Thứ Bảy, 28 tháng 5, 2022

Lý Khánh Hồng - Trang sách ngàn thu đọng *

 


Nguyễn Thái Học


" Rằng ông không thể tưởng tượng được  đồng bào tôi, những con dân nước Việt đã trọng cái nét anh hùng của người trẻ tuổi Nguyễn Thái Học này đến cỡ nào . Những người trẻ theo Tây học không học để chỉ có cuộc sống ấm no cho mình. Không học để làm tay sai cho kẻ thù như những người theo tây học từng bị các kẻ xách nhiễu vì khác chánh kiến dè bỉu. Lớp người đó không phải ít. Họ đông, trong số đông thanh niên Việt Nam ấy, lắm người hy sinh mạng sống của riêng họ một cách lẫm liệt . Ông có nghe đồng bào tôi nhớ về cái chết của những tên tuổi như Ký Con, như Phạm hồng Thái,....và thủ lãnh họ. Người tuổi trẻ Nguyễn Thái Học. Ông cùng với các chiến hữu của ông, MƯỜI BA CON DÂN nước Việt ngày ra pháp trường mười ba cái đầu rơi, mười ba lần Việt Nam muôn năm được hô vang ! Thân thế lẫm liệt đó nào chờ lúc kẻ thù giết mình mới là anh hùng !

Lại còn , Trước lúc chết, còn tìm đường giúp cho mỡ mang cái học cho dân. Ai bì được với ông ấy. "

Truyện ngắn.

 

Tay nâng trang sách, ngàn thu đọng

Trời đất rưng rưng giữa mịt mù..

….

Từ đấy ngàn năm

vách lắng tai

Lời kinh vi diệu

thấu linh đài

Tình thương

từng giọt

rơi trên đá …”

 

Thơ, Vô Ngã,*

 

Sáng nay không phải đi làm nhưng người đàn ông trung niên vẫn giữ cái quen thuộc của những ngày thường, thức dậy sớm,  Với ông, những ngày đi làm lấp đầy được cuộc sống trong cái cách tích cực ông vẫn thích.

 

Ngày nghỉ như hôm nay. Ông dùng nó cho những công việc riêng.

 

Công việc như một thử thách, như một mời gọi ông vào những cách thế để giải quyết công chuyện đang xảy ra và sẽ xảy ra hoài hoài.  Công việc với ông, nó như những con bài trên tay  còn chờ các con khác  hiện ra và để ông biết ông nên làm gì tiếp theo.  Nó như một cuộc chơi.

 

Trong khi với nhiều người, công việc là một nặng nhọc, tránh được, người ta sẵn lòng tránh.

 

Ông, ông sẽ háo hức chờ và hết lòng xông vào với chúng, như mình là một phần tử trong bộ máy đang chạy , vận hành hết thảy các kế hoạch đề ra.

 

Sáng nay, tỉnh như con sáo sớm nhảy tung tăng ngoài kia. Rảnh rang.

 

Nhìn lại việc  riêng. Cái gì cần làm

 

Chuyện nhà . Ông biết, dù chuyện nhà thì cũng có cái phải ông mới làm được . Còn ai. Vợ trẻ, con thơ. Mà không ông thì ai vào đây.

 

Cái đèn manchon phải thông lại cái “ béc.” Nó bị nghẹt đến nơi rồi. Tối qua bơm mãi mà dầu nào có lên.

 

Tối nay cần có đèn rọi  sáng và mạnh . Mình phải làm cho chú Nam nhà mình biết ông khổng lồ ông ấy khổng lồ ra sao.

 

Chơi đùa với con . Thiếu cây đèn manchon này là hết phương, buổi diễn của bố hết linh. Bóng bố chỉ như cổ cò.

 

Cây đèn Manchon này, đâu phải ai cũng biết cách để mỗi đêm thắp sáng nó lên được. Cái lưới, cái bec dầu, cái bơm,...mỗi thứ cần một kiểu để nó chịu làm công việc nó phải làm. Săn sóc nó, thì ông chứ cô Ba làm gì.

 

Ngó qua góc của cái bàn bureau. Xấp báo không có.

Tuần này máy bay cỡ nhỏ của công ty trục trặc.

 

Chỉ ông là người địa phương biết dùng phương tiện này của hảng. Ông có cái tự hào về cái việc nhỏ nhoi này.

 

Máy bay Cessna nhỏ liên lạc hàng tuần xữ dụng phi trường nhỏ của Công ty. Địa chỉ Công ty mình xin dùng việc riêng như để báo mua dài hạn gởi tới, xin họ cho ngay. Chỉ thấy những gì mình cần và những gì làm chúng có được. Cứ thế. Ông tạo cho ông một cuộc sống như ý.

 

Máy bay trục trặc, Tin chiến sự, mối quan tâm người trung niên dấu kín trong lòng, tạm gác lại, không có báo.

 

Máy bay trục trặc, có làm trễ việc nhận, đọc và phê các báo cáo, các đề nghị không ?

 

Cái đề nghị ông gởi, tới đâu, tới ai, trong công ty ?

 

Cái đã gởi, chỉ  chờ kết quả .

 

Có cái mới, thì tiếp tục. Đám hột cao su ông gom nhặt đang chờ….Nhìn chúng, ông mường tượng ra một thứ xà bông “ Cô Ba, “ từ những hạt cao su này. Để rồi coi.

 

Ông ưng ý với những tìm học của mình như cái đề nghị ông đang chờ xem kết quả của nó. Có cái gì kích thích ông…, thách thức ông .

 

Còn gì ?

 

Còn cái đống kia ! Gọi mãi người liên lạc. Họ chưa chịu đến nhận.

Đã cố loại mọi dấu vết để không bị nắm đuôi như lần tiếp tế trước. Mà cứ để chình ình đây thì có xóa đuôi cũng như không.

Phải nghĩ ra cách giải quyết. Không thể thụ động mãi với họ. Việc chung, đành là…nhiều người đóng góp,  cũng nên có trách nhiệm với nhau, không thể cứ cái an toàn riêng mà đủ. Đâu phải chỉ có họ trong đường dây ! Còn anh em phía mình, ai lo ?

 

Trên lịch làm việc, và những việc cần làm. Chiều CN , ra sân với anh em đội bóng tròn. Chiều nay.

 

Cái thái độ làm việc như thế khiến cho ông thành một loại công nhân tự mình đặt để mình vào cương vị cao hơn một nhân công chỉ biết theo lệnh trên ban ra .

So với nhiều người có cùng hoàn cảnh như ông, nhan nhản trên biết bao sở Cao su, toàn những thầy su, tên gọi tắt cho mấy ông surveillant, làm tay sai cho chủ. Họ ức hiếp người dưới  quyền của họ trực tiếp hơn là những người chủ ngoại quốc.

 

Những người ngoại quốc đi làm ăn. Họ ra nước ngoài để làm ăn có lời.

Cái có lời của họ không chỉ là phải bóc lột  nhân công và ép giá để tiền công trả rẽ đến không ai muốn làm.

 

Những ông chủ này họ có muốn tiếp cận với hết mọi người làm cho họ đâu. Họ chỉ cần mọi hoạt động cứ thế vận hành và công việc chạy.

 

Cũng buổi sáng ngày hôm đó,. Người đàn ông có lúc,  giật thót người.

Ông nghe như có tiếng xe hơi vẳng trong tiếng gió . Một khác lạ.

Xe ai đây.

Vào giờ này. Bọn Deuxième Bureau, làm gì chúng rời tổ sớm vậy .

 

Nhớ lại , cái lần đó, chúng tới mình vào buổi tối. Thường chúng bắt người theo thói quen như vậy.

Còn sớm quá cho những người mình không muốn gặp, người đàn ông mím môi cười. Có chút thách thức..

 

Monsieur Xương, Bonjour.

 

Bonjour, Monsieur le Directeur, Comment-allez-vous, monsieur ?

 

Đáp trả lời chào buổi sáng của người chủ, ông Xương vừa như người quen lối sống của họ, chào hỏi lại người chủ của mình như một người bặt thiệp; vừa như .

Buồn cười cái tật chim bị ná, sợ cây cong, của mình.

 

Nó đó, còn chối cãi ,  như lúc sáng, tiếng xe của người chủ mà mình nghe ra hơi hướm của xe bọn 2ème Bureau. Thì nó rồi. Sợ,..

 

Sau lần bị bắt, mình giờ như con thỏ đế, hơn trước đây nhiều. Sợ, sợ nhiều hơn .

 

Ông nghĩ, ai không sợ bị bắt bớ ,bị đánh đập. Chính cái sợ này khiến ông tìm ra cách, ông nhớ lại những điều mà nhiều người sống quanh ông đồn đại về ông,,như những huyền thoại nào là :

 

Thầy Ba mê đánh bài, mê có tiếng. Bỏ xứ đi tha phương cũng vì mê đánh bạc.

Để được đánh bạc việc  gì ông ấy cũng dám làm, ông leo rào cấm, ông đi trong giờ cấm đi, giờ mà ai đi hay cái gì nhúc nhích ngoài hàng rào, phòng vệ sẽ bắn bỏ v,v..mà ông đi, ai cũng biết.

 

Cách mà ông có thể làm . Phải làm cho những nghi ngờ về mình của những người  Pháp có quyền bắt mình bớt nghi

 

Dựa vào cái thế có những người Pháp khác , cũng như phải nhờ vào cái biết nhìn ra những lỗ hổng, chúng có đầy trong tổ chức ,trong guồng máy của bọn nó. Rồi là  những nhận định tối ư cần thiết của một người đi đêm biết mình sẽ gặp ma để còn đối phó.

 

Cái may rủi phải có,  sẽ được cân nhắc kỹ. Sau đó, chuyện phải làm thì cứ làm.

Cuộc đời của ông, chỉ làm giãn dị những gì ông nghĩ là ông phải hay nên làm. Còn cái SỢ, tự nó có chỗ của nó. Người thường thì  có cách sống của người thường. Có thương có ghét, có sợ có mừng,...

 

Sáng nay,

 

Hai người, một Pháp một Việt. Có vẻ như họ thân thiết với nhau.Gặp nhau chào hỏi nhau bằng những câu trao đổi giữa hai người bạn, và tiếp nối,

 

Monsieur le Directeur, việc gì hôm nay ông vào đây sớm vậy ?

 

À, chẳng có gì quan trọng, cũng không phải công việc. Sáng nay cuối tuần buồn. Biết ông cũng rãnh. Lại có một tài liệu, một bài báo thì đúng hơn, trong đó, cái hoàn cảnh giống hoàn cảnh của ông lắm. Tôi muốn cho ông xem.

 

Ông ra tôi, mình ăn sáng và bàn chuyện như mọi khi được không ?

 

Tôi cũng sẽ có quà cho Madame Xương, nhờ ông mang về cho bà.

 

Ông lại cho chúng tôi cái gì nữa. Những bài báo ông chia xẽ đã quá đủ cho chúng tôi rồi.

Vâng, tôi sẽ xin ra ông sau. Tôi vào lấy xe đạp và đạp ra đó ngay. Ông về trước.

 

Ông Xương, tên cúng cơm của ông, ở đây ít có ai gọi tên ông như thế.

Chỉ những người Pháp. Họ là chủ của ông, tên ông trong giấy tờ, là tên chính thức. Họ gọi ông, Monsieur Xương .

 

Ông Xương đối với những người chủ da trắng. Cho dù là một người làm công cho họ ,ông cố cho họ thấy cái tư cách của một người cộng sự. Qua những  cố gắng, những thành thật ông cho họ thấy ông là người họ có thể đặt lòng tin vào ông. Từ cái lòng tin đó. Và không để những mặc cảm che đậy nỗi hiếu học để tiến bộ.Ông dần trở nên , người Cộng sự của những người làm kinh tế, thương mại Pháp. Vai trò đó khiến cho khi làm cũng như  khi chơi, ông gần gũi họ như cùng sống với họ trong cái thế giới của họ. Cái cách mà người chủ hôm nay đối với ông.

 

Còn, Thầy ba,

 

Người Việt mình, phần đông đều gọi ông là “ Thầy Ba, “ vì ai cũng gọi vợ thầy, Cô Ba. Chả là cô Ba họ luôn gặp và gặp trước khi gặp thầy. Đành vậy.

 

Ngoài cái thứ Ba của Cô Ba. Ông , mà cái tên Xương của ông, mấy ai biết nó là những gì tốt đẹp nhất mà kiến thức về Hán học của người cha đẻ ra ông, tích tụ mà thành,

 

Nó có nghĩa của cái nét Đẹp, cái Mạnh, cái Thịnh, cái tánh Thẳng, hay là cái cột ở hai bên, của những cánh cửa, là cây cỏ Bồ, ( bộ Thực, ) dùng trong chửa chạy khi bịnh.

 

Cái nghĩa xấu của tên Xương mà còn là, Hùm tinh, con Hổ thành tinh, Trành, thần Trành.

 

Cái tên để người ta gọi mình, ông đã để cho nó ra sao thì ra. Cốt là ông sống sao cho ra con người ông.

 

Con người ông.

 

Có nhiều người coi cái lối đối xữ  của những người như ông Tây chủ đồn điền này dành cho ông là có vấn đề. Cái vấn đề lớn của người Pháp và Việt..

 

Có biết bao người Việt khác trong vai trò cũng như ông, họ mang tai mang tiếng như những tay sai, những người húng hiếp đồng bào mình .

 

Ông ở đâu ?

 

Nhưng cũng có những người rất thân mật với ông. Như những người đang chạy với nhau trong hàng mà họ chạy là để tập luyện với nhau trong đội banh mà ông cùng họ mới thành lập. 

 

 Chiều nay họ sẽ tập với nhau buổi tập luyện đá , lần đầu trong đời, đá theo đội hình, theo chiến thuật.

 

Có nghĩa, họ được đá banh trong một đội. Thầy Ba có cơ hội giúp cho những người này cái cơ hội học được theo cái mới.

 

Cái nức lòng, âm ỷ gặm nhấm trong họ suốt từ sáng đến giờ. Họ chờ cho đến chiều để được ra sân. Để  được sống với cái mới ; trong họ, có người đã thấy qua , nghe qua, nhưng chưa ai được tham dự.

 

Được dự vào lần này cũng có cái làm cho anh em họ thích thú.

 

Với thầy Ba nhúng tay vào, chiều nay ai cũng sẽ thấy họ khác trước ;  khi họ mặc vào màu áo của hội.

 

Ai, bất cứ ai nhìn thấy họ,  phải thấy họ khác trước.

 

Nhất là cái cô hái mơ bên nhà của một anh, ôi, người láng giềng của anh,

chiều nay cô sẽ biết …đến ta. “ Cô hái mơ ơi,đường còn xa…nhà ta ở…Hãy về cùng ta…” Anh ấy bây giờ đã nhập đồng, sống như nhà thơ Nguyễn Bính.

 

Có người chỉ nhờ vào đội bóng có thầy ba mới có đó mà trong tâm tưởng mình đã như thấy có một cuộc sống đã có khác.

 

Nên khi thầy Ba trên đường đạp xe ra với ông Chủ  trông thấy anh em trong đội bóng hăng hái không bỏ  buổi tập thể dục sáng. Thầy bóp chuông reo xe đạp . Tiếng chuông xe đạp reo vang, liên hồi,  nghe anh em biết tiếng chuông xe đạp của thầy. Như một lời chào. Và dĩ nhiên có lời reo đáp lại.

 

Thầy Ba, Thầy Ba, nhớ chiều nay. Thầy Ba nhớ ra sân…

 

Từ tiếng kêu vui mừng của anh em mà thầy đã cùng họ chia xẽ một cuộc sống có ý nghĩa hơn, dù chỉ là một trò chơi mới  cho đến  tiếng chuông reo mà một nhà chế tạo ngoại quốc làm ra gắn vào chiếc xe đạp có tiếng tăm của nước ngoài, để thầy cởi trên nó như một thái độ. đón nhận bất cứ cái gì mới mà mình có dịp biết đến.

 

Tiếng reo của anh em làm thầy yên chí hơn với cách chọn lựa cuộc sống phức tạp hiện tại của thầy.

 

Ba bề bốn bên. Bên nào .

 

Bên nào mới là bên. Cái bên phần đông người mình có cái thái độ với những người da trắng, dứt khoát coi là kẻ thù

 

  số đông, họ là bên mình phải chọn sao.

 

Chỉ số đông, Thầy Ba nghĩ tiếp. Để sẽ bị cấm giao thiệp, tiếp xúc,...

 

Tại nhiều nơi, giữa người Việt với nhau, giới có quyền đã ra lệnh xữ tử hình, lên án Chết cho những ai mà họ thấy có những liên lạc với người Pháp.

 

Thầy Ba cũng chả lạ gì, khi nghe đâu đó đôi lời miệt thị.

 

Vì chẳng phải mình thầy, ai rồi cũng chẳng lạ gì, với những lạm quyền khó tránh khỏi khi người ta dễ bị du vào cái thế phải tỏ cho mọi người biết cái sắt máu của mình. Trong đám  đông như bị động kinh tuôn bật ra những cuồng loạn hận thù, có cái phải phô diễn ra như một cầu chứng. Có cái cần thiết ,phải làm. Như một biện pháp.

 

Mọi cái đều xảy ra, bất kể đúng sai

 

Gặp lại ông chủ người Pháp, người chủ đưa ngay bài báo nói về việc một người Việt Nam trong khi chờ ra pháp trường để bị hành quyết với cái tội danh, chống lại với nhà nước Pháp . Vừa đưa tờ báo cho ông Xương ông người Pháp nói

 

Ông này đã viết thư cho các viên chức Pháp. Những điều ông ấy yêu cầu nhà nước Pháp, có cái mà tôi thấy ông đang cố làm .Ông và người này, có biết nhau không ? Ông có biết ông Nguyễn Thái Học ?

 

Tôi thật không biết người ông hỏi có phải là người mà chúng tôi biết không. Nếu đúng là ông ấy. Chẳng phải một mình tôi biết ông ấy, mà cả dân tộc tôi, toàn thể người Việt chúng tôi biết ông ấy.

Ông là một nhà lãnh đạo của một Đảng Cách mạng Việt Nam chúng tôi.

 

Tôi thú thật với monsieur Xương, tôi ít biết về các vấn đề của người Việt.

Cuộc chiến này , coi nhau như kẻ thù,  kẻ thù, những người Pháp, những người Việt !

 

Vấn đề này, đặc biệt, cho những người như chúng tôi và người Việt Nam. Có là kẻ thù cho nhau, chỉ người Việt, có thể nhìn chúng tôi như một kẻ thù.

Chúng tôi thì không.

 

Cá nhân chúng tôi, như monsieur Xương biết đó, chúng tôi những người thường dân, làm ăn.

 

Chúng tôi không dính gì đến những người làm chuyện của họ, những người làm cho chính phủ Pháp, hay có thể là những người trong lộ quân viễn chinh, nước Pháp dùng như sức mạnh quân sự của họ.

 

Như đồng ý, ông Xương tỏ cái thái độ hòa huởn khi thấy người trước mặt mình có vẻ muốn trần tình,

 

Vâng. Không thể có cái nhìn người da trắng mọi người, đều giống nhau hay những người được coi là theo với bước chân bọn Tây xâm lược đều là bọn xâm lược.

 

Tôi sở dĩ nêu vấn đề này, vì cái nhìn của riêng ông, monsieur Xương. Nó không như cái nhìn trên của nhiều người, cùng là đồng bào ông. Phải thấy,nó quan trọng, như cái nhìn sau đây,

 

Đó là cái nhìn của một nhà cách mạng của đất nước ông, trước khi bị kẻ thù chém đầu vì tội yêu dân tộc này, ông ấy đã coi kẻ thù có thể là nguồn của một đổi thay cần thiết, một cơ hội không thể nào không có.

 

Người Việt phải nắm lấy các cơ hội học hỏi người ngoài những cái mới, phải học . Để có được một Việt Nam tiến triển hơn.

 

Ông nhạy bén thật. Nhìn qua ông đã thấy được cái nhìn của nhà Cách mạng nước tôi, ông ấy đặt cái mối lợi của dân của nước lên hàng đầu. Không chỉ nhìn kẻ thù như kẻ thù, bất kể có lợi hay hại, mọi thứ từ kẻ thù, đều coi là thứ vất đi cả ! Cơ may học được những mới lạ cho dân cho nước, biết chợp lấy ngay là cái mối lo của bậc cha mẹ muốn con mình tiến triển. Ông nghĩ có phải không.

 

Ông bạn người Pháp như muốn nhấn mạnh cái ý tiếp theo,

 

Nhà Cách mạng nước ông , ông Nguyễn Thái Học, chọn kẻ thù như một nguồn của học hỏi cho dân ông…ngưng một tí.  Xong, với giọng nói chậm,

 

Cả ông, monsieur Xương, ông cũng nghĩ và làm như vậy, với cách của ông. Phải không ?

Và kết thúc câu nói với một câu rất lịch sự trong tranh luận

 

Redressez-moi, s'il-vous-plaît,  dans le cas où vous ne voulez pas dire.

(xin cho tôi biết là tôi đã sai, trong trường hợp ông không muốn đề cập đến)

 

Tôi đồng ý với ông, tôi quả có muốn mọi người dân chúng tôi học được cái mới mẻ, mỗi khi có dịp.

 

Cái bài báo tôi muốn chia xẽ cùng ông,Đọc bài báo này, tôi nói ý nghĩ của tôi trước,

 

Cả hai người đều yêu nước cùng mong cho đất nước mình có những con dân biết và được học người nước ngoài những điều mới lạ.

 

Chỉ cái đó, không đủ cho tôi  so đọ được với  lòng yêu nước và nhất là vị thế của một vị anh hùng dân tộc tôi,

 

Có ai biết, những gì tôi theo đuổi, không là những gì vị anh hùng dân tôi truyền lại tôi qua lòng tôi kính yêu và muốn theo con đường ông đi, bằng lối này bằng lối khác.

 

Bravo !

 

Không uổng công tôi khi tôi quý trọng ông.

 

Có điều, tôi nghĩ,  do kinh nghiệm sống bị hạn chế trong vòng vây tõa qua lễ nghĩa, qua khiêm cung,...sự việc có khi được diễn dịch không mấy đúng.

Monsieur Xương,

 

Tôi muốn nhắc ông cái kỷ niệm mà ông, có lẽ không muốn nhớ. Cái đêm mà nếu tôi về đến đây trễ hơn một ít giờ khắc nữa khi ông đang bị tụi Deuxième Bureau tra tấn.

Nếu tôi không kịp can thiệp để họ ngừng tay đánh đập và chẳng may, ông chết thì mới kể là yêu nước, là anh hùng sao !

 

Anh hùng của các ông, theo tôi biết, thường như là Thần thánh.

 

Anh hùng của chúng tôi, trước tiên, họ là người thường.  Sau, qua những thành tựu có thể thành anh hùng.

 

Không cứ phải chết mới hơn người.

 

Sống mà hơn người cũng đã đủ. Sao phải chờ đến kẻ thù giết chúng ta , lúc đó mới thành anh hùng.

 

Như thấy mình đã quá hăng say với lý lẻ,ông Tây nhìn qua người bạn Việt Nam ,giọng dịu hẳn xuống

 

Monsieur Xương, tôi chỉ muốn tỏ ra những hy sinh mà người thường như anh đã phải có trong đời vì những gì mình phải đạt được trong khi theo đuổi giấc mộng của mình. Cái đó đáng kể.

 

Bắt đầu, vị anh hùng của các ông cũng chỉ bắt đầu như thế. Ông đã hy sinh những gì thuộc về mình nếu dấn thân vào con đường mà ông ấy theo đuổi. Là sự mất tự do, tù đày, mất mạng sống.

 

Giả sử những người Pháp, năm 1930 đó họ lại không giết ông ấy.

 

Có phải ông Nguyễn cũng được nhìn như bây giờ. Tôi nghi là không.

 

Monsieur le Directeur ! Lần này, lần đầu tiên tôi nghĩ tôi có cái dịp, cái mà dân tôi hay nói : ngàn năm một thuở, để nói với ông.

 

Rằng ông không thể tưởng tượng được  đồng bào tôi, những con dân nước Việt đã trọng cái nét anh hùng của người trẻ tuổi Nguyễn Thái Học này đến cỡ nào . Những người trẻ theo Tây học không học để chỉ có cuộc sống ấm no cho mình. Không học để làm tay sai cho kẻ thù như những người theo tây học từng bị các kẻ xách nhiễu vì khác chánh kiến dè bỉu. Lớp người đó không phải ít. Họ đông, trong số đông thanh niên Việt Nam ấy, lắm người hy sinh mạng sống của riêng họ một cách lẫm liệt . Ông có nghe đồng bào tôi nhớ về cái chết của những tên tuổi như Ký Con, như Phạm hồng Thái,....và thủ lãnh họ. Người tuổi trẻ Nguyễn Thái Học. Ông cùng với các chiến hữu của ông, MƯỜI BA CON DÂN nước Việt ngày ra pháp trường mười ba cái đầu rơi, mười ba lần Việt Nam muôn năm được hô vang ! Thân thế lẫm liệt đó nào chờ lúc kẻ thù giết mình mới là anh hùng !

Lại còn , Trước lúc chết, còn tìm đường giúp cho mỡ mang cái học cho dân. Ai bì được với ông ấy.

 

Oh là la ! Ông Xương !

 

Một ông Xương lạ lùng tôi mới gặp. Đừng nên động tới anh hùng của ông ấy.

Xin trở về với cái học của hai ông.

 

Thành thử, tôi nghĩ hoàn cảnh và ước mơ của anh giống như của người tôi đọc được trên bài báo.

 

Người bạn Pháp của ông trở nên mạnh mẽ hơn,

 

Nhưng phần tiếp cận nguồn để học hỏi, cái này , khác.

 

Cái khác khi tiếp cận nguồn học hỏi dĩ nhiên sẽ đạt được những hiệu quả khác.

Khác nhiều lắm. Khi so sánh với mục tiêu của hai người, của ông Nguyễn Thái Học và của ông.

 

Cả hai ông đều muốn người dân có được cơ hội để học những mới lạ từ người nước ngoài.

 

Ông Nguyễn vì là người Đảng phái Chánh trị, có lẽ  có mục tiêu, có đường lối tổ chức đất nước, có ưu tiên thứ tự cho vận hành đất nước của riêng họ.

Ông ấy chọn các cái theo ông cần, Phải cho dân An Nam học hỏi phát triển thương mãi và kỹ nghệ của các ông

         

Các ông, nhà cách mạng họ Nguyễn bàn đến ở đây, nhà nước Pháp.

 

Bằng cái nhìn của người thuần túy làm thương mại, commerce và kỷ nghệ, tiếp cận nhà nước, những kẻ cầm quyền để học phát triển hai mục tiêu đó. Kết quả ? Nó sẽ ra làm sao.

 

Dĩ nhiên, phải thấy. Nó. Bất khả thi hành.

 

Tìm để tiếp cận với nhà cầm quyền nên dễ bị ngăn chặn, như đã thấy.  Bài báo cho thấy,nhà cầm quyền nơi này bị hạ xuống đến cái mức  thấp đến cái độ đại diện của nó, không thể tưởng, là những tên cai tù. Chúng có quyền làm điều ngang ngược, chận cái đòi hỏi chính đáng của một nhà cách mạng, một người yêu nước đáng kính trước khi chết vì dân vì nước còn lo cho dân cho nước ! Chúng chặn lại. Không chuyển.

 

Bị chặn, còn có gì để học.

 

Mà giả dụ có học, lại còn , không học gì được.

 

Vì những người ông Nguyễn muốn dân ông theo học đó công việc của họ, theo quan điểm của tôi, là để kềm chế những thứ đó thì có.

 

Ngưng nói. chờ thêm một lát như để xem người bạn Việt của mình có phản ứng gì về các ý kiến vừa qua.

 

Trước nhận định của người bạn về những gì nhà yêu nước mình coi trọng mà lại không được như mong muốn, ông Xương thấy khó chấp nhận.

 

Lại cũng khó mà phản bác Ông ngồi đắm mình trong suy nghĩ,

 

Cái tiếp cận của ông, monsieur Xương, mới là cách phải theo.

 

Ông làm và học hỏi từ những người làm thương mãi. Ông học cách thức tổ chức, vận hành, học kỹ thuật , học các môn khoa học mà công ty áp dụng cho thương nghiệp của họ.

 

Những cái có muốn dấu cũng không thể dấu những người như ông.

Và rồi ông là người bên trong của tổ chức lúc nào không ai hay, một insider, thứ thiệt.

 

Chỉ qua học hỏi, những điều không ai cấm được ông. Qua công việc, ai cấm được ông nhận xét cái nào hay cái nào dở. Để mà áp dụng sau này.

 

Cám ơn ông. Sao hôm nay ông như có vẽ gì khác.

 

Mr.Xương thấy tôi khác, khác cái gì.

 

Dĩ nhiên, lần nào cũng là ông nói nhiều hơn tôi do những vấn đề chuyên môn mà hiểu biết của ông, cái biết của ông cách xa với hiểu biết của tôi. Lần này, sao lại phải đề cập đến việc người anh hùng của nước tôi lo cho nước tôi. Việc của tôi không mảy may dính vào sự nghiệp lớn lao của vị anh hùng dân tôi.

 

Ông quả không thể nào mà dấu được chuyện gì, dù có nhỏ nhặt.

 

Tháng sau, tôi sẽ về hưu. Nên nói với ông những việc sẽ xảy ra cho ông khi không còn tôi ở đây.

 

Đầu tiên. Tụi Deuxième Bureau, monsieur Xương, ông nhớ cho ông vẫn còn là người họ muốn lắm lắm.

 

Lần này nếu xảy ra sẽ phải nặng nề hơn lần trước.

 

Lần trước biết rõ họ bắt ông vì tham gia tổ chức chống họ với bằng chứng ông tiếp tế thuốc men họ có. Tôi đã đề nghị ông nhận tội nhưng với lý do tham gia vì bị đe dọa.

 

Tránh án nặng.

 

Còn tránh bị đánh đập nặng nề trong lần đó, là chuyện may cho ông, họ nể vì những bạn khác của tôi.

 

Lần này không dễ vậy, ông chuẩn bị đi .

Chiến sự càng sôi động họ càng muốn có những người như ông trong vòng kiểm soát. Tránh hậu hoạn, dễ hơn.

 

Dễ nhất , bắt ông. Ông sẽ thấy nó đến.  Ho sẽ bắt nhốt ông lại.

 

Nên dành cho bà nhà những sửa soạn để chịu đựng và sống còn với các con ông.

 

Bà ấy và các con ông, họ có cái hãnh diện về ông, người thân của họ. Cái giá phải trả, tôi mong các con ông sẽ nên người như ông.

 

Còn chuyện sáng giờ. Làm ông thấy tôi rất khác.

 

Đúng quá rồi.

 

Tôi đóng vai một giáo sư có sinh viên mình trình luận án.

 

Một luận án Áp dụng thương mại kiểu Pháp vào ứng dụng cho Việt Nam.

Phần thực hành, cách điều hành một công ty bằng ứng dụng này. Ông đã thực hiện nó trong công việc ông làm với công ty.

 

Một thành công của riêng ông, monsieur Xương, Công ty hưởng thành quả qua cách ông học hỏi rồi ứng dụng, Yên khô, không hề có đối đầu, xô xát vì đối nghịch.

 

Phần sáng tạo. Tôi thật không ngờ khi nhận được  đề nghị của ông. Cái đề nghị nếu không phải là người am tường lề lối tổ chức của các công ty. Không làm sao mà có nổi.

 

Phải thật quen với lối tổ chức, công nhân có hạn, thời gian xữ dụng họ có hạn. Những lot cao su bị lão hóa cũng không thể coi như đều nhau.

Một kế hoạch tối hảo cho vấn đề. Thực hiện với chương trình liên tiếp theo nhau. Với ngày tháng tuần tự. Ương cây, gầy giống, hạ cây, vỡ đất, xuống cây,..

 

Trong cái tuần tự đó. Có ngày giờ cho một kế hoạch có thể thu lợi cho công ty. Sao lại bỏ cái phần mà những người làm công nghệ Việt Nam rất cần. Chất đốt.

Họ những người Việt làm lò lu, lò gạch, lò gốm,...những người đang vận hành nhiều công nghệ khác rất cần.

 

Ông , monsieur Xương, ông sẽ được coi là ông tổ của người Việt biết dùng cây cao su như nhiên liệu đốt khi nó không còn ích lợi gì.

 

Xin ông. Xin đừng quá lời. Tôi biết được điều này chẳng qua là học lỏm từ những gì công ty đã làm và tôi thấy có thể dùng cho các người làm kinh tế dân tôi đang cần. May mà được việc.

 

Ông học lỏm từ cái gì của công ty ? Để thành cái ứng dụng ra tiền, tiền không này !

 

Ông bỏ qua hình ảnh của ứng dụng tôi dùng, cái lò xông khói chúng ta dùng để xông khói mủ cao su crepe đó. Nó thành cái lò gì đó,khi người ta cần tới nhiệt năng, sức nóng, không phải cần khói. Nó đó, ông quả tình kh6ng thấy sao.

 

Quả có giống. Nhưng khi ứng dụng qua dự án của ông, kết quả khác và khác xa.

Ứng dụng này mới là cái chính của dự án. Là phát minh làm cho mạnh hẳn lên những gì được vực dậy, vì trước đây, không có nó.

 

Thí dụ các lò gạch khi chưa có chất đốt là cây cao su của ông. Thiếu nó, các cái lò trên, chỉ cũng là các lò mà hoạt động của chúng như cũ. Nhưng thiếu nó. Cái dự án trên trở về với cái tên đề nghị, với chút ít cải tiến, cho công tác , trồng lại cây đã già.

 

Cái khác nhau khi có cho vào dự án phần ứng dụng một đề nghị của riêng ông. Nó vượt hẳn tầm các việc phải làm cho công tác định kỳ. Không là công tác định kỳ, thì còn là công tác gì, có tên nào để gọi cái dự án ông đề ra. Kế hoạch của một công tác không định kỳ à ?

 

Ở Tây phương, phát minh hay các ý kiến ban đầu được trọng vọng. Nó là bằng sáng chế, là công trình tim óc của người đã nghĩ ra, tìm thấy nó, ứng dụng nó vào một trường hợp đặc biệt,...

 

Vì giá trị của một người như thế. Tôi phải vào vai diễn giảng như chưa bao giờ.

Tôi muốn là người được cái hân hạnh trao cho ông bằng Đại học về Commerce et  l’industrie như bất cứ ai trình luận án và bảo vệ luận án của mình thành công đến vậy.

 

Người đầu tiên, tôi muốn người này công nhận cái kết quả rỡ ràng và rõ ràng đó, phải là ông.

 

Để từ đây,

 

Ông một  người tự mình với đời ông, nước non ông.

 

Vị anh hùng của ông và dân tộc ông nhìn vào những điều ông thành đạt. Chắc chắn sẽ ca ngợi ông. Hoàn thành một mẫu mực cho ước vọng mà vị anh hùng đó đã từng ước mơ mà chưa thành.

 

Công ty và tôi xin chào mừng sự đóng góp thành công của ông cho công ty cùng với sự nghiệp riêng tôi.

Để thể hiện lòng biết đến công của ông với công ty và riêng tôi.

 

Tôi đã đề nghị, và được chấp thuận,  công ty dành phần thu công ty có được do những cây cao su đã hạ, để làm chất đốt trong kế hoạch ông nêu ra, đặc biệt lần này dành toàn quyền khai thác và lợi tức như món quà cho bà nhà, Madame Xương.

 

Gia đình và Madame Xương được dành cho mức ưu tiên công ty dành cho bà, bất cứ lúc nào bà còn cần đến Hợp đồng loại này, nhất là… những khi ông ‘ Vắng nhà.’

 

“BONNE  CHANCE, MON AMI.! “

 

Chúc ông may mắn , ông bạn.

 

( *) Tựa bài được mượn từ câu thơ đầu trong bài thơ trích từ thơ cụ Vô Ngã. “ Tay nâng trang sách nghìn thu đọng,”

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét