệm, Rodrigo Duterte, dẫn tới sự hình thành một chính phủ mới quan tâm đến việc hợp tác với Trung Quốc trong khi vẫn kề cận với Mỹ. Marcos đã liên tục ca ngợi những thành tựu của cha mình, một trong số đó là duy trì liên minh an ninh mạnh mẽ với Washington bất chấp mâu thuẫn song phương, nhưng đồng thời, ông cũng đồng tình về mặt chính trị với Duterte, người đã tìm cách xoay trục từ Mỹ sang Trung Quốc.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét