Ts. Phạm Đình Bá - Mẹ nó! Có sợ gì đâu
22/5/2022
Các chế độ độc tài toàn trị ở Trung Quốc, Nga và Việt Nam được cấu trúc dựa trên sự đàn áp người dân và lừa dối họ. Các quan chức chế độ càng cao thì càng nói láo giỏi. Chúng nói láo nhỏ để che đậy nói láo to.
Gần đây, Thủ tướng Phạm Minh Chính bi bô với đồng bọn của hắn ở Hoa Thịnh Đốn trong khi chờ đợi để gặp Ngoại trưởng Hoa Kỳ Anthony Blinken, đoạn đối thoại ngắn được Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ thâu vào video, rằng hắn ta nói chuyện với Tổng Thống Mỹ một cách “Rõ ràng, sòng phẳng. Mẹ nó! Có sợ gì đâu…” [1]
Khi Phạm Minh Chính nói không sợ, chúng ta có thể đoán là hắn ta chưa chắc là không sợ. Bài nầy rọi đèn vào các mối quan hệ gần đây giữa Mỹ, phương Tây, Nga và Trung Quốc để hiểu tại sao Phạm Minh Chính có thể phải lo lắng khi phải đi dây ngoại giao ở Hoa Thịnh Đốn.
Lê Mạnh Hùng - Phỏng vấn ký giả Nguyễn Đình Tú (Phần 1)
23/5/2022
Nguyễn Đình Tú, bút danh là Nguyễn Tú, một nhà báo nổi tiếng của tờ Chính Luận ở Miền Nam Việt Nam trước 1975.
Người phỏng vấn: Lê Mạnh Hùng
Cuộc phỏng vấn được thực hiện ngày 05/07/2003 tại Alexandria, Virginia, Hoa Kỳ.
Người gỡ băng phỏng vấn: Trung tâm Nghiên cứu Việt Mỹ, Đại học Oregon.
Bản dịch tiếng Anh trên US-Vietnam Review, “Nguyen Đinh Tu’s interview” (Part 1, Part 2, Part 3, Part 4, Part 5). Translated by Phan Le Dung.
***
Người Phỏng vấn (Lê Mạnh Hùng – LMH): Trước hết cháu xin hỏi chú là chú tham gia hoạt động cách mạng bắt đầu từ bao giờ?
Ông Nguyễn Đình Tú (NĐT): À tôi bắt đầu từ năm 1944, là lúc bây giờ có một anh bạn cùng học trường Lycée Albert Sarraut đó, nói với tôi và anh ấy kể cho tôi nghe cái hoạt động của đảng Đại Việt, do ông Trương Tử Anh lãnh đạo. Tôi nghe xong, rồi tôi hứa rằng hôm sau, tôi sẽ trả lời. Thế hôm sau, tôi gặp lại anh ấy thì tôi bảo tôi đồng ý-sau khi đã nghe anh trình bày những mục đích, tôn chỉ của đảng Đại Việt.
Thời sự Việt Nam
Ngày Thứ hai 23 tháng 5 năm 2022
Cá đuối khổng lồ có thể sống trong các hố sâu của Mekong
(Massive stingrays may live in Mekong’s deep pools)
Ry Sochan – Bình Yên Đông lược dịch
The Phnom Penh Post – 11 May 2022
Các nhà khoa học Hoa Kỳ cho rằng những hố sâu chưa được thăm dò trong sông Mekong ở vùng Stung Treng có thể là nơi cư trú của cá đuối nước ngọt khổng lồ, một trong những loai cá nước ngọt lớn nhất trên thế giới.
Điều nầy đến khi ngư dân câu được một con cá đuối nặng 180 kg trong Mekong hồi tuần qua, và một toán cấp cứu đã ghi nhận và thả nó trở lại sông bình an, một sự kiện tình cờ mà các nhà khoa học nói làm nổi bật tầm quan trọng toàn cầu của vùng.
Cá đuối nước ngọt có nguy cơ tuyệt chủng, dài gần 4 m, được câu bởi một ngư dân ở cộng đồng trên một đảo nhỏ ở giữa sông Mekong hôm 5 tháng 5 trong làng Koh Preah, huyện Siem Bok.
Tin tức thế giới ngày Thứ hai 23 tháng 5 năm 2022
Võ Thái Hà tổng hợp
Cuộc xâm lược Ukraine là một cú sốc kinh tế hàng đầu. Chính sách kinh tế thời chiến
Các tác giả: Olivier Blanchard, Jean Pisani-Ferry
21/5/2022
Tác giả:
OLIVIER BLANCHARD, Giáo sư tại Viện Công nghệ Massachusetts và là cựu kinh tế gia trưởng của Quỹ Tiền tệ Quốc tế.
JEAN PISANI-FERRY, là thành viên nghiên cứu cao cấp không thường trú tại Viện Kinh tế Quốc tế Peterson. Ông là giáo sư Tommaso Padoa-Schioppa tại Viện Đại học Châu Âu ở Florence và là thành viên nghiên cứu cao cấp tại Bruegel, một tổ chức think tank của Châu Âu.
Huỳnh Thiện Quốc Việt dịch
Nguồn: Une politique économique de guerre, Le Grand Continent, ngày 28/04/2022.
Dính « bẫy khí đốt » của Putin, Liên Âu tiến thoái lưỡng nan
Thùy Dương /RFI
23/5/2022
Một nghịch lý đang diễn ra tại châu Âu : đe dọa cấm vận Nga vì chiến tranh Ukraina nhưng không biến lời nói thành hành động, nên Liên Âu phải mua khí đốt của Nga với « giá đắt như vàng ». Bất chấp các biện pháp trừng phạt và những tuyên bố mạnh mẽ, mỗi ngày Liên Âu vẫn chi hàng trăm triệu euro cho tập đoàn Nga Gazprom để mua khí đốt, mang lại nguồn thu cao kỷ lục cho Matxcơva để chính quyền Putin tiếp tục cuộc chiến ở Ukraina.
Trên đây là nhận định của báo kinh tế Pháp, Les Echos, trong bài « Khí đốt : Cái bẫy đáng sợ mà Putin giăng ra », đăng ngày 18/05/2022.
Chiến thắng không thể phủ nhận của Putin ngay từ hiệp đầu
Trung Quốc - Lý Khắc Cường đã trở lại, và ‘Likonomics’ cũng vậy
Nguồn: Katsuji Nakazawa, “Premier Li is back, and so is ‘Likonomics’,” Nikkei Asia, 19/05/2022
Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng
Việc Thủ tướng Lý Khắc Cường bất ngờ quay lại gia tăng quyền lực gần đây đang là chủ đề bàn tán khắp Trung Quốc.
Thủ tướng Trung Quốc theo truyền thống sẽ chịu trách nhiệm về các chính sách kinh tế vĩ mô, với tư cách là người đứng đầu Quốc vụ viện, tức chính phủ Trung Quốc. Nhưng Chủ tịch Tập Cận Bình đã tập trung hết quyền lực vào tay mình, nên trong 9 năm qua, quyền lực của Lý chỉ là trên danh nghĩa.
Tuy nhiên, tình hình đã thay đổi đáng kể trong tháng qua.
Hoa Kỳ - Tướng Milley cảnh báo về nguy cơ chiến tranh toàn cầu
Huyền Anh
22/5/2022
Vị tướng hàng đầu của Hoa Kỳ nói với học viên năm 2022 của Học viện Quân sự Hoa Kỳ rằng, bản chất của chiến tranh đang thay đổi và trật tự quốc tế dựa trên luật lệ hiện tại đang bị Nga và Trung Quốc đe dọa.
“Ngay bây giờ, ngay tại thời điểm này, một sự thay đổi căn bản đang xảy ra trong chính đặc điểm của chiến tranh”, Chủ tịch Hội đồng Tham mưu trưởng Liên quân Hoa Kỳ, Tướng Mark Milley cho biết hôm 21/05. “Hiện tại, chúng ta đang phải đối mặt với hai cường quốc toàn cầu — Trung Quốc và Nga — mỗi bên đều có khả năng quân sự đáng kể, và cả hai đều hoàn toàn có ý định thay đổi trật tự dựa trên luật lệ của hiện tại”.
Mỹ Anh - Tân Thủ tướng Úc Anthony Albanese – Chơi với Mỹ hay thân với “Tàu”?
22/5/2022
Thứ Hai 23 Tháng Năm 2022, Anthony Albanese (59 tuổi) sẽ tuyên thệ trở thành thủ tướng Úc thứ 31. Một trong những câu hỏi đang được quan tâm nhiều là Anthony Albanese có chính sách như thế nào đối với Trung Quốc, trong bối cảnh quan hệ Trung Quốc và Úc trở nên xấu nghiêm trọng dưới thời Thủ tướng tiền nhiệm Scott Morrison…
Xuất thân từ thành phần bình dân
Anthony Albanese, người con duy nhất của một bà mẹ đơn thân lớn lên trong khu dân cư lao động nghèo ở Sydney, đã dẫn dắt Công đảng giành chiến thắng trong cuộc bầu cử quốc gia, chấm dứt chín năm cầm quyền của phe bảo thủ. “Người dân Úc đã bỏ phiếu cho sự thay đổi”, nhà lãnh đạo Công đảng 59 tuổi nói với những người ủng hộ ông ở Sydney. Trong chiến dịch tranh cử, Albanese, biệt danh “Albo”, hứa sẽ có những thay đổi lớn sau gần 10 năm cầm quyền của phe bảo thủ, từ đẩy mạnh hành động vì khí hậu đến thúc đẩy quyền của người bản địa và trấn áp tham nhũng chính trị.
Ronen Palan - Mối liên hệ đáng ngạc nhiên của cuộc chiến Ukraine với khủng hoảng tài chính năm 2008 - và mối liên hệ tương đồng với năm 1939
Người dịch: Lê Thị Hạnh
Nguồn: “Ukraine war’s surprising links to the 2008 financial crisis and the parallels with 1939“, The Conversation, ngày 21.03.2022
22/5/2022
Các điểm tương đồng lịch sử thật kỳ lạ. Một thập kỷ hoặc lâu hơn sau hai cuộc khủng hoảng tài chính tàn khốc nhất trong chủ nghĩa tư bản hiện đại, vào năm 1929 và năm 2008, một cuộc xung đột khủng khiếp đang bắt đầu ở châu Âu có nguy cơ lôi kéo toàn thế giới vào cuộc. Cho đến nay, cuộc chiến Ukraine rõ ràng là có trình tự khác với chiến tranh thế giới II, nhưng sự xung đột của các hệ tư tưởng cũng là cơ bản.
Nếu những điểm tương đồng này không thu hút được nhiều sự chú ý, tôi nghi ngờ đó là vì bề ngoài, chúng không có ý nghĩa gì nhiều. Điều quan trọng là nhận ra rằng các cuộc khủng hoảng tài chính và chiến tranh lớn đều là triệu chứng của các vấn đề cấu trúc sâu sắc hơn trong các xã hội - những chuyển động kiến tạo cơ bản đã tạo ra những vết nứt trên bề mặt.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét