Võ Thái Hà tổng hợp
Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ tuyên bố không để các nước 'hỗ trợ khủng bố' vào NATO
29/5/2022
Tổng thống Tayyip Erdogan.
Tổng thống Tayyip Erdogan cho biết các cuộc đàm phán diễn ra tuần trước giữa Thổ Nhĩ Kỳ với các phái đoàn Phần Lan và Thụy Điển không ở "mức mong đợi" và Ankara không thể nói đồng ý với các nước "hỗ trợ khủng bố" gia nhập NATO, đài truyền hình nhà nước TRT Haber đưa tin hôm Chủ nhật.
Thổ Nhĩ Kỳ đã phản đối việc Thụy Điển và Phần Lan gia nhập NATO, gây trì hoãn một thỏa thuận lịch sử cho phép liên minh này mở rộng trong khi đối mặt với cuộc xâm lược của Nga vào Ukraine.
Những bình luận mới nhất của ông Erdogan cho thấy sự phản đối của ông vẫn tiếp tục.
"Chừng nào ông Tayyip Erdogan còn là người đứng đầu nước Cộng hòa Thổ Nhĩ Kỳ, chúng tôi chắc chắn không thể nói 'đồng ý' với các quốc gia ủng hộ chủ nghĩa khủng bố gia nhập NATO", ông được trích dẫn khi nói với các phóng viên khi trở về sau chuyến thăm Azerbaijan hôm thứ Bảy.
Hai nguồn tin trước đó nói với Reuters rằng cuộc đàm phán hôm thứ Tư đạt được ít tiến triển và không rõ khi nào các cuộc thảo luận tiếp theo sẽ diễn ra.
Tất cả 30 thành viên NATO phải thông qua kế hoạch mở rộng liên minh của phương Tây.
Thổ Nhĩ Kỳ đã phản đối Thụy Điển và Phần Lan gia nhập NATO với lý do các nước này chứa chấp những người có liên hệ với nhóm chiến binh của Đảng Công nhân Kurdistan (PKK) và những người khác mà Ankara coi là khủng bố, và cũng bởi vì hai nước này đã ngừng xuất khẩu vũ khí cho Thổ Nhĩ Kỳ vào năm 2019.
Ông nói: "Họ không trung thực hay chân thành. Chúng ta không thể lặp lại sai lầm đã mắc phải trong quá khứ liên quan đến các quốc gia tiếp tay và nuôi những kẻ khủng bố như vậy trong NATO, vốn là một tổ chức an ninh".
Thụy Điển và Phần Lan cho biết họ lên án chủ nghĩa khủng bố và hoan nghênh khả năng phối hợp với Ankara.
Đại sứ Nga: Moscow sẽ chỉ sử dụng vũ khí hạt nhân nếu sự tồn vong bị đe dọa
Đại sứ Nga tại Anh, Andrei Kelin (BBC)
Đại sứ Nga tại Anh, Andrei Kelin, trong cuộc phỏng vấn của BBC được phát sóng hôm Chủ nhật (29/5) cho biết việc đất nước ông sử dụng vũ khí hạt nhân chỉ diễn ra khi sự tồn tại của Nga bị đe dọa.
“Nó không liên quan gì đến hoạt động hiện tại,” ông Kelin nói, đề cập đến cuộc xâm lược Ukraine mà Moscow gọi là một “hoạt động quân sự đặc biệt”.
Khi được hỏi liệu Tổng thống Vladimir Putin có cân nhắc tấn công Anh bằng vũ khí hạt nhân trong trường hợp chiến tranh mở rộng hay không, đại sứ đã bác bỏ điều này.
Tuy vậy, điều này và các kịch bản khác đã được thảo luận công khai trên kênh truyền hình nhà nước Nga vài tuần trước.
Khi được cho xem các bằng chứng về tội ác chiến tranh của Nga ở Ukraine, ông Kelin liên tục phủ nhận trách nhiệm của Moscow.
“Không có gì xảy ra cả, không có thi thể nào trên đường phố”, ông nói khi được hỏi về những hành động tàn bạo đã xảy ra ở ngoại ô Bucha, nơi hàng trăm thi thể được tìm thấy sau khi quân đội Nga rút đi vào đầu tháng Tư.
“Theo quan điểm của chúng tôi, đó là điều bịa đặt,” ông Kelin nói.
Trong cuộc phỏng vấn, Đại sứ Nga cũng nhiều lần cáo buộc Ukraine giết hại dân thường ở khu vực phía đông Donbass.
Trước đó, vào ngày Chủ nhật, tình báo Anh cho biết Nga đang bịa ra các bài tường thuật về cuộc chiến ở Ukraine để che đậy và làm sai lệch nhận biết của công chúng trong nước về cuộc xung đột.
Moscow đã “tận dụng vấn đề an ninh lương thực toàn cầu cho mục đích chính trị của mình và sau đó … đổ lỗi cho phương Tây”, Bộ Quốc phòng Anh cho biết trong bản cập nhật tình báo Ukraine hàng ngày vào Chủ nhật.
Bộ này trích dẫn việc cách đây vài ngày Nga đã kêu gọi Ukraine tiến hành phá dỡ cảng Odesa trên Biển Đen để các tàu chở lương thực có thể đi qua an toàn. Tuy nhiên, chính Nga đã ngăn chặn việc xuất khẩu ngũ cốc từ các cảng của Ukraine.
Theo London, vụ việc là “nguyên lý cốt lõi của chiến lược thông tin sai lệch hiện đại của Nga.”
Kể từ khi Nga xâm lược Ukraine bắt đầu vào ngày 24 tháng 2, Bộ Quốc phòng Anh đã thường xuyên công bố các bản cập nhật tình báo.
Moscow đã cáo buộc London tiến hành một chiến dịch thông tin sai lệch có mục tiêu.
Trong khi đó, các chuyên gia tỏ ra bi quan về các cuộc đàm phán nhằm sớm kết thúc chiến tranh. Theo chuyên gia quốc phòng Đức Carlo Masala, hiện không có lý do gì để ông Putin đàm phán với Ukraine.
Ông Masala cho biết nhà lãnh đạo Nga sẽ chỉ bắt đầu các cuộc đàm phán nghiêm túc khi ông ấy lo sợ rằng mình sẽ mất nhiều hơn những gì mình đạt được khi tiếp tục chiến tranh.
Hiện tại, Nga đã đạt được một số thành công ở Donbass do phía Ukraine thiếu vũ khí hạng nặng, ông nói và cho biết để cải thiện tình hình, đất nước này cần có vũ khí hạng nặng.
Vị chuyên gia tin rằng các cuộc đàm phán sẽ vô cùng khó khăn, “bởi vì Ukraine không muốn mất lãnh thổ và người Nga không muốn rút khỏi Ukraine”.
Lê Vy (theo DPA)
Trung Quốc, các đảo ở Thái Bình Dương không đạt được đồng thuận về hiệp ước khu vực
30/5/2022
Tổng thống Fiji, Ratu Wiliame Katonivere (phải) và Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị tại Suva, Fiji, Thứ Hai, ngày 30/5/2022.
Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị hôm thứ Hai 30/5 kêu gọi khu vực Thái Bình Dương đừng "quá lo lắng" về các mục tiêu của đất nước ông sau cuộc họp với những người đồng cấp từ 10 quốc đảo hoãn lại việc xem xét một thông cáo thương mại và an ninh sâu rộng.
Ông Vương chủ trì cuộc họp qua video với các ngoại trưởng của các quốc đảo Thái Bình Dương có quan hệ ngoại giao với Trung Quốc giữa chuyến công du khu vực nơi mà Bắc Kinh tham vọng thiết lập các mối quan hệ an ninh rộng lớn hơn đã khiến các đồng minh của Mỹ lo ngại.
Dự thảo thông cáo chung và kế hoạch hành động 5 năm được Trung Quốc gởi tới các quốc gia được mời trước cuộc họp cho thấy Trung Quốc đang mưu tìm một thỏa thuận thương mại và an ninh sâu rộng trong khu vực.
Nhưng dự thảo thông cáo, được Reuters loan tin đầu tiên, đã gặp phải sự phản đối từ ít nhất một trong những quốc gia được mời là Liên bang Micronesia, theo một bức thư bị rò rỉ vào tuần trước. Các quốc gia khác muốn sửa đổi thông cáo hoặc trì hoãn quyết định, một quan chức từ một quốc gia Thái Bình Dương nói với Reuters trước cuộc họp.
Niue cho biết trong một tuyên bố sau cuộc họp rằng họ muốn có thời gian để xem xét đề xuất của Trung Quốc vì nó bao hàm các lợi ích chiến lược trong khu vực.
Sau cuộc họp bao gồm Samoa, Tonga, Kiribati, Papua New Guinea, Quần đảo Solomon, Niue và Vanuatu, ông Vương cho biết cần có các cuộc thảo luận thêm để tạo thêm sự đồng thuận.
Ông Vương cho biết một số người đã đặt câu hỏi về động cơ của Trung Quốc khi hoạt động tích cực ở các đảo ở Thái Bình Dương và ông trả lời rằng Trung Quốc hỗ trợ các nước đang phát triển ở châu Phi, châu Á và Caribe.
Ông nói: “Đừng quá lo lắng và cũng đừng quá căng thẳng, bởi vì sự phát triển và thịnh vượng chung của Trung Quốc cũng như tất cả các nước đang phát triển khác chỉ có nghĩa là hòa hợp tốt đẹp, công bằng hơn và tiến bộ hơn của toàn thế giới”.
Đại sứ Trung Quốc tại Fiji, Qian Bo, cho biết trong khi trả lời các câu hỏi sau cuộc họp báo rằng các đại biểu đã đồng ý thảo luận về dự thảo thông cáo chung và kế hoạch 5 năm "cho đến khi chúng tôi đạt được thỏa thuận."
"Đã có sự ủng hộ chung từ 10 quốc gia mà chúng tôi có quan hệ ngoại giao, nhưng tất nhiên có một số lo ngại về một số vấn đề cụ thể." Nhưng ông không nói rõ vấn đề nào.
"Chúng tôi muốn có thời gian để xem xét thỏa thuận với Trung Quốc sẽ hỗ trợ các kế hoạch khu vực hiện tại như thế nào để đảm bảo rằng các ưu tiên của chúng tôi phù hợp và sẽ có lợi cho tất cả chúng ta vì sự thịnh vượng của khu vực", Thủ hiến Niue, Dalton Tagelagi, cho biết trong một tuyên bố được đưa ra sau cuộc họp.
Tổng thư ký của Diễn đàn các đảo Thái Bình Dương, Henry Puna, tại cuộc họp đã kêu gọi Trung Quốc làm việc với khu vực về các ưu tiên của họ, đó là biến đổi khí hậu và phục hồi sau COVID-19, và thông qua các cơ chế đã được thống nhất, theo một tuyên bố từ diễn đàn.
Đây là nhóm chính của khu vực, với 18 thành viên bao gồm các quốc gia có quan hệ ngoại giao với Đài Loan chứ không phải Bắc Kinh.
Hai quốc gia có quan hệ với Đài Loan, Palau và Tuvalu, gần đây cho biết họ lo ngại rằng các hòn đảo ở Thái Bình Dương sẽ trở thành con tốt trong cuộc cạnh tranh giữa các siêu cường.
Hoa Kỳ, Úc, Nhật Bản và New Zealand đã bày tỏ lo ngại về một hiệp ước an ninh mà Quần đảo Solomon ký với Trung Quốc hồi tháng trước. Các nước này nói rằng hiệp ước đó sẽ có những hậu quả trong khu vực và có thể dẫn đến sự hiện diện quân sự của Trung Quốc gần Úc và ở một vị trí chiến lược ở Thái Bình Dương.
(Theo Reuters)
Cuộc đấu giành quyền ảnh hưởng ở Thái Bình Dương
Trong Thế chiến II, Mỹ đã ngăn đà tiến của quân Nhật bằng chiến thuật nhảy cóc qua các đảo ở Thái Bình Dương. Giờ đây, đến lượt Trung Quốc tiến hành chiến dịch ngoại giao với các đảo quốc để đảm bảo một chỗ đứng vững chắc trong khu vực. Trước tình hình đó, mục tiêu của Mỹ là làm chậm bước Trung Quốc.
Hiện bộ trưởng ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị đang có chuyến công du 8 quốc gia ở Thái Bình Dương. Và kể từ hôm thứ Năm, ông Vương đã ký kết thỏa thuận kinh tế với Kiribati và Samoa. Vào thứ Hai này tại Fiji, ông dự kiến sẽ công bố một hiệp ước ngư nghiệp, an ninh cũng như các lĩnh vực khác với mười quốc gia Thái Bình Dương.
Dường như Trung Quốc đang muốn nối tiếp hiệp ước an ninh vừa ký hồi tháng 4 với quần đảo Solomon, mà Mỹ lo ngại sẽ giúp Bắc Kinh xây căn cứ hải quân tại đây. Mỹ và các đồng minh ngay lập tức vào cuộc. Ngoại trưởng mới của Australia, Penny Wong, đã vội vã đến Fiji vào tuần vừa rồi để cam kết hỗ trợ “không ràng buộc” trong các lĩnh vực bao gồm quốc phòng và biến đổi khí hậu. Fiji cũng đã được lôi kéo tham gia sáng kiến thương mại mới của Mỹ, Khuôn khổ Kinh tế Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương.
EU tìm cách thông qua gói cấm vận Nga
Các nhà lãnh đạo của 27 quốc gia thành viên EU sẽ gặp nhau tại Brussels vào thứ Hai, lần thứ tư kể từ khi chiến tranh bùng nổ ngay trước mắt họ. Đứng đầu chương trình nghị sự không gì khác chính là cuộc chiến ở Ukraine.
Tiến trình của gói trừng phạt thứ sáu nhắm vào Nga đã bị đình trệ. Mục quan trọng nhất của nó, một lệnh cấm vận dầu Nga, đã bị phản đối bởi Hungary, quốc gia sẽ chỉ đồng ý nếu EU tài trợ cho họ nâng cấp cơ sở hạ tầng năng lượng của mình. Thứ Bảy vừa qua, Ủy ban châu Âu đã đề xuất tạm thời chưa hạn chế nhập khẩu dầu Nga qua một đường ống quan trọng dẫn vào Hungary.
Các lãnh đạo EU cũng sẽ xem xét cách hỗ trợ tốt nhất về mặt quân sự cho Ukraine. Ngoài ra họ cũng sẽ nói về các vấn đề an ninh lương thực khi Nga phong tỏa các cảng của Ukraine. Châu Âu đều biết giá ngũ cốc cao sẽ đẩy các nước châu Phi và Trung Đông vào bất ổn, từ đó tạo ra dòng người di cư lớn vào khối.
Bắc Ireland họp nghị viện mới
Vào thứ Hai, nghị viện Bắc Ireland sẽ nhóm họp tại Stormont, trụ sở chính của chính quyền bán tự trị này, lần đầu tiên kể từ cuộc bầu cử nghị viện tháng 5 vừa qua. Cuộc họp được triệu tập sau một bản kiến nghị của Sinn Féin, đảng ủng hộ Ireland thống nhất vừa về nhất trong cuộc bầu cử. Cuộc họp dự kiến sẽ bầu chủ tịch và phó chủ tịch nghị viện, đồng thời bổ nhiệm thủ hiến và phó thủ hiến. Nhưng ít ai mong đợi nhiều vào một sự đột phá.
Đảng thân Anh lớn nhất, Đảng Liên minh Dân chủ (DUP), đã chặn tiến trình bổ nhiệm các ghế trong chính phủ mới. Mục tiêu của họ là biểu tình phản đối quy chế Bắc Ireland, một phần của thỏa thuận Brexit do Anh ký với EU, trong đó quy định một biên giới thương mại ở Biển Ireland. Lãnh đạo của DUP, Jeffrey Donaldson, đã gọi cuộc triệu tập nghị viện là “diễn trò.” Sẽ không có gì lạ nếu hai bên không thể tiến tới một thoả thuận. Trong 22 năm tồn tại, chính phủ bán tự trị của khu vực đã không hoạt động tới một phần ba khoảng thời gian đó.
Qatar phát triển dự án giải mã trình tự gen
Hơn một nửa số đám cưới ở Qatar và Saudi Arabia là giữa những người có quan hệ họ hàng với nhau. Con số này ở Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất cũng cao gần bằng. Ưu điểm của việc này là giữ chặt mạng lưới quan hệ họ hàng và giữ tài sản trong gia đình. Nhưng nó cũng gây ra một loạt các rối loạn di truyền. Và ngay cả khi người Qatar hoặc UAE kết hôn bên ngoài gia đình, số lượng bạn đời tiềm năng của họ cũng là rất nhỏ. Để khắc phục, Qatar đang phát triển một phương pháp.
Chương trình Bộ Gen Qatar đã giải mã trình tự gen của gần 1/10 dân số Qatar. Tới một ngày nào đó, cơ sở dữ liệu gen lớn hơn sẽ cho phép các bác sĩ thực hiện xét nghiệm di truyền trước hôn nhân. Ngoài ra việc sắp xếp trình tự các bộ gen Ả Rập cũng sẽ làm phong phú thêm kho dữ liệu của thế giới. Kể từ khi Dự án Bộ Gen người lần đầu tiên lập bản đồ đầy đủ DNA con người vào năm 2003, các nhà khoa học đã giải trình tự gen của khoảng 1 triệu người trên toàn thế giới. Nhưng người Trung Đông chỉ chiếm chưa đến 1% trong số đó, dù chiếm tới khoảng 5% dân số thế giới. Việc thêm các bộ gen cùng tổ tiên như người Ả Rập, theo một nhà di truyền học, có giá trị như một “thí nghiệm con người thực sự.”
Donald Trump: Mỹ nên tài trợ an ninh trường học hơn là Ukraine
Nguồn hình ảnh, Getty Images
Mỹ nên ưu tiên tài trợ cho an ninh trường học hơn việc viện trợ cho Ukraine, cựu Tổng thống Donald Trump phát biểu vài ngày sau khi vụ xả súng tại Texas khiến 19 học sinh thiệt mạng.
Nếu Mỹ có thể gửi hàng tỷ USD tới Ukraine, "chúng ta có thể làm bất cứ điều gì cần thiết để giữ an toàn cho con cái ở nhà", ông Trump nói tại một sự kiện ủng hộ súng.
Sự kiện thường niên của Hiệp hội Súng trường quốc gia Mỹ (NRA), hiệp hội súng lớn nhất của quốc gia này, đang được tổ chức tại thành phố Houston, bang Texas.
Sự kiện diễn ra 3 ngày sau vụ xả súng hàng loạt gây ra bởi một thanh niên 18 tuổi ở Uvalde.
"Chúng ta đã chi hàng ngàn tỷ USD ở Iraq và Afghanistan, và chẳng thu được gì", ông Trump tiếp tục trong bài phát biểu hôm 27/05.
"Trước khi chúng ta xây dựng đất nước cho phần còn lại của thế giới, chúng ta nên xây dựng các trường học an toàn cho chính con em mình trên đất nước của chúng ta."
Nguồn hình ảnh, Getty Images
Chụp lại hình ảnh,
Hàng trăm người biểu tình bên ngoài sự kiện ở Houston
Đầu tháng này, Quốc hội Mỹ đã biểu quyết áp đảo về việc gửi gần 40 tỷ USD viện trợ quân sự cho Ukraine. Tổng cộng, các nhà lập pháp Mỹ đã gửi khoảng 54 tỷ USD cho Ukraine kể từ khi Nga xâm lược nước này vào tháng 2.
Cựu Tổng tống Mỹ phản đối lời kêu gọi thắt chặt kiểm soát súng, nói rằng những người Mỹ tử tế nên được phép sử dụng súng để tự vệ trước "cái ác".
Thay vào đó, ông đề xuất một cuộc "đại tu từ trên xuống dưới" về an toàn trường học, nói mỗi trường học chỉ nên có một cổng ra vào duy nhất, với các hàng rào kiên cố và các máy dò kim loại, và ít nhất có một cảnh sát được trang bị vũ khí trong khuôn viên trường.
Ông Trump cáo buộc đảng Dân chủ đã ngăn cản các biện pháp an ninh như vậy.
Cựu tổng thống của Đảng Cộng hòa bắt đầu bài phát biểu của mình bằng cách đọc tên các nạn nhân trong vụ xả súng ở Uvalde, mỗi người được đánh dấu bằng một hồi chuông.
Sự kiện thường niên của Hiệp hội có 5 triệu thành viên NRA đang diễn ra ở 450 km cách Uvalde, nơi xảy ra vụ xả súng tồi tệ nhất tại Mỹ trong một thập kỷ.
Trước sự kiện, một số diễn giả bảo thủ và nghệ sĩ biểu diễn âm nhạc tuyên bố không tham dự - bao gồm Thống đốc bang Texas Greg Abbott, Thượng nghị sĩ John Cornyn và nhà sản xuất của loại súng trường được sử dụng trong thảm kịch tại Uvalde.
Trong bài phát biểu, ông Trump cũng kêu gọi Mỹ "thay đổi mạnh mẽ cách tiếp cận của chúng ta đối với sức khỏe tâm thần".
Ông từng kêu gọi điều tương tự trong nhiệm kỳ tổng thống của mình, ngay cả khi những người chỉ trích vào thời điểm đó cáo buộc ông cố gắng phá hoại các chương trình y tế bao gồm chăm sóc sức khỏe tâm thần.
Trước khi ông Trump phát biểu, Thượng nghị sĩ bang Texas Ted Cruz đã đổ lỗi cho các vụ xả súng hàng loạt chủ yếu là do những người cha vắng mặt, việc đi nhà thờ giảm sút, mạng xã hội và các trò chơi điện tử.
Bên ngoài địa điểm diễn ra sự kiện, hàng trăm người biểu tình đã tụ tập để phản đối hiệp hội NRA. Họ cầm những tấm bảng ghi "NRA giết trẻ em", "bảo vệ trẻ em không phải súng", cầm thánh giá và ảnh các nạn nhân bị bắn.
Phân tích của Sarah Smith, biên tập viên của BBC ở Bắc Mỹ
"Cách duy nhất để ngăn một kẻ xấu có súng, là một người tốt có súng", ông Donald Trump nói tại sự kiện của NRA ở Houston vào tối 27/05.
Đó là một câu quen thuộc của những người ủng hộ súng, những người khăng khăng cần phải có nhiều súng hơn, chứ không phải ít hơn, để giải quyết bạo lực vũ trang ở Mỹ.
Ông Trump cũng lặp lại chủ đề tương tự mà tôi đã nghe từ các thành viên NRA bên ngoài hội trường - họ nói nên tập trung vào các vấn đề sức khỏe tâm thần khiến người ta thực hiện các vụ xả súng hàng loạt - chứ không phải vũ khí mà họ sử dụng.
Sau khi đọc tên của tất cả 21 nạn nhân của vụ thảm sát trường học ở Uvalde, cựu Tổng thống nói: "Sự tồn tại của cái ác là một trong những lý do tốt nhất để trang bị vũ khí cho những công dân tuân thủ pháp luật chứ không phải tước vũ khí của họ".
Ông tiếp tục cáo buộc các thành viên đảng Dân chủ chính trị hóa một thảm kịch bằng cách ủng hộ luật kiểm soát súng nhiều hơn.
Một số chính trị gia và các ngôi sao giải trí đã rút khỏi sự kiện được tổ chức cách Uvalde chưa đầy 500km. Ông Trump cũng chỉ trích những người này - nói rằng: "Và không giống như một số người, tôi đã không làm bạn thất vọng bằng việc không xuất hiện."
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét