Nguồn: Edward Miller, “Behind the Phoenix Program”, The New York Times, 29/12/2017.
Biên dịch: Phan Nguyên
2018
Song ngữ Việt Anh
Chương trình Phụng Hoàng
Vào cuối tháng 12/1967, Chính phủ Nam Việt Nam tuyên bố tái tổ chức nỗ lực chiến tranh của mình nhằm chống lại phong trào nổi dậy của lực lượng cộng sản. Có hiệu lực ngay lập tức, tất cả các hoạt động chống nổi dậy của Nam Việt Nam đều trở thành một phần của một chương trình mới được gọi là Phụng Hoàng, tên của một loài chim linh thiêng gắn liền với hoàng gia và quyền lực trong truyền thống văn hóa Việt Nam và Trung Quốc. Đáp lại động thái của Nam Việt Nam, các quan chức Hoa Kỳ ở Việt Nam bắt đầu gọi các nỗ lực phối hợp chống nổi dậy của họ với tên gọi Phoenix, tên gọi gần gũi nhất trong văn hóa phương Tây với loài vật huyền thoại này.
Chương trình Phụng Hoàng sẽ trở thành một trong những khía cạnh gây tranh cãi nhất trong cuộc chiến của Hoa Kỳ tại Việt Nam. Được bảo trợ bởi Cục Tình báo Trung ương (CIA), Chương trình Phụng Hoàng sử dụng các lực lượng bán quân sự nhằm tấn công các đặc vụ cộng sản nằm vùng tại các thôn làng khắp Nam Việt Nam. Các nhân chứng cáo buộc rằng các thành viên của chương trình cùng các cố vấn Hoa Kỳ của họ thường xuyên tiến hành tra tấn, sát hại và ám sát, những cáo buộc mà các quan chức Mỹ đã bác bỏ.
Cho tới ngày nay, cuộc tranh luận về Chương trình Phụng Hoàng vẫn tập trung chủ yếu vào vai trò của CIA và các cá nhân người Mỹ trong chương trình này. Nhưng đại bộ phận nhân sự của Chương trình Phụng Hoàng, như binh sĩ, thẩm vấn viên và nhà phân tích, đều là người Việt Nam. Tìm hiểu vai trò của các nhân sự Việt Nam trong chương trình Phụng Hoàng mang lại những góc nhìn khác biệt về nguồn gốc và tầm quan trọng của chương trình này.
Trong tất cả những người Việt Nam đóng góp cho Chương trình Phụng Hoàng, có lẽ nhân vật nhiều ảnh hưởng nhất là một sĩ quan quân đội Nam Việt Nam tên là Trần Ngọc Châu. Lúc còn trẻ, ông Châu đã đi theo phong trào độc lập Việt Minh và nhà lãnh đạo cuốn hút của phong trào này là Hồ Chí Minh. Ông từ chối gia nhập Đảng Cộng sản của ông Hồ và trở nên khó chịu với việc Việt Minh ngày càng nhấn mạnh đấu tranh giai cấp. Năm 1950, ông đào ngũ sang phía chính phủ chống cộng do Pháp hậu thuẫn.
Ông Châu cuối cùng đã thu hút được sự chú ý của Tổng thống Ngô Đình Diệm, người giao cho ông làm về chiến lược và chiến thuật chống nổi dậy. Năm 1962, ông Diệm bổ nhiệm ông Châu làm tỉnh trưởng Kiến Hòa (Bến Tre ngày nay – ND), một tỉnh lớn thuộc Đồng bằng sông Cửu Long. Ông Châu dành phần lớn trong khoảng thời gian 3 năm ở Kiến Hòa để thử nghiệm các phương pháp chống nổi dậy khác nhau.
Ông Châu nhanh chóng nhận thấy chính phủ đối mặt với một số vấn đề liên quan tới nhau ở Kiến Hòa. Tỉnh này được coi là “chiếc nôi của cách mạng” bởi vì các cán bộ Cộng sản đã tổ chức một trong những cuộc nổi dậy địa phương đầu tiên chống lại Diệm tại một trong những huyện của tỉnh này vào năm 1960. Hơn nữa, ông Châu sau này hồi tưởng lại rằng hệ thống tình báo của chính phủ “như một trò đùa” bởi vì nó phụ thuộc vào những người cung cấp tin đã làm cho nhà nước trong nhiều năm và thường được cung cấp tin giả bởi kẻ thù. Do đó, các lực lượng chính phủ tại Kiến Hòa thường không biết những người nổi dậy là ai và họ đang hoạt động tại đâu. Thay vì tiến hành các chiến dịch có mục tiêu chọn lọc dựa trên các thông tin tình báo chính xác, các chỉ huy thường sử dụng các chiến dịch hỏa lực mạnh làm chết hoặc bị thương người dân địa phương. Dân làng càng trở nên tức giận hơn bởi các quan chức và sĩ quan cảnh sát địa phương, nhiều người trong số đó rất bất tài, tham nhũng, hoặc cả hai.
Để khắc phục những vấn đề này, ông Châu đã thiết kế nên chương trình Điều tra dân số kết hợp khảo sát ý kiến về các bất bình của người dân (Census – Grievance – sau đây gọi là Chương trình điều tra – khảo sát). Thông qua sáng kiến này, các nhóm cán bộ được phái xuống các thôn làng do chính phủ kiểm soát. Sau khi tiến hành điều tra dân số, các thành viên bắt đầu tiến hành hàng ngày các cuộc phỏng vấn bắt buộc đối với từng người lớn. Các câu hỏi có vẻ như vô thưởng vô phạt, ví dụ như ông bà có nhận thấy điều gì bất thường gần đây không, hay chính phủ có thể làm gì để giúp đỡ ông bà và gia đình. Các câu hỏi này một phần là nhằm tạo điều kiện cho người dân nêu lên những bất bình về các quan chức địa phương tham nhũng, những người mà ông Châu sau đó có thể kỷ luật hoặc cách chức. Nhưng mục tiêu cuối cùng là nhằm thu thập thêm các thông tin chính xác hơn về kẻ thù.
Sáng tạo thứ hai của ông Châu là việc tạo ra cái mà ông gọi là các Đội chống Khủng bố, tiền thân của Chương trình Phụng Hoàng. Được thành lập với sự hỗ trợ từ CIA, các đội nhóm này bao gồm các nhóm nhỏ nhân viên được huấn luyện để tiến hành các chiến dịch bí mật trong các vùng lãnh thổ do kẻ thù kiểm soát. Khi ông Châu nhận được tin tức tình báo về nhân dạng và vị trí của các đặc vụ kẻ thù, ông liền cử Đội chống Khủng bố tới giết hoặc bắt sống họ. Theo cách này, ông Châu và các đối tác CIA hi vọng có thể làm tiêu hao và tiêu diệt những gì mà sau này họ gọi là cấu trúc Việt cộng, tức mạng lưới các cán bộ và đặc vụ cộng sản nằm vùng trong dân cư nông thôn.
Trần Ngọc Châu
Ông Châu nhận thức rất rõ rằng các phương pháp của mình rất dễ bị lạm dụng. Một chủ doanh nghiệp bất lương trong làng có thể lợi dụng chương trình Điều tra – khảo sát để thuyết phục chính phủ rằng đối thủ địa phương của mình là một người cộng sản. Và các thành viên của Đội chống Khủng bố nếu không được huấn luyện và giám sát kỹ lưỡng có thể cảm thấy và hành động như thể họ được phép tiến hành giết người. Nhằm chống lại những vấn đề như vậy, ông Châu đã bổ nhiệm các thanh tra viên để điều tra các báo cáo về các sai phạm của cán bộ, quan chức. Ông cũng tuyên bố rằng việc sử dụng các lực lượng sát thủ sẽ chỉ là phương thức cuối cùng, chỉ được áp dụng sau khi các nỗ lực nhằm thuyết phục các đặc vụ của kẻ thù đào ngũ sang phe Chính phủ thất bại.
Mặc dù ông Châu nói tiếng Anh với giọng nặng nhưng ông có thể trình bày các ý tưởng của mình về chống nổi dậy theo một phương thức đơn giản và dễ hiểu, khiến cho ông trở nên nổi tiếng với các cố vấn Hoa Kỳ. Daniel Ellsberg, nhà phân tích của Công ty RAND mà sau này trở thành một nhà hoạt động phản chiến, đã gặp ông Châu khoảng giữa những năm 1960 và coi ông là chuyên gia Việt Nam hàng đầu về quy trình bình định hóa. Ông Châu cũng tương tác và làm việc với John Paul Vann, William Colby, Edward Lansdale và những nhân vật tiêu biểu khác trong đội ngũ chống nổi dậy của Hoa Kỳ. Những người Mỹ này đặc biệt thích việc ông Châu khẳng định rằng có thể tiến hành chống nổi dậy theo một phương thức nhân văn, có đạo đức, và làm giảm các thiệt hại không mong muốn đối với sinh mạng và tài sản của thường dân.
Nhờ một phần vào sự hỗ trợ của các bạn bè Hoa Kỳ, ông Châu đã được bổ nhiệm vào cuối năm 1965 làm lãnh đạo một chương trình huấn luyện chống nổi dậy mới dành cho cán bộ Nam Việt Nam. Sự đề bạt của ông là một phần trong nỗ lực của CIA nhằm thiết kế một chiến lược chống nổi dậy trên cả nước dành cho Nam Việt Nam, những nỗ lực mà cuối cùng dẫn tới sự hình thành Chương trình Phụng Hoàng. Trong quá trình thiết kế Chương trình Phụng Hoàng, các quan chức CIA đã đưa vào các ý tưởng của chương trình Điều tra – Khảo sát nhằm thu thập thông tin tình báo từ dân làng. Ảnh hưởng của ông Châu cũng rất rõ ràng trong bộ phận sau này trở thành phần gây tranh cãi nhất của Chương trình Phụng Hoàng, đó là các biệt đội chống khủng bố tinh nhuệ được gọi là các Đơn vị Thám sát Tỉnh (PRU). Được tuyển mộ và huấn luyện bởi CIA, các đơn vị này tiến hành hàng chục nghìn vụ “bắt và giết” các đặc vụ của kẻ thù từ năm 1968 tới năm 1972.
Tuy nhiên, có phần bất ngờ khi ông Châu không thực sự tham gia vào việc thiết kế hay thực hiện Chương trình Phụng Hoàng. Với tư cách là người đứng đầu của chương trình đào tạo cán bộ quốc gia Nam Việt Nam, ông sớm trở nên thất vọng với tình trạng đấu đá chính trị bất tận giữa các lãnh đạo cấp cao. Năm 1967, ông Châu rời bỏ vị trí chính thức của mình và giành được một ghế dân biểu trong Quốc hội Nam Việt Nam.
Sau đợt Tổng tiến công Tết Mậu Thân 1968, ông Châu bắt đầu kêu gọi một giải pháp thương lượng dành cho cuộc chiến. Điều này khiến ông trở thành kẻ thù của Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu, người cho bắt giam, xét xử và tống giam ông về tội phản quốc. Ông sống phần thời gian còn lại của cuộc chiến trong tù hoặc trong tình trạng quản thúc tại gia. Sau chiến thắng của miền Bắc năm 1975, ông bị tống giam một lần nữa, lần này là trong một trại cải tạo của cộng sản. Ông được cho ra tù năm 1978 và di cư sang Mỹ cùng với gia đình.
Trong những thập niên sau khi Chiến tranh Việt Nam kết thúc, ông Châu và những người Mỹ ủng hộ ông đã than phiền rằng việc ông bị hạ bệ vừa là một sự phản bội vừa là một cơ hội bị bỏ lỡ. Theo quan điểm của họ, ông Châu đã thiết kế nên một công thức chống nổi dậy có hiệu quả: Bằng cách lôi kéo người dân địa phương ở Kiến Hòa tham dự thông qua các chương trình Điều tra – khảo sát, ông đã giành được trái tim và lý trí của họ trong khi vẫn có thể tiếp tục thu thập được các thông tin tình báo mà các Đội chống Khủng bố sử dụng để truy tìm các mạng lưới bí mật của kẻ thù. Tuy nhiên, ông Châu cũng tin rằng lãnh đạo cấp cao của CIA đã không thể hiểu được những thành tố cốt lõi trong cách tiếp cận của ông.
Một sĩ quan quân đội Việt Nam đang thẩm vấn một nông dân, có vợ và con gái đứng bên cạnh, tại tỉnh Kiến Hòa, tháng 10, 1966
Mặc dù Chương trình Phụng Hoàng vay mượn một số khía cạnh của mô hình Kiến Hòa, ông kết luận rằng nó quá nhấn mạnh sử dụng vũ lực và không coi trọng việc huy động người dân. Kết quả là ông Châu và các bạn bè người Mỹ của ông coi Chương trình Phụng Hoàng như là một sự “suy đồi hóa” các ý tưởng ban đầu của ông Châu. Ông Châu đã trình bày cách diễn giải này trong các cuộc phỏng vấn, trong cuốn hồi ký bằng tiếng Anh xuất bản năm 2012 của ông, và trong bộ phim tài liệu gần đây The Vietnam War của Ken Burns và Lynn Novick.
Nhưng ông Châu đã thực sự đạt được những thành tựu gì ở Kiến Hòa? Những người ủng hộ ông thường dẫn các số liệu chính thức để chứng minh cho thành công của ông: Trong năm đầu tiên ông làm tỉnh trưởng, ước tính số dân thường sống trong vùng chính phủ kiểm soát của tỉnh đã tăng từ 80.000 lên 220.000 trong tổng dân số khoảng hơn nửa triệu người. Tuy nhiên, chính ông Châu cũng thường nói rằng những thành tựu đó ít có ý nghĩa nếu người dân địa phương không ủng hộ chính phủ và các tuyên bố của chính phủ về đảm bảo chủ quyền quốc gia – một nhiệm vụ tỏ ra quá khó khăn tại Nam Việt Nam trong thời kỳ giữa những năm 1960. Tính chất ngắn ngủi trong các thành quả của ông Châu đã bộc lộ rõ sau khi ông rời tỉnh Kiến Hòa: lực lượng cộng sản nhanh chóng giành lại phần lớn lãnh thổ và dân cư và họ đã mất.
Thành quả cụ thể nhất của ông Châu tại Kiến Hòa đó là chương trình Điều tra – khảo sát dân cư. Như một sử gia của CIA sau này ghi nhận, chương trình tỏ ra là một công cụ hiệu quả nhằm tạo ra các thông tin tình báo khả dụng về các lực lượng và đặc vụ của kẻ thù. Nhưng hiệu quả của nó bắt nguồn chủ yếu không phải từ việc giành được sự ủng hộ của công chúng là từ việc giám sát họ.
Thực sự, chương trình không chỉ thu thập thông tin tình báo về “cấu trúc Việt Cộng”, nó còn tổng hợp các thông tin chi tiết về mọi cư dân tại từng thôn ấp nơi chương trình được triển khai. Những thông tin này bao gồm dữ liệu về quan hệ họ hàng, các mối liên hệ chính trị, tôn giáo, và cả tình trạng sở hữu tài sản. Như ông Châu thừa nhận, các thông tin này thường được sử dụng để gây áp lực lên các gia đình và toàn bộ cộng đồng buộc họ tuân theo các chỉ thị của chính phủ. Về khía cạnh này, chương trình ít tích cực và mang nhiều tính cưỡng bức hơn so với những người thúc đẩy nó thừa nhận.
Việc sử dụng các đội chống khủng bố ở Kiến Hòa cũng đôi lần không thể tuân theo các nguyên tắc tốt đẹp mà ông Châu đã đề ra. Bằng cách nhắm vào những cán bộ cộng sản cụ thể để “vô hiệu hóa” họ, chương trình đã làm gia tăng sức ép quân sự và tâm lý lên kẻ thù. Các chỉ huy cộng sản phản ứng lại bằng cách treo thưởng đặc biệt cho bất cứ người nào trong đơn vị của họ có thể tiêu diệt được một thành viên của đội chống khủng bố. Cuộc đấu tranh giữa hai bên nhanh chóng trở thành cuộc nội chiến ở cấp độ cộng đồng mà trong đó lời hứa của ông Châu rằng sẽ chỉ sử dụng vũ lực như là phương tiện cuối cùng thường bị phá vỡ. Khi một tuyên truyền viên cộng sản phân phối các tờ bướm ca ngợi một người bắn tỉa du kích tiêu diệt được một cố vấn quân sự Mỹ ở Kiến Hòa, ông Châu đã ra lệnh cho Đội chống Khủng bố thâm nhập vào thôn do kẻ thù kiểm soát nơi người lính bắn tỉa đang sống. Các thành viên của nhóm đã giết chết người lính bắn tỉa bằng cách tung lựu đạn vào nhà của anh ta trong lúc anh ta đang ngủ.
Những người chỉ trích hoạt động chống nổi dậy ở Việt Nam nhiều khả năng sẽ coi câu chuyện tiêu diệt tay súng bắn tỉa trên như là bằng chứng cho thấy các hoạt động của ông Châu ở Kiến Hòa đơn thuần chỉ là một chương trình ám sát. Ông Châu và những người bảo vệ ông có thể phản bác rằng những hành động giết chóc như vậy là cần thiết và được biện minh bởi việc những người cộng sản sử dụng biện pháp ám sát có chọn lọc, và rằng việc thi thoảng triển khai những chiến thuật như vậy nên được nhìn nhận trong bối cảnh những nỗ lực rộng lớn hơn của ông nhằm giành được trái tim và khối óc của người dân. Nhưng cả hai lập luận này làm giảm ý nghĩa của những thành tố cốt lõi trong chiến tranh chống nổi dậy được tiến hành tại Việt Nam.
Ông Châu không đề xuất đánh bại cộng sản ở Kiến Hòa chỉ bằng cách ám sát họ. Ông tạo ra các đội Điều tra – khảo sát như là một phương tiện để thu hút sự ủng hộ của người dân trong cuộc chiến chống lại kẻ thù. Tuy nhiên, quy trình mà ông đề xuất nhằm giành được sự hợp tác của người dân không dựa vào việc giành được sự đồng thuận hay sự tự nguyện tham gia của họ. Các đội Điều tra – khảo sát đã mang lại cho chính phủ một phương thức áp đặt một hệ thống giám sát và kiểm soát lên toàn bộ các cộng đồng dân cư và thu thập các thông tin tình báo từ mỗi người dân. Trong khi ông Châu hy vọng rằng người dân sẽ cung cấp những thông tin tình báo này một cách tự nguyện, mục tiêu bao trùm của ông là thu được thông tin cần thiết để phát hiện và phá hủy các mạng lưới bí mật của kẻ thù. Hơn nữa, dù việc theo đuổi mục tiêu này bao gồm các nỗ lực nhằm bắt giữ những đặc vụ của kẻ thù hoặc thuyết phục họ đầu hàng, nó cũng bao gồm rất nhiều vũ lực, bao gồm một số vụ ám sát. Trong tất cả những khía cạnh này, mô hình mà ông Châu thiết kế nên tại Kiến Hòa có nhiều điểm tương đồng với Chương trình Phụng Hoàng sau này.
Sự nghiệp của Trần Ngọc Châu chỉ ra một sự thật lớn hơn về hoạt động chống nổi dậy ở Việt Nam về lịch sử của chiến tranh chống nổi dậy nói chung. Giống như các đối tác người Mỹ của mình, ông Châu đã thúc đẩy cái mà bây giờ được gọi là phương thức chống nổi dậy lấy dân cư làm trung tâm, một cách tiếp cận nhấn mạnh việc bảo vệ và kiểm soát dân cư dân sự. Những người ủng hộ cách tiếp cận này thường mô tả nó như là một phương thức chiến tranh nhân bản, hoàn toàn phù hợp với pháp luật về chiến tranh, và với các lý tưởng tự do của người Mỹ.
Cách tiếp cận của ông Châu rõ ràng ít mang tính hủy diệt hơn so với những chiến thuật mà các chỉ huy Hoa Kỳ và Nam Việt Nam ưa thích, đó là chiến đấu với kẻ thù bằng đạn pháo và các cuộc không kích. Nhưng các phương pháp của ông cũng không hoàn toàn không đổ máu và chiến thắng mà ông muốn đạt được không dựa vào việc giành được trái tim và khối óc của người dân. Thay vào đó, cách tiếp cận của ông dựa rất nhiều vào việc thao túng, cưỡng ép, đe dọa và ám sát. Người Mỹ cần ghi nhớ những điều này khi nghĩ về các cuộc chiến tranh chống nổi dậy mà Mỹ tiếp tục tiến hành ngày nay.
Edward Miller là phó giáo sư lịch sử tại Dartmouth College và là tác giả cuốn “Misalliance: Ngo Dinh Diem, the United States, and the Fate of South Vietnam”.
Behind the Phoenix Program
January 1, 2017
A Vietnamese Army officer interrogating a peasant, flanked by his wife and daughter, in Kien Hoa Province in October 1966. Credit PGA/Associated Press
This article originally appeared at thenewyorktimes.com.
By Edward Miller.
In late December 1967, the government of South Vietnam announced a reorganization of its war effort against the country’s Communist insurgency. Effective immediately, all South Vietnamese counterinsurgency activities became part of a new program known as Phuong Hoang, a reference to a magical bird associated with royalty and power in Vietnamese and Chinese cultural traditions. In response to the South Vietnamese move, American officials in Vietnam began referring to their own counterinsurgency coordination efforts by the name that they deemed the closest Western analogue to the mythical creature: Phoenix.
The Phoenix program would become one of the most controversial aspects of America’s war in Vietnam. Sponsored by the C.I.A., Phoenix used paramilitary teams to target undercover Communist operatives in villages throughout South Vietnam. Witnesses claimed that members of the program’s teams and their American advisers routinely carried out torture, murders and assassinations, accusations that American officials denied.
To date, the debate over Phoenix has focused mainly on the roles played by the C.I.A. and individual Americans in the program. But a vast majority of Phoenix personnel — soldiers, interrogators and analysts — were Vietnamese. Exploring the South Vietnamese role in Phoenix offers alternative perspectives on its origins and significance.
Of all the Vietnamese who contributed to Phoenix, perhaps the most influential was a South Vietnamese Army officer named Tran Ngoc Chau. As a young man, Mr. Chau had embraced the Viet Minh independence movement and its charismatic founder, Ho Chi Minh. But he refused to join Ho’s Communist Party, and he became uncomfortable with the Viet Minh’s growing emphasis on class struggle. In 1950, he defected to the French-backed anti-Communist government.
Mr. Chau eventually attracted the attention of President Ngo Dinh Diem, who assigned him to work on counterinsurgency strategy and tactics. In 1962, Diem appointed Mr. Chau as chief of Kien Hoa, a large province in the Mekong Delta. Mr. Chau spent much of the next three years in Kien Hoa, experimenting with alternative counterinsurgency methods.
Mr. Chau quickly saw that the government faced several overlapping problems in Kien Hoa. The province was known as the “cradle of revolution” because Communist cadres had organized one of the first local uprisings against Diem in one of its districts in 1960. Moreover, Mr. Chau later recalled, the government’s intelligence system was “almost a joke” because it depended on informants who had served the state for years and who were often fed disinformation by the enemy. As a result, government forces in Kien Hoa often did not know who the insurgents were or where they were operating. In lieu of targeted strikes based on accurate intelligence, commanders resorted to firepower-intensive operations that killed or wounded local residents. Villagers’ anger was further stoked by local officials and police officers, many of whom were incompetent, corrupt or both.
To remedy these problems, Mr. Chau devised the Census-Grievance program. This initiative dispatched teams of cadres to villages and hamlets under government control. After taking a census of the population, team members began conducting daily, compulsory one-on-one interviews with every adult resident. The questions were seemingly innocuous: Have you noticed anything unusual lately? What can the government do to help you and your family? In part, these queries aimed to elicit complaints about abusive local officials, whom Mr. Chau could then discipline or remove. But the ultimate goal was to collect more and better information about the enemy.
Tran Ngoc Chau appears in a military court on charges of pro-Communist activities in March 1970. Credit Nick Ut/Associated Press
Mr. Chau’s second innovation was the creation of what he called Counter-Terror teams, a precursor to Phuong Hoang. Created with support from the C.I.A., these teams consisted of small numbers of men trained to conduct clandestine missions in enemy-controlled territory. When Mr. Chau received intelligence on the identities and whereabouts of enemy operatives, he dispatched a Counter-Terror team to kill or capture them. In this way, Mr. Chau and his C.I.A. collaborators hoped to wear down and destroy what they would later call the Vietcong infrastructure — the network of Communist cadres and agents who lived undercover among the rural population.
Mr. Chau was well aware that his methods were susceptible to abuse. An unscrupulous village business owner might manipulate the Census-Grievance program to persuade the government that his local rival was a Communist. And the members of the Counter-Terror teams, if not properly trained and supervised, might feel and act as if they had a license to commit murder. To guard against such problems, Mr. Chau appointed inspectors to investigate reports of official wrongdoing. He also declared that the use of deadly force would remain a last resort, taken only after efforts to persuade enemy operatives to defect to the government had failed.
Although Mr. Chau spoke English with a heavy accent, he could present his ideas about counterinsurgency in a plain and common-sensical manner, which made him popular with American advisers. Daniel Ellsberg, the RAND Corporation analyst who later became an antiwar activist, met Mr. Chau in the mid-1960s and considered him “the leading Vietnamese expert on the pacification process.” Mr. Chau also interacted and worked with John Paul Vann, William Colby, Edward Lansdale and other prominent figures in American counterinsurgency circles. These Americans particularly liked Mr. Chau’s insistence that it was possible to conduct counterinsurgency in a humane and ethical way, and to minimize collateral damage to civilian lives and property.
Thanks partly to the support of his American friends, Mr. Chau was assigned in late 1965 to lead a new counterinsurgency training program for South Vietnamese cadres. His promotion was part of a C.I.A. push to devise a nationwide counterinsurgency strategy for South Vietnam — efforts that would eventually produce the Phoenix program. In designing Phoenix, C.I.A. officials incorporated Mr. Chau’s Census-Grievance concept to collect intelligence from villagers. Mr. Chau’s influence was also evident in what became the most controversial component of Phoenix: the elite counterterrorism teams known as Provincial Reconnaissance Units. Recruited and trained by the C.I.A., these units carried out tens of thousands of “capture or kill” missions against enemy operatives from 1968 to 1972.
Somewhat unexpectedly, however, Mr. Chau did not participate in the actual design or fulfillment of Phoenix. As head of the South Vietnamese national cadre training program, he soon became frustrated with the endless political infighting among senior South Vietnamese leaders. In 1967, Mr. Chau left his official position and successfully ran for a seat in the South Vietnamese National Assembly.
In the wake of the 1968 Tet offensive, Mr. Chau began to call for a negotiated settlement of the war. This earned him the enmity of the South Vietnamese president, Nguyen Van Thieu, who had Mr. Chau arrested, tried and jailed on charges of treason. He spent the rest of the war in prison or under house arrest. After the North Vietnamese victory over South Vietnam in 1975, he was imprisoned again, this time in a Communist re-education camp. He was released in 1978 and emigrated to the United States with his family.
In the decades since the end of the Vietnam War, Mr. Chau and his American supporters have lamented his downfall as both a betrayal and a missed opportunity. In their view, Mr. Chau devised a counterinsurgency formula that worked: By engaging the local population in Kien Hoa via the Census-Grievance program, he won their hearts and minds while also collecting the intelligence that his Counter-Terror teams used to target the enemy’s clandestine networks. Yet Mr. Chau also believed that the senior leadership of the C.I.A. had failed to grasp the core elements of his approach.
Although the Phoenix program borrowed some aspects of the Kien Hoa model, he concluded that it placed too much emphasis on the use of force and not enough on the mobilization of the population. As a result, Mr. Chau and his American friends came to see Phoenix as a “perversion” of his original ideas. Mr. Chau has presented this interpretation in interviews, in his 2012 English-language memoir, and in the recent documentary film “The Vietnam War” by Ken Burns and Lynn Novick.
Top of Form
But what did Mr. Chau actually accomplish in Kien Hoa? His American supporters often cited official statistics to demonstrate his success: During his first year as province chief, the estimates of the number of civilians living in government-controlled areas of the province rose from 80,000 to 220,000 (out of a total population of more than half a million). Yet Mr. Chau himself often noted that such gains counted for very little if local residents could not be persuaded to identify with the government and its claims to national sovereignty — a goal that proved exceedingly difficult in South Vietnam during the mid-1960s. The fleeting quality of Mr. Chau’s achievements was revealed after his departure from Kien Hoa, when Communist forces quickly recovered most of the territory and population they had lost.
Bottom of Form
Mr. Chau’s most tangible achievement in Kien Hoa was the Census-Grievance program. As a C.I.A. historian later noted, the program proved an effective means of generating actionable intelligence on enemy operatives and forces. But its effectiveness derived less from the winning of popular support than from its surveillance of the population.
Indeed, the program did not merely collect intelligence on the “Vietcong infrastructure.” It compiled detailed information on every resident of every hamlet and village in which the program operated — information that included data about kinship ties, political and religious affiliations and property ownership. As Mr. Chau acknowledged, this information was often used to pressure families and entire communities to comply with the government’s directives. In this regard, the program was less benign and more coercive than its promoters acknowledged.
The use of the Counter-Terror teams in Kien Hoa also sometimes failed to conform to the high-minded principles that Mr. Chau preached. By targeting specific Communist cadres for “neutralization,” the program increased the military and psychological pressure on the enemy. Communist commanders responded by offering special bounties to any of their men who killed a Counter-Terror team member. The struggle between the two sides quickly devolved into community-level internecine warfare in which Mr. Chau’s promise to use violence only as a last resort often went by the boards: When Communist propagandists distributed fliers celebrating a guerrilla sniper who killed an American military adviser in Kien Hoa, Mr. Chau ordered a Counter-Terror team to infiltrate the enemy-controlled hamlet where the sniper lived. Team members killed the sniper by tossing grenades into his house while he slept.
Critics of American counterinsurgency practices in Vietnam would most likely treat the sniper story as proof that Mr. Chau’s activities in Kien Hoa constituted an assassination program, pure and simple. He and his defenders might reply that such killings were necessary and were justified by the Communists’ use of targeted killings, and that his occasional deployment of such tactics should be evaluated in the context of his broader efforts to win “hearts and minds.” But both of these arguments discount critical elements of counterinsurgency warfare as it was practiced in Vietnam.
Mr. Chau did not propose to defeat the Communists in Kien Hoa merely by assassinating them. He created the Census-Grievance teams specifically as a means to enlist the population in the fight against the enemy. However, the process by which he proposed to ensure the cooperation of villagers was not one that depended on gaining their consent or willing participation. The Census-Grievance teams provided the government with a way to impose a system of surveillance and control over entire communities and to extract intelligence from individual residents. While Mr. Chau hoped that residents would provide this intelligence voluntarily, his overriding goal was to acquire the information needed to expose and destroy the enemy’s clandestine networks. Moreover, while the pursuit of this goal included efforts to capture enemy operatives or to persuade them to surrender, it also involved plenty of intimidation and deadly force — including some assassinations. In all of these aspects, the model that Mr. Chau devised in Kien Hoa bore more than a passing resemblance to the later Phoenix program.
Tran Ngoc Chau’s career points to some larger truths about counterinsurgency in Vietnam, and about the history of counterinsurgency warfare in general. Like his American counterparts, Mr. Chau promoted what is now known as population-centric counterinsurgency — an approach that emphasizes the protection and control of civilian populations. The advocates of this approach invariably portray it as a humane mode of warfare that is entirely in keeping with the laws of war and with American liberal convictions.
Mr. Chau’s approach was undoubtedly less destructive than the tactics of South Vietnamese and American commanders who preferred to engage the enemy with artillery and airstrikes. But his methods were far from bloodless, and the victory he aimed to achieve did not turn on the winning of hearts and minds. Instead, his approach relied much more on manipulation, coercion, fear and killing. Americans will do well to remember these qualities when contemplating the counterinsurgency wars that their country continues to wage today.
Edward Miller is an associate professor of history at Dartmouth College and the author of “Misalliance: Ngo Dinh Diem, the United States, and the Fate of South Vietnam.”
https://www.vietnamfulldisclosure.org
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét