Giá lúa gạo xuất khẩu tăng: Ai hưởng lợi?
Hồng Dân
Chỉ số giá lương thực toàn cầu cao nhất trong hơn 30 năm trở lại đây. Là nước xuất khẩu nông sản hàng đầu thế giới, nhiều mặt hàng của Việt Nam đang hưởng lợi.
Số liệu thống kê của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho biết, xuất khẩu 3 tháng đầu năm nay đạt 1,48 triệu tấn, tương đương 715 triệu USD, tăng 24% về khối lượng và tăng 10,5% về giá trị so với cùng kỳ năm ngoái.
Trên thị trường thế giới, giá gạo xuất khẩu của Việt Nam luôn duy trì ở vị trí dẫn đầu trong số các nước xuất khẩu gạo. Các doanh nghiệp như Trung An, Lộc Trời, Tân Long… đang đẩy mạnh xuất khẩu vào các thị trường có phân khúc cao và giá cả ổn định.
Còn theo thống kê của Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA), ngoại trừ khoảng 2 tuần giữa tháng 3, giá gạo xuất khẩu Thái Lan tăng mạnh, sau đó quay đầu giảm còn dưới mức 410 USD/tấn gạo 5% tấm thì gạo Việt Nam luôn duy trì mức giá cao nhất thị trường gạo thế giới với mức 415 – 420 USD/tấn, so gạo Thái Lan cùng phẩm cấp có giá là 410 – 408 USD/tấn.
Theo một số doanh nghiệp ở các tỉnh miền Tây, trong tháng 3 giá lúa gạo trong nước liên tục tăng vì tác động của chi phí đầu vào như xăng dầu tăng cao làm tăng phí vận chuyển, phân bón; bên cạnh đó là tăng theo sự tăng giá lương thực chung của thế giới, trong đó có tác động của cuộc xung đột giữa Nga – Ukraine… Tuy nhiên, thị trường chưa có những đơn hàng lớn vì các đối tác vẫn có tâm lý chờ đợi thêm thời gian để giá cả ổn định trở lại.
Tuy nhiên các doanh nghiệp xuất khẩu gạo than phiền rằng dù đơn hàng tăng, giá tốt nhưng chi phí vận chuyển, bốc xếp… tăng cao khiến các nhà xuất khẩu thu về lợi nhuận không đáng bao nhiêu (?!).
Ông Nguyễn Thanh Long, Giám đốc Công ty Gạo Việt (cũng là bạn học cũ của người viết bài này) thẳng thắn nhìn nhận với mức giá gạo xuất khẩu hiện nay thì nhiều công ty cũng chẳng có lợi nhuận là bao vì chi phí sản xuất, chế biến… cũng tăng cao. Ngoài ra, người nông dân cũng không hưởng lợi vì giá lúa hiện nay có tăng nhưng chi phí sản xuất như phân bón, vật tư nông nghiệp… đều tăng gấp đôi, gấp ba lần so với trước đây.
Cùng góp ý kiến về ai mới là người chịu thiệt nhất về giá lúa gạo lâu nay, một nhà báo theo dõi mảng kinh tế nông thôn cho rằng đó là người nông dân. Theo vị nhà báo này thì đúng là thời gian qua, hàng loạt chính sách hỗ trợ của Chính phủ cho sản xuất và xuất khẩu lúa gạo được đưa ra, nhưng hiệu quả không cao bởi chưa đến được trực tiếp với người trồng lúa dù theo quy định phải bảo đảm lợi nhuận cho người trồng lúa ít nhất 30% giá thành.
Tuy nhiên trên thực tế, mức lời này khó có thể được vì giá thành sản xuất lúa không tính đến các nhân tố như lao động gia đình, phí thuê đất và lãi suất vay, các chi phí vận chuyển… Ngoài ra, việc áp dụng cùng một mức giá thành sản xuất lúa cho một khu vực là không hợp lý bởi mỗi nơi có một đặc thù khác nhau.
Theo nghiên cứu mới đây của Ngân hàng Thế giới và Tổ chức Oxfam, thu nhập trung bình từ trồng lúa của các hộ dân đồng bằng sông Cửu Long – tức vùng có lợi thế sản xuất lúa tốt nhất cả nước, chỉ đạt 535.000 đồng/người/tháng, tương đương với một nửa mức lương tối thiểu. Với thu nhập như vậy, các hộ sản xuất quy mô dưới 2 ha không thể sống dựa vào thu nhập từ trồng lúa.
“Các chính sách về điều hành xuất khẩu, sản xuất lúa gạo Việt Nam khi áp dụng cần được thường xuyên đánh giá bằng cơ quan độc lập. Đặc biệt, cần minh bạch trong việc xuất khẩu gạo giữa các doanh nghiệp để tăng khả năng cạnh tranh” – vị nhà báo nói trên kiến nghị.
Việt Nam phủ nhận bắt giữ ca sỹ Nga vì phản đối cuộc chiến tranh của Putin
Hình ảnh ca sỹ đường phố người Nga của nhóm Vallades được chia sẻ trên mạng xã hội khi biểu diễn ở Đà Lạt bên cạnh tấm biển phản đối chiến tranh và Tổng thống Nga Vladimir Putin.
Công an Thành phố Đà Lạt ở tỉnh Lâm Đồng hôm 3/5 bác bỏ thông tin cho rằng một ca sỹ người Nga bị bắt tại thành phố du lịch này vì phản đối chiến dịch quân sự của Nga tại Ukraine là “sai sự thật,” theo truyền thông trong nước.
Trước đó từ ngày 1/5, nhiều trang mạng xã hội đăng tin rằng công an TP Đà Lạt bắt giam một ca sỹ đường phố người Nga tại Quảng trường Lâm Viên do căng biểu ngữ phản đối chiến dịch quân sự của Nga tại Ukraine.
Một trong số này là trang Facebook của Việt Tân, một tổ chức ủng hộ dân chủ có trụ sở ở Mỹ bị Bộ Công an Việt Nam xem là “khủng bố”, trong đó nói rằng “ca sỹ đường phố Vallades người Nga bị công an Đà Lạt bắt đi vì một biểu ngữ phản đối Putin xâm chiếm Ukraine.” Đăng tải này cho biết “anh thường hát ở các quán cà phê và những con đường ở Đà Lạt.” Kèm theo là hình ảnh của ca sỹ cầm đàn hát bên một tấm biển viết “Stop war. Stop Putin. Russia is not Putin.” (Hãy ngăn chiến tranh. Hãy ngăn Putin. Nga không phải là Putin.)
Nhiều trang Facebook cá nhân cũng đồng loạt chia sẻ hình ảnh được cho là chụp vài phút trước khi người ca sỹ này bị công an Đà Lạt bắt đi.
Theo trang Facebook chính thức của Vallades, đây là tên của một nhóm nhạc thường biểu diễn trên đường phố và tại các quán bar ở Đà Lạt, Mũi Né, TPHCM, Đà Nẵng và cả ở Hà Nội. Thông tin mô tả trên trang này cho biết nhóm biểu diễn nhạc cụ và hát bằng tiếng Nga, Ý, Pháp và Tây Ban Nha.
Thông tin chính thức từ Công an Đà Lạt được nhiều trang mạng trong nước trích dẫn hôm 3/5 cho biết rằng công an thành phố này đã phối hợp với lực lượng chức năng mời trường hợp người nước ngoài tên Propisnov Alexander, 41 tuổi quốc tịch Nga, lên làm việc để yêu cầu người này chấp hành đúng các quy định liên quan tới việc gia hạn hộ chiếu, thị thực.
Trích dẫn thông tin từ Công an Đà Lạt, báo Công an Thành phố Hồ Chí Minh cho biết rằng: “Nguyên nhân là thị thực và hộ chiếu của ông Propisnov Alexander đã hết hạn, tuy nhiên ông này vẫn lưu trú tại các cơ sở trên địa bàn Đà Lạt.”
Cũng đưa tin về sự việc này, Thanh Niên cho biết Công an Đà Lạt nhận định rằng “hành vi của ông Propisnov Alexander đã vi phạm quy định về xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh, cư trú và đi lại” được quy định theo luật của Việt Nam.
Tuy nhiên, theo báo Người Lao Động, nhiều trang mạng xã hội trong những ngày qua “đã phản ánh thông tin sai sự thật về việc Công an TP Đà Lạt bắt ca sỹ đường phố người Nga” do căng biểu ngữ phản đối việc Nga xâm chiếm Ukraine, hiện đang bị phương Tây lên án.
Chính phủ Việt Nam không lên án cuộc xâm lược của Nga và hai lần bỏ phiếu trắng trước khi bỏ phiếu chống tại Đại hội đồng Liên Hợp Quốc về việc đình chỉ Nga khỏi Hội đồng Nhân quyền của tổ chức này. Tuy nhiên nhiều người Việt Nam ở trong nước lại bày tỏ sự ủng hộ đối với người dân Ukraine và phản đối cuộc xâm lược của ông Putin ở Ukaine. Theo HRW, vào tháng trước một số người ủng hộ dân chủ ở Hà Nội bị công an ngăn không cho tới tham dự một sự kiện ủng hộ Ukraine do đại sứ quán nước này tổ chức tại đây.
Công an Đà Lạt cảnh báo rằng các cá nhân “đăng tải, chia sẻ thông tin chưa được kiểm chứng, sai sự thật liên quan vụ việc nêu trên sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật.”
Theo truyền thông trong nước, Công an Đà Lạt nói rằng ông Propisnov Alexander, sau khi làm việc với công an, đã “nhận thức được hành vi sai phạm của mình và đã xuống TPHCM để hoàn tất các thủ tục gia hạn hộ chiếu, thị thực.”
Úc giúp đưa lực lượng gìn giữ hòa bình của Việt Nam về nước
03/5/2022
Lực lượng gìn giữ hòa bình Việt Nam và quốc tế chụp ảnh lưu niệm. Photo: Tổ Công tác Cộng hoà Trung Phi via Lao Động.
Một máy bay vận tải chiến lược của Australia mới đây đã đưa các cán bộ Bệnh Viện Dã Chiến Cấp 2 số 3 của Việt Nam từ thủ đô Juba, Nam Sudan, về đến thành phố Hồ Chí Minh.
Đại sứ quán Úc ở Hà Nội hôm 1/5 cho biết rằng Australia “tự hào hỗ trợ Việt Nam thực hiện các nỗ lực gìn giữ hòa bình Liên Hợp Quốc (LHQ) thông qua các đợt không vận chiến lược”.
Ít ngày trước đó, tin cho hay, Đại sứ Australia tại Việt Nam Robyn Mudie cùng Chủ tịch Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc đã có mặt tại sân bay Nội Bài ở Hà Nội để tạm biệt lực lượng thuộc Bệnh viện Dã Chiến Cấp 2 số 4 tham gia nhiệm vụ gìn giữ hòa bình tại Phái Bộ Liên Hợp Quốc tại Nam Sudan (UNMISS) cũng như Đại đội Công Binh số 1 chuẩn bị lên đường tham gia nhiệm vụ gìn giữ hòa bình tại Phái bộ Lực lượng An ninh Lâm thời của LHQ tại Abyei (UNISFA).
Theo phía Úc, đây là lần thứ tư, máy bay vận tải chiến lược C-17 Globemasters của Không quân Hoàng gia Australia chuyên chở cán bộ và hàng hóa của Bệnh viên Dã Chiến Cấp 2 của Việt Nam sang UNMISS.
Đại sứ quán Úc nói rằng “hình ảnh những chiến sỹ mũ nồi xanh của Việt Nam đứng trước máy bay C-17 của Australia đã trở thành biểu tượng của mối quan hệ hợp tác quốc phòng tốt đẹp giữa hai nước”.
Ngoài việc giúp thực hiện các đợt vận tải chiến lược, cơ quan ngoại giao này cho biết thêm rằng phía Úc cũng tiến hành chương trình đào tạo ngoại ngữ và huấn luyện chuyên môn cho lực lượng gìn giữ hòa bình của Việt Nam.
Như VOA tiếng Việt đã đưa tin, cuối tháng trước, Việt Nam lần đầu tiên cử lực lượng công binh tham gia hoạt động gìn giữ hòa bình Liên Hợp Quốc và cũng là lần triển khai đơn vị tham gia với quân số lớn nhất từ trước đến nay kể từ tháng 6/2014.
Tin cho hay, đội công binh gìn giữ hòa bình tới UNISFA gồm có 184 người, trong đó có 21 nữ quân nhân, và họ đã có thời gian chuẩn bị hơn 5 năm.
Đức và Ấn Độ lên tiếng về tự do hàng hải ở Biển Đông
RFA
04/5/2022
Thủ tướng Đức Olaf Scholz (phải) và Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi tại họp báo ở Berlin hôm 2/5/2022
AFP
Đức và Ấn Độ vào ngày 2/5 ra tuyên bố chung nhấn mạnh đến tầm quan trọng của tự do hàng hải và thương mại không bị cản trở tại tất cả các vùng biển, bao gồm Ấn Độ Dương và Biển Đông, phù hợp với luật pháp quốc tế, đặc biệt Công ước Liên hiệp quốc về Luật biển (UNCLOS) năm 1982.
Tuyên bố chung được đưa ra sau cuộc hội đàm giữa Thủ tướng Đức Olaf Scholz và Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi trong chuyến thăm Đức. Hai vị thủ tướng đồng chủ trì cuộc tham vấn liên chính phủ Đức - Ấn Độ lần thứ sáu.
Thông tấn xã Việt Nam loan tin ngày 3/5 cho biết tại Berlin, cả hai thủ tướng của Đức và Ấn Độ đánh giá cao các hướng dẫn của Chính phủ Đức về Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, chiến lược hợp tác của Liên minh Châu Âu (EU) ở khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương và Sáng kiến Đại dương Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương do Ấn Độ xây dựng.
Hai phía cũng hoan nghênh chuyến thăm cảng Mumbai của khinh hạm Đức "Bayern" hồi tháng 1/2022. Trong năm 2023, Đức cũng đồng ý về chuyến thăm hữu nghị của một tàu hải quân Ấn Độ tới một cảng của Đức.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét