Thứ Hai, 30 tháng 5, 2022

Bản tin ngày Thứ hai 30 tháng 5 năm 2022

 


Võ Nhẫn – Nước mất – Mất theo nước

May 27, 2022 by Lê Thy

https://docs.google.com/document/d/1Uhp_x1Zpbp-PT2LfW8g-Bljq4CY1tFvP/edit?usp=sharing&ouid=106381647024774111691&rtpof=true&sd=true

(Bài viết vinh danh các CSVSQ xuất thân từ Trường Võ Bị Quốc Gia Việt Nam đã
Vị Quốc Vong Thân trong biến cố 30 tháng Tư, 1975.
Chúng tôi xin được nghiêng mình tưởng nhớ đến những gương hy sinh can đảm ấy.)
Võ Nhẫn, K20.

 (nguồn: Lê Thy đánh máy từ Tập san ĐA HIỆU 120 & 121)

-I-

Giữa Tháng 3/1975, khi Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu ra lệnh cho Trung Tướng Tư Lệnh Quân Đoàn I rút Sư Đoàn Dù từ Đà Nẵng vào Sài Gòn làm Tổng Trừ Bị và Sư Đoàn TQLC rút bớt lực lượng từ Huế vào Đà Nẵng thay thế Dù. Khi TQLC từ Huế di chuyển vào Đà Nẵng thì người dân cũng di tản theo từ Huế vào Đà Nẵng, khiến nơi đây thêm rối loạn.

1- Ngày 28 tháng 3 năm 1975, Lữ Đoàn 369 Thủy Quân Lục Chiến gồm 3 Tiểu Đoàn 2, 6, 9 TQLC do Trung Tá Nguyễn Xuân Phúc K16, Lữ Đoàn Trưởng và Trung Tá Đỗ Hữu Tùng K16, Lữ Đoàn Phó đang phòng thủ tại bãi biển Non Nước. Lúc 7.00 giờ sáng, ngày 29 tháng 3 năm 1975, khi Trung Tâm Hành Quân của Bộ Tư Lệnh Sư Đoàn Thủy Quân Lục Chiến ở Non Nước được lệnh lên tàu, Trung Tá Nguyễn Xuân Phúc và Trung Tá Đỗ Hữu Tùng ở lại để đón cho được Tiểu Đoàn 9/TQLC đang từ xa rút về. Khoảng 11.00 giờ trưa, Đại Úy Đoàn Văn Tịnh – K22, Ban 3 của Tiểu Đoàn 9, đang liên lạc với Trung Tá Tùng thì nghe một tiếng nổ lớn, mạnh, chát chúa vang lên trong máy truyền tin! Cuộc điện đàm bị cắt đứt! Từ đó, không ai thấy, biết chuyện gì đã xảy ra cho Bộ Chỉ Huy của Lữ Đoàn 369. Trung Tá Phúc và Trung Tá Tùng được coi như mất tích từ ngày ấy.

Tưởng Năng Tiến – Tuẫn Tiết

https://docs.google.com/document/d/17_Mb2d9Crj_4oN56yG00ZagV7zEBeqBG/edit?usp=sharing&ouid=106381647024774111691&rtpof=true&sd=true

Bên Thắng Cuộc phát hành cuối năm 2012, và được bỉnh bút Nguyễn Hùng (BBC) liệt kê là một trong “mười chuyện nổi bật” nhất trong năm. Cùng lúc, biên tập viên Mặc Lâm (RFA) cũng nhận xét rằng “cuốn sách đang gây sôi nổi cho cư dân mạng cả trong và ngoài nước” và đã khiến cho “người đọc ngỡ ngàng” vì “cái nhìn” của tác giả – một người sinh trưởng “từ bên kia” chiến tuyến :

“Trong chương 1, Ba mươi Tháng Tư, Huy Đức đặt một tiểu tựa khiến người đọc ngỡ ngàng. Họ ngỡ ngàng vì biết tác giả là người trưởng thành từ bên kia nhưng dùng hai chữ Tuẫn Tiết đặt cho câu chuyện của các tướng lãnh bên này tự kết liễu đời mình trong ngày chế độ sụp đổ.

Các tướng lãnh như  Lê Văn Hưng, Nguyễn Khoa Nam, Phạm Văn Phú, Lê Nguyên Vỹ hay Đại tá Đặng Sĩ Vinh lần lượt kết liễu đời mình trước sự chứng kiến của thuộc hạ hay vợ con dưới cái nhìn của Huy Đức là một sự tuẫn tiết...

Jeff Minick - Hãy để họ an nghỉ: Tôn vinh những người đã hy sinh tánh mạng vì nền tự do của chúng ta

30/5/2022


https://docs.google.com/document/d/1gIMvqnhMcXiQX-90_ULHOPbXC2VPo13N/edit?usp=sharing&ouid=106381647024774111691&rtpof=true&sd=true

Ngày Lễ Chiến Sĩ Trận Vong (Memorial Day) tồn tại vì một mục đích duy nhất: để [người Mỹ] bày tỏ lòng tôn kính đối với những người đã ngã xuống trong những cuộc chiến phụng sự tổ quốc.

Đôi khi chúng ta có thể xem nhẹ ý nghĩa thực sự của ngày lễ này. Ba ngày nghỉ cuối tuần, những bữa tiệc nướng sau nhà, những chuyến vui chơi đến biển hay nơi thôn dã: Chúng ta mê mải với những thú vui này, thích thú một kỳ nghỉ rời xa nơi công sở, và tôi đồ rằng, chúng ta thường quên để bản thân mình lắng lại và tưởng nhớ những người đã ngã xuống vì đất nước chúng ta trong hơn 250 năm qua. 

Lý Khánh Hồng - Trang sách ngàn thu đọng.*

28/5/2022

Rằng ông không thể tưởng tượng được  đồng bào tôi, những con dân nước Việt đã trọng cái nét anh hùng của người trẻ tuổi Nguyễn Thái Học này đến cỡ nào . Những người trẻ theo Tây học không học để chỉ có cuộc sống ấm no cho mình. Không học để làm tay sai cho kẻ thù như những người theo tây học từng bị các kẻ xách nhiễu vì khác chánh kiến dè bỉu. Lớp người đó không phải ít. Họ đông, trong số đông thanh niên Việt Nam ấy, lắm người hy sinh mạng sống của riêng họ một cách lẫm liệt . Ông có nghe đồng bào tôi nhớ về cái chết của những tên tuổi như Ký Con, như Phạm hồng Thái,....và thủ lãnh họ. Người tuổi trẻ Nguyễn Thái Học. Ông cùng với các chiến hữu của ông, MƯỜI BA CON DÂN nước Việt ngày ra pháp trường mười ba cái đầu rơi, mười ba lần Việt Nam muôn năm được hô vang ! Thân thế lẫm liệt đó nào chờ lúc kẻ thù giết mình mới là anh hùng !

Lại còn , Trước lúc chết, còn tìm đường giúp cho mỡ mang cái học cho dân. Ai bì được với ông ấy.

Tay nâng trang sách, ngàn thu đọng

Trời đất rưng rưng giữa mịt mù..

….

https://docs.google.com/document/d/1MDQuBKYa1TG27JJDNdFgaMCRq7an4O_i/edit?usp=sharing&ouid=106381647024774111691&rtpof=true&sd=true

Sáng nay không phải đi làm nhưng người đàn ông trung niên vẫn giữ cái quen thuộc của những ngày thường, thức dậy sớm,  Với ông, những ngày đi làm lấp đầy được cuộc sống trong cái cách tích cực ông vẫn thích.

Thời sự Việt Nam

Ngày Thứ hai 30 tháng 5 năm 2022

https://docs.google.com/document/d/1Veq-PfIlUxQwga_5t2TFr11PAPexZ-if/edit?usp=sharing&ouid=106381647024774111691&rtpof=true&sd=true

Vanessa Dougnac - Vì sao Ấn Độ đình chỉ xuất khẩu lúa mì

30/5/2022

https://docs.google.com/document/d/14C_1ND3xRfKQU2gOPzTV4yRmhML9QOfl/edit?usp=sharing&ouid=106381647024774111691&rtpof=true&sd=true

Ấn Độ, nước sản xuất lúa mì lớn thứ hai thế giới, đã bất ngờ cấm xuất khẩu vào ngày 14 tháng 5. Dưới đây là những lý giải của nhà kinh tế C.S.C. Sekhar.

Bài phỏng vấn do Vanessa Dougnac thực hiện, ở New Delhi

Khi cấm xuất khẩu lúa mì, chính phủ Ấn Độ dự định đảm bảo “an ninh lương thực” cho dân số 1,4 tỷ người của họ, đồng thời hạn chế tình trạng lạm phát giá tiêu dùng, trong bối cảnh sản lượng sụt giảm do các đợt nắng nóng ngoại lệ. Quyết định gây tranh cãi này đã được C.S.C. Sekhar, chuyên gia về kinh tế nông nghiệp và giáo sư tại Viện Tăng trưởng Kinh tế thuộc Đại học Delhi, giải mã.

Le Point: Vì sao Ấn Độ lại đưa ra một quyết định như thế, vào thời điểm mà họ đã hứa hẹn sẽ hỗ trợ các thị trường thế giới trước cuộc khủng hoảng nguồn cung ngũ cốc do cuộc chiến ở Ukraine gây ra?

Tin tức thế giới ngày Thứ hai 30 tháng 5 năm 2022

Võ Thái Hà tổng hợp

https://docs.google.com/document/d/1T9ZM9CPHTCyWMd6fwKsOHZRWllzPI1zY/edit?usp=sharing&ouid=106381647024774111691&rtpof=true&sd=true

Kissinger có đúng khi nói Ukraine nên nhượng đất cho Nga?

Nguồn: Ukraine-Kriegsverlauf: Henry Kissinger hat recht – Der Westen darf sich nichts vormachen, WELT, 26/05/2022

Biên dịch: Nguyễn Xuân Hoài

https://docs.google.com/document/d/1w4HMkdvlybPbgBj65XXh6RbLrKkc06La/edit?usp=sharing&ouid=106381647024774111691&rtpof=true&sd=true

Nhà hoạch định chính sách đối ngoại kỳ cựu Henry Kissinger đã nêu ra khả năng Ukraine phải nhượng một phần lãnh thổ [cho Nga để đổi lấy hòa bình]. Sự phẫn nộ của Kiev đối với điều này là dễ hiểu. Nhưng dù đau đớn đến mấy, không ai có thể ra lệnh cho nước Nga phải chấp nhận hòa bình. Vì vậy, phải có một sự thỏa hiệp.

Trong bảy thập niên, Henry Kissinger là một trong những bộ óc vĩ đại về chính sách đối ngoại, không chỉ ở Hoa Kỳ, mà còn trên cả thế giới.

Nếu rút khỏi WTO, Nga sẽ làm gì tiếp theo?

Tác giả: Nghê Nguyệt Cúc | Biên dịch: Vũ Tú Nam

29/5/2022

https://docs.google.com/document/d/1HYscMGCsmLQ402WfG63rUCtBBPnIcTbm/edit?usp=sharing&ouid=106381647024774111691&rtpof=true&sd=true

Theo các báo cáo truyền thông, ông Peter Tolstoy, Phó Chủ tịch Duma Quốc gia Nga, mới đây đã tiết lộ rằng Nga đã rút khỏi Ủy ban châu Âu và bước tiếp theo sẽ là rút khỏi Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) vì tổ chức này đang phớt lờ các nghĩa vụ của mình đối với Nga. Trước đó, Hoa Kỳ và Liên minh châu Âu tuyên bố sẽ hủy bỏ quy chế thương mại tối huệ quốc dành cho Nga.

Nga gia nhập WTO năm 2012. Sau 19 năm đàm phán gian khổ, Nga hiện muốn rút khỏi WTO, một mặt là “đòn phản công tự vệ” chống lại “nỗ lực không ngừng” của các nước phương Tây nhằm kiểm soát Nga, mặt khác là do thất vọng với cơ chế của WTO. Kể từ sau khi nổ ra xung đột giữa Nga và Ukraine, Mỹ và các đồng minh liên tục gia tăng các biện pháp trừng phạt đối với Nga, bao gồm hủy bỏ quy chế tối huệ quốc và đình chỉ tư cách thành viên WTO.

Vương Kỳ Sơn đến Seoul mang theo thông điệp của Tập dành cho Mỹ

Nguồn: Katsuji Nakazawa, “Xi envoy Wang Qishan visits Seoul with message for U.S.,” Nikkei Asia, 26/05/2022

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

30/5/2022

https://docs.google.com/document/d/1YS5rbOhqNsSbpyU8UfxW6FjykYdLMkmK/edit?usp=sharing&ouid=106381647024774111691&rtpof=true&sd=true

Đàm phán đang âm thầm diễn ra để chuẩn bị cho một hội nghị thượng đỉnh với Biden

Đầu tuần này, Washington đã tiến hành một loạt các hoạt động ngoại giao cấp cao nhất ở châu Á. Chủ đề cơ bản trong chuyến thăm của Tổng thống Joe Biden tới Hàn Quốc và Nhật Bản, cũng như hội nghị thượng đỉnh các nhà lãnh đạo Bộ tứ, và việc ra mắt Khuôn khổ Kinh tế Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương là cách đối phó với Trung Quốc.

Trong khi đó, quan hệ Mỹ-Trung đang đứng bên bờ vực thẳm. Đây là một mối quan tâm lớn của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, khi ông cố gắng nắm giữ vị trí lãnh đạo tối cao của đất nước trong Đại hội toàn quốc của Đảng Cộng sản Trung Quốc vào mùa thu năm nay.

Việc dư luận Trung Quốc đang chia rẽ trong vấn đề cuộc chiến ở Ukraine đã khiến Tập lo lắng.

 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét