Viễn Ảnh Về Nghiệp
Đoàn “Không Làm Chính Trị”.
Nguyễn Quang Duy
Miền Bắc trước đây theo mô hình Xô viết, mọi người đều làm
công cho nhà nước và đoàn ngũ hóa trong một tổ chức chính trị trực thuộc đảng Cộng
sản được gọi là công đoàn.
Ngày nay kinh tế, xã hội và cả chính trị Việt Nam đã thay đổi,
nhưng nhiệm vụ của công đoàn vẫn tồn tại như ngày nào.
Tham gia Hiệp định CPTPP, Hà Nội sẽ phải chấp nhận hoạt động
của các nghiệp đoàn đại diện cho người lao động nhưng “không làm chính trị”,
nghĩa là không chịu sự lãnh đạo của đảng Cộng sản.
Ký ức vụn về chuyện học
ở miền Nam thời Đệ nhất Cộng hòa (kỳ 1)
Lê Nguyễn
Thứ sáu, 09/11/2018
Thế hệ những người sinh vào thập niên 1940 tại miền Nam nay
còn không ít, cũng không nhiều. Số người không còn phần vì tuổi tác, bệnh tật,
phần vì đã trải qua nhiều thăng trầm dâu bể của những năm trước và sau
30-4-1975: chiến trận, tù đày, những cuộc vượt biển kinh hoàng…, số người còn
trụ lại kẻ thì sống tha hương trên xứ người, người ở lại Việt Nam thì phần đông
cũng lang thang bên lề cuộc sống, tuổi tác chất chồng, sống bằng ký ức hơn là
những dự phóng tương lai.
Trong tay không còn bao nhiêu tư liệu chính thức về một thời
kỳ giáo dục đã trải qua năm, sáu mươi năm, chỉ còn một mớ ký ức sót lại trong
đầu, hy vọng rằng những bạn đọc là chứng nhân của thời kỳ này sẵn lòng bổ khuyết,
đính chính cho những sai sót của một bộ nhớ đã trải qua nhiều thử thách của thời
gian và thời cuộc. Bởi vậy mà mấy bài viết này có tên là “Ký ức vụn”, không
mang ý nghĩa một biên khảo, mà chỉ nhằm giúp người đọc có chút ý niệm tổng quát
về một nền học đã mai một từ hơn nửa thế kỷ đã qua.
Báo chí quốc tế đưa
tin vụ cô Lê Thu Hà không được nhập cảnh vào Việt Nam và trục xuất trở lại Đức
Hiếu Bá Linh, tổng hợp
23-11-2018
Nhật báo TAZ của Đức
viết: “Lê Thu Hà là công dân của nước Việt Nam, cô không có quốc tịch nào khác.
Một quốc gia từ khước từ, không cho công dân của mình nhập cảnh là một hành vi
vi phạm Công pháp quốc tế”.
Bộ Ngoại giao Việt Nam
không xác nhận cô Hà bị trục xuất, nhưng cho biết trước đây cô đã được phép đi
Đức vì lý do “nhân đạo”, phát ngôn viên Lê Thị Thu Hằng nói với Hãng Thông tấn
Pháp AFP.
Tại sao Lê Thu Hà phải
chờ đợi tại sân bay Bangkok, Thái Lan cả ngày trước khi bay sang Đức?
Điểm tin báo ngày Thứ sáu 23 tháng 11 năm 2018
Chiến lược triệt
thoái năm 1963: John F. Kennedy ra lệnh rút toàn bộ quân khỏi Việt Nam
Tác giả: James K. Galbraith
Dịch giả: Đỗ Kim Thêm
23/11/2018
Lời dịch giả: Ngày 22
tháng 11 năm 2018 là kỷ niệm 55 năm ngày Tổng thống John F. Kennedy bị mưu sát
tại Dallas vào năm 1963. Gần đây, Tổng thống Donald Trump cho biết sẽ lần lượt
cho giải mật các tư liệu xem Kennedy có liên quan đến cái chết của Tổng thống
Ngô Đình Diệm hay không. Dĩ nhiên, nhiều bí ẩn chưa được hé lộ và còn cần thời
gian để trả lời.
Nhưng vấn đề liệu
Kennedy sẽ từng bước leo thang chiến tranh Việt Nam vào năm 1964 và 1965 như
Johnson lãnh đạo không, đã lần lượt sáng tỏ.
Qua tổng hợp các tài
liệu, James K. Galbraith chứng minh là, vào ngày 2 tháng 10 năm 1963 Kennedy
quyết định cho rút 1000 cố vấn Mỹ vào năm 1963 và sau khi tái thắng cử vào năm
1964 sẽ rút toàn bộ vào năm 1965. Trước khi đi Texas, Kennedy yêu cầu Mike
Forestal tìm mọi giải pháp để Mỹ rút ra khỏi Việt Nam. Kennedy không còn tín
nhiệm Tổng thống Diệm khi thấy mọi báo cáo về diễn tiến tình hình tại Việt Nam
đều mâu thuẫn hoặc sai lạc. Ông lo âu trước các biểu hiện độc tài, gia đình trị,
tham nhũng và đàn áp tôn giáo của Tổng thống Diệm. Khi được tin ông Ngô Đình
Nhu đơn phương tiếp xúc với đối phương và phong trào chống Mỹ lên cao, ông dọa
sẽ cắt hết các kinh viện cho miền Nam và cho là chính người Việt phải chiến đấu
và người Mỹ không thể thay thế. Do đó, Kennedy không có ý chí leo thang
chiến tranh và kế hoạch triệt thoái không thành.
James K. Galbraith, Học
giả Học viện Carnegie năm 2003, Giáo sư Lloyd M. Bentsen, Jr., Phân khoa Chính
phủ/ Quan hệ Kinh doanh Trường Lyndon B. Johnson School of Public Affairs, Đại
học Texas, Austin.
Nguyên tác: Exit Strategy: In 1963, JFK ordered a complete
withdrawal from Vietnam http://bostonreview.net/us/galbraith-exit-strategy-vietnam
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét