Thứ Năm, 19 tháng 5, 2022

Bản tin ngày Thứ năm 19 tháng 5 năm 2022

 


Tư liệu lịch sử: Hốt xác đồng bào tử nạn trên ‘Đại Lộ Kinh Hoàng’ 1972

By US Vietnam Review

19/5/2022

https://docs.google.com/document/d/1jVTr5WFT5EQFwmdh6jnJJo3CKWzNr3NR/edit?usp=sharing&ouid=106381647024774111691&rtpof=true&sd=true

Lời giới thiệu của Tạp chí Nghiên cứu Việt Mỹ

Trong cuộc “chiến tranh nóng” ở Việt Nam 1954 – 1975, một sự biểu hiện ra bên ngoài của cuộc Chiến Tranh lạnh giữa hai khối Tư bản và Cộng sản đương thời, Miền Bắc Việt Nam thực hiện ba lần tổng tấn công vào Miền Nam Việt Nam trong các năm 1968, 1972 và 1975.

Có nhiều tư liệu lịch sử liên quan đến một sự kiện quan trọng trong cuộc tổng tấn công năm 1972 (30/3/1972 – tháng 1 năm 1973): Cuộc nã pháo của Quân đội Miền Bắc Việt Nam vào dòng người chạy tị nạn khỏi Quảng Trị và Đông Hà về phía nam (về Huế), trên đoạn đường Quốc lộ 1 ngày nay, từ thành phố Quảng Trị đến cầu Mỹ Chánh (bắc qua sông Mỹ Chánh, một con sông đổ ra sông Ô Lâu), ngày 1/5/1972. Sự kiện này được đề cập nhiều lần trong tài liệu của các nhân chứng lịch sử, một số nghiên cứu học thuật. Các tài liệu này cũng cho thấy sự kiện đã để lại một chấn thương tinh thần ở quy mô xã hội một cách sâu sắc và tác động đến sự trưởng thành của xã hội dân sự ở Miền Nam Việt Nam đương thời. 

Phạm Trần: đối thoại đãi môi

18/5/2022

"Nhưng tổ chức Human Rights Watch (Theo dõi Nhân quyền) báo cáo năm 2021 cho biết ở Việt Nam: ”Có ít nhất 150 người đã bị kết tội vì thực hiện các quyền tự do biểu đạt hay tự do lập hội hiện đang ở trong tù.”

https://docs.google.com/document/d/1GuRKVG7m_IWdWPRugAl9wHNWgmaTFUTo/edit?usp=sharing&ouid=106381647024774111691&rtpof=true&sd=true

CSVN tung 15 bước nắm lấy Việt kiều

“Tôi sẵn sàng đối thoại bất cứ ai trên thế giới về kinh tế Việt Nam, về dân chủ, nhân quyền ở Việt Nam.”

Thủ tướng CSVN Phạm Minh Chính đã nói như thế trước các doanh nhân Mỹ tại Hoa Thịnh Đốn ngày 12/05/2022. Ông Chính có mặt ở Hoa Thịnh Đốn để dự Hội nghị thượng đỉnh nhằm kỷ niệm 45 năm quan hệ Mỹ-ASEAN (The Association of South East Asian Nations, Hiệp hội các nước Đông Nam Á).

Trúc Giang – Lời thú tội kinh hoàng của Đảng Cộng Sản Việt Nam

August 3, 2014 by Lê Thy

Cập nhật Tháng 5/2022

https://docs.google.com/document/d/1qgiY4Jyfms7YQjkJEsNL1cPMq-0umZnF/edit?usp=sharing&ouid=106381647024774111691&rtpof=true&sd=true

1- Mở bài

Ngày thứ bảy, 31 tháng 5, 2014 đài BBC đưa tin như sau:

“Bộ trưởng Quốc phòng Việt Nam nói quan hệ Việt-Trung vẫn “phát triển tốt đẹp” và so sánh xung đột hiện nay trên Biển Đông với ‘mâu thuẫn gia đình’.

Ông Thanh nói:”Trên thực tế, ngay ở trong quốc gia hay mỗi gia đình cũng còn có những mâu thuẫn, bất đồng, huống chi là các nước láng giềng với nhau còn tồn tại tranh chấp về biên giới, lãnh thổ hoặc va chạm là điều khó tránh khỏi.” (Phùng Quang Thanh)

Zalin Grant - Đọc Sách Vụ Án Trần Ngọc Châu: CIA Và Sự Thất Bại Chính Trị Của Mỹ Ở Việt Nam

09/3/2009

https://docs.google.com/document/d/1yuTuefFNyLBBPxlOchAU8G8QhtcCMO9G/edit?usp=sharing&ouid=106381647024774111691&rtpof=true&sd=true

Năm 1970, TT Nguyễn Văn Thiệu bắt Dân biểu Trần Ngọc Châu bỏ tù, Elizabeth Pond viết "The Chau Trial". Hơn 20 năm sau, 1991, Trần Ngọc Châu lại trở thành nhân vật chính cho một tác phẩm quan trọng của Zalin Grant: "Facing The Phoenix: CIA and the Political  Defeat in Vietnam / Đối diện Phượng Hoàng: CIA và sự thất bại chính trị của Mỹ tại Việt Nam."
   Zalin Grant là nhà báo và tác giả kỳ cựu chuyên về Việt Nam, nói giỏi tiếng Việt. Từ 1964 tới 1973, ông là phái viên tạp chí Time và New Republic, từng có 5 năm  làm việc ở Việt Nam. Sau khi gặp lại Trần Ngọc Châu tại Hoa Kỳ, Zalin dành thêm 5 năm để nghiên cứu, phỏng vấn từng nhân vật để viết Facing the Phoenix. Vụ án Trần Ngọc Châu trong sách này được đặt trong toàn cảnh lịch sử 30 năm quan hệ chính trị Việt - Mỹ, từ 1945 tới 1975, đụng tới nhiều bí ẩn chưa từng được soi sáng, từ bản tuyên ngôn độc lập của Hồ Chí Minh, cái chết của Ngô Đình Diệm, tới sự sụp đổ của miền Nam Việt Nam.
Terrence  Maitland đã giới thiệu “Facing the Phoenix” trên báo New York Times như sau:

Chiến tranh Ukraine: Việt Nam muốn bớt phụ thuộc vũ khí Nga, nhưng Mỹ vẫn quá xa?

BBC News

19/5/2022

https://docs.google.com/document/d/1AamduNa7dRqG1Fo2AmBfH6HM8nbnoQuj/edit?usp=sharing&ouid=106381647024774111691&rtpof=true&sd=true

Hệ thống tên lửa S-125-2TM/Pechora-2TM do Nga chế tạo tại một triển lãm quân sự ở thành phố Thái Nguyên, Việt Nam vào ngày 22/12/2019

"Các vấn đề của nền quốc phòng Nga, bị bộc lộ sau khi Kremlin xâm lăng Ukraine đang khiến Việt Nam đau đầu. Lưu ý là hơn 80% trang thiết bị quân sự của Việt Nam được mua từ Nga," Tiến sĩ Ian Storey, từ Viện Nghiên cứu Đông Nam Á (ISEAS-Yusof Ishak) có trụ sở tại Singapore, nói với BBC Tiếng Việt.

Các khách hàng quan trọng của Nga tại khu vực Đông Nam Á gồm Việt Nam, Myanmar, Malaysia và Indonesia.

Thời sự Việt Nam

Ngày Thứ năm 19 tháng 5 năm 2022

https://docs.google.com/document/d/1Nqi8LfrWtyyp2gEQ-cBtiMAYSGT6IT9k/edit?usp=sharing&ouid=106381647024774111691&rtpof=true&sd=true

Trân Văn  - ‘Bọn xấu’ lại... đúng!

18/5/2022

https://docs.google.com/document/d/1RTpXmQg5FZRTrfTEBGtbR1-Z1qvuYK6Y/edit?usp=sharing&ouid=106381647024774111691&rtpof=true&sd=true

Vụ khám xét được thực hiện vào tối 29/4/2022. Trong khi công an Việt Nam loan báo đã khởi tố bà Nguyễn Thị Thanh Nhàn thì “bọn xấu” khẳng định bà Nhàn đã rời Việt Nam để lánh nạn.

Quyết định “truy nã đặc biệt” bà Nguyễn Thị Thanh Nhàn - Chủ tịch Hội đồng quản trị kiêm Tổng giám đốc Công ty Tiến bộ Quốc tế AIC (AIC Group) – chứng tỏ “bọn xấu” lại tiếp tục... đúng.

***

Trước kia, hệ thống chính trị, hệ thống công quyền và hệ thống truyền thông chính thức tại Việt Nam xếp những cá nhân không tán thành việc xây dựng CNXH tại Việt Nam, không chấp nhận việc đảng CSVN là tổ chức chính trị duy nhất nắm giữ vĩnh viễn quyền lãnh đạo toàn diện, tuyệt đối tại Việt Nam là “thù địch, phản động”. Đã “thù địch, phản động” thì đương nhiên là... “kẻ xấu”. Số lượng “kẻ xấu” càng ngày càng nhiều nên họ được gộp chung thành... “bọn xấu”!

Tin tức thế giới ngày Thứ năm 19 tháng 5 năm 2022

Võ Thái Hà tổng hợp

https://docs.google.com/document/d/1k1rBApI34sDRO4WdcIpDsPFf1-fXRa3x/edit?usp=sharing&ouid=106381647024774111691&rtpof=true&sd=true

Công du Seoul và Tokyo, Joe Biden gởi tín hiệu cứng rắn đến Bắc Kinh và Bình Nhưỡng ?

Minh Anh /RFI

19/5/2022

https://docs.google.com/document/d/15JTgOV0r6YdGAHpFv136lOtM4tHoSeAF/edit?usp=sharing&ouid=106381647024774111691&rtpof=true&sd=true

Từ ngày 20 đến ngày 24/05/2022, tổng thống Mỹ Joe Biden lần lượt công du Hàn Quốc và Nhật Bản, hai đồng minh chính của Mỹ ở Đông Bắc Á. Trả lời RFI Tiếng Việt, nhà nghiên cứu Barthélémy Courmont, giám đốc nghiên cứu Viện Quan Hệ Quốc Tế và Chiến Lược (IRIS), chuyên gia về Đông Bắc Á, chính sách đối ngoại của Mỹ, giải mã những mục tiêu, thách thức, trong tham vọng củng cố trục Tokyo-Seoul-Washington và Bộ Tứ - QUAD trong chuyến đi này của Joe Biden.

Phương Tây đối đầu ‘phần còn lại của thế giới’ trong quan hệ với Nga

Nguồn: Angela Stent, “The West vs. the Rest,” Foreign Policy, 02/05/2022

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

19/5/2022

https://docs.google.com/document/d/17NllfJjjYwVfM-yaH3-n9IejbXdM4h9p/edit?usp=sharing&ouid=106381647024774111691&rtpof=true&sd=true

Chào mừng đến với Chiến tranh Lạnh thế kỷ 21!

Tổng thống Nga Vladimir Putin đã có bốn tính toán sai lầm lớn trước khi tiến hành cuộc xâm lược Ukraine. Ông đánh giá quá cao năng lực và hiệu quả quân sự của lính Nga, đồng thời đánh giá quá thấp ý chí kháng cự và quyết tâm chống trả của người Ukraine. Ông cũng sai khi cho rằng một phương Tây bị phân tâm sẽ không thể đoàn kết về mặt chính trị nếu phải đối mặt với cuộc tấn công của Nga, ngoài ra, châu Âu và các đồng minh châu Á của Mỹ sẽ không bao giờ ủng hộ các biện pháp trừng phạt sâu rộng về tài chính, thương mại, và năng lượng chống lại Nga.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét