Thứ Sáu, 27 tháng 5, 2022

Đỗ Ngà - Gói kích thích kinh tế bị nghẽn và những thiệt hại không thể đong đếm

https://baotiengdan.com/wp-content/uploads/2022/05/1-10-300x233.png

Cơ thể bệnh, nếu tiêm thuốc liền thì nó sẽ hồi phục nhanh. Nếu có thuốc mà không tiêm thì hiệu quả điều trị sẽ không còn, sự hồi phục sức khỏe của cơ thể sẽ rất chậm và dựa hoàn toàn vào nội lực là chính. Nếu không uống thuốc kịp thời, sự tổn thương sau cơn bạo bệnh quả thật là khó lường.

Nền kinh tế như là cơ thể sống, khủng hoảng chính là căn bệnh, gói kích cầu là những liều thuốc. Những liều thuốc này cần phải tiêm ngay chứ không thể chần chừ. Covid đã xuất hiện 2,5 năm, Mỹ trải qua 2 đời tổng thống. Thời Donald Trump, Mỹ bung 2 gói, gồm gói 2.000 tỷ và gói 900 tỷ đô. Đến thời Joe Biden Mỹ bung thêm gói 1.900 tỷ đô nữa. Song song với đó, FED cũng hạ lãi suất xuống 0% để bơm tiền kích cầu nền kinh tế ngay từ tháng 3/2020. Tất cả đều rất kịp thời.


Hậu bơm tiền là lạm phát, từ khi bơm tiền tới lúc lạm phát thì nó phải có một độ trễ nhất định, và nhiệm vụ của Chính Phủ và Ngân hàng Trung ương phải hút tiền về để ghìm cương khi lạm phát. Tháng trước, FED đã nâng lãi suất lên để kìm chế lạm phát. Ngay sau đó là đồng USD mạnh lên so với hầu hết các ngoại tệ khác.

Vậy câu hỏi đặt ra là, vì sao nền kinh tế Mỹ vững mạnh như thế dù trải qua bao nhiêu sóng gió của những cuộc khủng hoảng lớn? Câu trả lời là, nguyên nhân bởi Chính phủ Mỹ và Cục Dữ trữ Liên Bang – FED dùng thuốc đúng liều, đúng thời điểm, nên hạn chế sự tàn phá của các cơn bạo bệnh ập đến nền kinh tế Mỹ.

Còn Việt Nam thì sao? Cơn bệnh đã khỏi nhưng thuốc thì vẫn chưa uống. Khi nền kinh tế Việt Nam điêu đứng vì Covid, Chính phủ cũng dự trù một gói kích cầu 347.000 tỷ đồng, tương đương 15 tỷ đô la. Tuy nhiên cho đến nay, gói kích thích này không được giải ngân được một xu nào.

Gói kích thích mà bị nghẽn thì hậu quả là doanh nghiệp chết hàng loạt và nội lực nền kinh tế bị tổn thương nghiêm trọng. Nếu bung hết 15 tỷ đô ấy, cứu bao nhiêu là công ty, ông Phạm Minh Chính có biết không? Ông Chính có cho thống kê thiệt hại không?

Hiện tại, Việt Nam cũng đang cần chính sách thắt chặt để kìm lạm phát. Xem như gói khích thích kinh tế đang nghẽn ấy có giải ngân cũng vô nghĩa, vì bây giờ là bài toán kìm lạm phát chứ không phải bài toán bơm tiền. Dù tiền không bơm được nhưng lạm phát vẫn cứ tăng bởi thị trường trong nước ảnh hưởng từ tác động bên ngoài.

Với nội lực nền kinh tế bị tổn thương nặng vì không được tiêm thuốc, sức sản xuất yếu đi so với trước dịch, thêm vào đó là giá dầu đang tăng cao nên Việt Nam đang đối mặt với áp lực lạm phát rất lớn. Thuốc mà không uống đúng lúc thì cực kỳ lãng phí.

Ví dụ, công ty A có doanh thu 100 triệu đô la, nó cần 20 triệu đô la để cầm cự qua cơn đại dịch. Vì gói kích cầu bị nghẽn mà nó không thể sống nổi và phải tuyên bố phá sản. Công ty A phá sản làm thiệt hại cho nền kinh tế hàng trăm triệu đô trong khi đó chỉ cần 20 triệu đô là cứu được. Như vậy, với gói kích cầu 15 tỷ đô bị nghẽn thì cái thiệt hại mà nền kinh tế phải gánh gấp nhiều lần con số đó. Trách nhiệm này ai chịu? Ông Phạm Minh Chính chứ không ai khác. Vậy ĐCS có dám lôi cổ ông Phạm Minh Chính ra trị tội không?

Bao nhiêu năm nay, ông Nguyễn Phú Trọng đã miệt mài tóm rất nhiều quan chức vì tội “làm thất thoát gây hậu quả nghiêm trọng”, có người thì gây thất thoát trăm tỷ, có người gây thất thoát ngàn tỷ, nhưng nói chung tổng thiệt hại của những quan chức đó gây ra có thấm gì so với gói kích thích 15 tỷ đô bị nghẽn?

Việc gói kích thích kinh tế bị nghẽn thì tất nhiên phải quy kết trách nhiệm cho ông Phạm Minh Chính. Tuy nhiên, nguyên nhân gốc là do tính đặc thù của kiểu thể chế kinh tế quái đản mà Việt Nam đang theo đuổi. Tự bên trong, các lợi ích nhóm luôn muốn chặn các đường giải ngân để trục lợi.

Lấy ví dụ như gói kích thích y tế 14.000 tỷ bị nghẽn không giải ngân được. Đây là hành động có chủ ý của nhóm mafia y tế đang bủa vây khắp nơi trên toàn cõi Việt Nam. Giả sử gói kích thích được giải ngân thì người dân sẽ được hỗ trợ việc khám, cấp thuốc và test bệnh. Nếu không chặn gói hỗ trợ ấy, thì làm sao nhóm mafia y tế cưỡng bức người dân phải mua bộ kit test của họ với giá “cắt cổ”?

Không chỉ ngành y, mà các ngành khác cũng vậy. Dễ thấy nhất là ngành giáo dục. Nếu gói hỗ trợ triển khai thì nhóm lợi ích bán sách giáo khoa “cắt cổ” làm sao có đất sống? Mà đâu chỉ sách giáo khoa, việc tăng học phí cũng là một hình thức “cắt cổ” dân đấy chứ? Một khi dân được hỗ trợ thì cơ hội trấn lột của liên minh Gian thương – Tham quan sẽ mất cơ hội.

Đó là bản chất vấn đề. Bản chất này là kết quả của thể chế chính trị, vậy nên dù cho ông Trọng có đốt cỡ nào thì bản chất nó vẫn vậy. Bao năm sau vẫn vậy. Quan càng tham, càng giàu có; dân nghèo bị móc túi triền miên và đất nước thì chậm tiến vì mất cơ hội.

https://baotiengdan.com/2022/05/26


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét