Lý Khánh Hồng - Đất nước mình,..
20/5/2021 Cập nhật 09/5/2022
Thiên hạ dễ thường đang ngủ cả
Việc gì mà thức một mình ta?
(“Chợt giấc," Thơ Trần tế Xương.)
Đất nước mình ngộ quá phải không anh
Bốn ngàn tuổi mà dân không chịu lớn
Bốn ngàn tuổi mà vẫn còn bú mớm
Trước những bất công vẫn không biết kêu đòi…
Đất nước mình lạ quá phải không anh
Những chiếc bánh chưng vô cùng kì vĩ
Những dự án và tượng đài nghìn tỉ
David Brown - Chuyến hành hương đến Washington của thủ tướng Việt Nam
Song Phan, lược dịch
09/5/2022
Thử nghiệm đối ngoại lớn nhất của Phạm Minh Chính
Thủ tướng Phạm Minh Chính sẽ dẫn đầu đoàn quan chức cấp cao Việt Nam tới Washington vào tuần tới. Trước khi tham gia “Hội nghị thượng đỉnh Á Châu đặc biệt ” vào ngày 12-13/5 của Tổng thống Joe Biden, hậu quả của việc Nga xâm lược Ukraine sẽ rất có thể chi phối các cuộc tham vấn song phương với các đối tác Mỹ.
Chiến tranh của Putin đã làm lung lay một giả định cơ bản về tư thế phòng thủ của Việt Nam: rằng Nga sẽ vẫn là một nhà cung cấp đáng vũ khí cần thiết đáng tin cậy cho Việt Nam để ngăn chặn sự xâm lược của Trung Quốc. Cuộc chiến đã gây ra thiệt hại nghiêm trọng cho mối quan hệ đôi bên cùng có lợi của Nga với Việt Nam.
Bàn về ngoại giao cây tre và lựa chọn của VN trước chuyến thăm của Thủ tướng Chính tới Mỹ
Nguyễn Khắc Giang
Gửi tới BBC News Tiếng Việt từ Wellington, New Zealand
09/5/2022
Vào giữa tháng này, Thủ tướng Phạm Minh Chính sẽ lần đầu sang thăm Hoa Kỳ để tham dự hội nghị thượng đỉnh Mỹ - ASEAN tổ chức lần đầu tại Nhà Trắng sau nhiều lần trì hoãn. Đây có thể là dấu mốc lớn cho đường lối ngoại giao của Việt Nam, đặc biệt đặt trong bối cảnh hai chuyển biến lớn về địa chính trị toàn cầu gần đây.
Về ngắn hạn, đối tác truyền thống của Việt Nam - Liên bang Nga - xâm lược Ukraine và rơi vào thế đối đầu trực diện với phương Tây. Nga không chỉ là người "bạn cũ", mà còn là nhà cung cấp vũ khí số một cho Hà Nội, cũng như tham gia một số dự án khai thác dầu khí chiến lược trên biển Đông.
Thời sự Việt Nam
Ngày Thứ hai 09 tháng 5 năm 2022
Đê cao ở đồng bằng sông Cửu Long ở Việt Nam mang lợi ích xã hội và đau đớn môi trường
(High dykes in the Mekong Delta in Vitenam bring social gains and environmental pains)
Charles Howie – Bình Yên Đông lược dịch
Aquaculture News – October 2005
Những thứ ruộng ngập nước cung cấp.
Thay đổi kỹ thuật nông nghiệp và dân số gia tăng trong 30 năm qua đã đưa đến những thay đổi đáng kể trong việc quản lý đất và nước trong Đồng bằng sông Cửu Long ở Việt Nam (ĐBSCL). Nhiều nơi ở đồng bằng nay được bảo vệ hoàn toàn bởi các hệ thống đê cao để tránh ngập lụt hàng năm và nông dân sống bên trong có thể canh tác 3 mùa một năm, cũng như nuôi gia súc và cá. Các đê cao đã mang lại một số lợi ích kinh tế, một số bất lợi môi trường nhưng, cho đến nay, một số lợi ích xã hội không được ghi nhận. Bài viết ngắn nầy trình bày sơ khởi những điều được tìm thấy từ chuyến công tác được thực hiện với nhân viên của Đại học An Giang (An Giang University (AGU)) từ 2002 đến 2004. Nó bắt đầu bằng cách xác định những thay đổi đã xảy ra trong ĐBSCL trong 30-35 năm qua. Nó mô tả một số thuận lợi và bất lợi của đê cao và đề nghị làm thế nào để có thể duy trì những cái lợi trong khi làm giảm một số bất lợi.
Tin tức thế giới ngày Thứ hai 09 tháng 5 năm 2022
Võ Thái Hà tổng hợp
Việc Tập tiếp tục nắm quyền có thể không còn là điều hiển nhiên
Nguồn: Gideon Rachman, “Triumphalism returns to haunt Xi Jinping,” Financial Times, 02/05/2022
Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng
Nhà lãnh đạo Trung Quốc có nguy cơ bị đổ lỗi cho thất bại của chính sách zero Covid từng có vẻ thành công.
Chính phủ Trung Quốc không có tính chính danh đến từ chiến thắng trong bầu cử. Nhưng các quan chức của nước này thường tuyên bố rằng Đảng Cộng sản có một nguồn chính danh thậm chí còn tốt hơn: “tính chính danh nhờ hiệu quả.”
Ý tưởng rằng chính phủ Trung Quốc có hiệu quả vượt trội so với một phương Tây đang rối loạn đã được truyền bá mạnh mẽ trong cuộc khủng hoảng Covid-19. Tại một buổi lễ vào năm 2020, Chủ tịch Tập Cận Bình tuyên bố rằng “đại dịch một lần nữa chứng minh tính ưu việt của hệ thống xã hội chủ nghĩa đặc sắc Trung Quốc.”
Ngô Nhân Dụng - Hoa Kỳ: Mặt trận văn hóa trong cuộc tranh cử 2022
09/5/2022
Ông Joe Biden mới nhận được một tin vui: Số dân Mỹ ủng hộ chính phủ ông tăng thêm 3 phần trăm trong tháng qua. Bất cứ chính trị gia nào cũng phải thấy mừng lớn. Nhưng đối với Tổng thống Joe Biden thì không. Vì ông vẫn chỉ được 42% dân tín nhiệm, so với 39% trước đó.
Vị tổng thống được khoảng 40% dân chúng ủng hộ thì vẫn có thể tìm cách khôi phục niềm tin trong một năm, hai năm. Ông Biden có thể phấn đấu từ nay đến năm 2024, khi ông phải tái tranh cử, nếu muốn. Nhưng đảng Dân chủ sẽ chỉ còn 6 tháng để thay chuyển bàn cờ tranh cử quốc hội năm 2022.
Lê Hồng Anh - Diễn văn 9 tháng Năm và logic của Putin
Thụy My Blog
08/5/2022
Ngày mai là kỷ niệm chiến thắng 09/05 tại nước Nga, một lần kỷ niệm hy vọng là duy nhất không lặp lại, khi chính nước Nga hiện lại đang thay vai và tai tiếng với kẻ thù của họ ngày đó 77 năm trước.
Tò mò rằng logic nào sẽ được nguyên thủ Nga sử dụng trong diễn văn kỷ niệm, bởi khái niệm về phát xít và diệt chủng – bạn và thù đã bị họ đảo lộn bằng hành động phi logic trong suốt 75 ngày qua!
Andrew Thornebrooke - Chiến lược của TT Biden nhằm thúc đẩy khả năng răn đe hạt nhân ‘vượt quá tính hữu ích’
09/5/2022
Theo một số chuyên gia, các chính sách hạt nhân và ngân sách của chính phủ ông Biden quá mơ hồ hoặc có phạm vi rộng trong việc cung cấp các biện pháp ngăn chặn xung đột như mong đợi.
“Quý vị sẽ kiềm chế Nga và Trung Quốc như thế nào?” ông Harlan Ullman, cố vấn cao cấp tại Hội đồng Đại Tây Dương, một tổ chức tư vấn có trụ sở tại Hoa Thịnh Đốn, cho biết. “Các tuyên bố chính sách này không cho quý vị biết. Những quốc gia này đầy tham vọng.”
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét