Tháng Mười Một 22, 2018
Students Union
Từ khâu nút trang trí để in nhãn hiệu, ngành may quần áo có
thể là công nghệ tinh tế và tỉ mĩ. Mặc dù vậy, các nhà máy chuyên về ngành may
mặc ở Campuchia nhanh chóng hoàn thành các đơn đặt hàng lớn từ các công ty
phương Tây. Quần áo là xuất khẩu chính của Campuchia, mang lại khoảng 5 tỷ đô
la một năm và châu u là thị trường lớn nhất của nước này. Hơn 40% hàng hóa của
Campuchia xuất khẩu sang châu u. Dưới chế độ thương mại ưu đãi từ liên minh
châu Âu cho Campuchia gọi tắt là EBA, tất cả các sản phẩm của Campuchia được hưởng
quyền truy cập miễn thuế vào thị trường châu Âu.
Đổi lại chính phủ Campuchia có nghĩa vụ tôn trọng các nguyên
tắc dân chủ và nhân quyền của điều lệ và hiệp ước Lisbon của Liên minh châu Âu,
cũng như các quy ước của Tổ chức Lao động Quốc tế về quyền của người lao động.
Nhưng Campuchia không thực hiện các điều ký kết giữa hai bên. Vì vậy, Ủy ban
châu Âu đang bắt đầu phản ứng về các vi phạm nầy, để thu hồi chế độ thuế quan
ưu đãi của Campuchia.
Cecilia Malmstrom, viên chức châu Âu có liên quan, báo với
chính phủ Campuchia về các phản ứng mà liên minh châu Âu đang bàn luận nhiều
tháng trước. Thủ tướng Hun Sen đã nắm quyền hơn 30 năm. Các chiến dịch tàn bạo
chống lại phe đối lập giúp giữ ông chức nầy. Trước cuộc bầu cử vào tháng Bảy,
chính phủ đã bắt giữ lãnh đạo của Đảng Cứu hộ Quốc gia Campuchia, phe đối lập
chính; đóng cửa các nguồn tin tức độc lập; và đe dọa các nhà hoạt động xã hội.
Các tòa án thân Hun Sen đã giúp trong việc giả tán Đảng Cứu hộ Quốc gia. Đảng cầm
quyền đã giành được tất cả 125 ghế trong quốc hội. Bà Malmstrom đã lên án tất cả
những điều này là “vi phạm nhân quyền trắng trợn”. Chính phủ Hun Sen đã nhanh
chóng vặn lại rằng các bước mà họ đã thực hiện là “trong các đặc quyền của một
nhà nước độc lập và có chủ quyền”.
Việc áp đặt thuế quan đối với hàng may mặc có thể gây ra tổn
thương cho nền kinh tế một cách nghiêm trọng. Hơn nữa, công nhân may mặc là một
nhóm công nhân có nhiều khả năng phản ứng để bảo vệ quyền lợi của họ. Họ phản đối
với số lượng điều động rất lớn về mức lương và điều kiện nghèo nàn cách đây 5
năm. Sự hỗ trợ của họ đối với Đảng Cứu hộ Quốc gia gần như gây ra một sự đe dọa
cho đảng của Hun Sen trong cuộc bầu cử trước đó, vào năm 2013. Chính phủ của
Hun Sen đã tìm cách lấy lòng công nhân sau cuộc bầu cử năm 2013. Chính phủ đã
tăng mức lương tối thiểu hàng tháng từ $45 sau đó lên $182. Thủ tướng Hun Sen
thường xuyên ghé thăm các nhà máy, hứa hẹn sẽ tăng phúc lợi nhiều hơn. Nhưng những
cải tiến này sẽ không tạo ra sự khác biệt cho những người không có việc làm nếu
các điều khoản thương mại với châu Âu thay đổi.
Ủy ban châu Âu không muốn làm tổn thương hơn
740.000 công nhân của ngành công nghiệp may mặc, hầu hết trong số họ là phụ nữ
từ nông thôn. Nhiều ngôi nhà trong làng đã thay đổi từ gỗ thành gạch nhờ tiền
kiều hối của công nhân may. Một đại diện của Tổ chức Lao động Quốc tế trích dẫn
một nghiên cứu cho thấy rằng mọi công nhân trong ngành may mặc đều bảo bọc cho
ba người khác. Hy vọng là mối đe dọa duy nhất của việc mất các đặc quyền thương
mại sẽ thúc đẩy chính phủ trả tự do cho các thành phần đối lập bị giam giữ và nới lỏng kiểm
soát thông tin và báo chí.
Các thương hiệu quần áo nước ngoài cũng đang áp lực chính phủ
ở châu Âu để giảm bớt áp lực lên chính phủ Campuchia. Một phái đoàn từ
các công ty như Nike và Adidas đã đến thăm Campuchia trong những tuần gần đây để
tranh luận cho các cách đối xử tốt hơn cho các nhà lãnh đạo lao động và các nhà
hoạt động xã hội khác. “Chúng tôi hoàn toàn hiểu được nhu cầu của Liên minh
châu u để xem xét cách giải quyết tình hình nhân quyền ở Campuchia,” tuyên bố một
phát ngôn viên cho H&M, một hãng thời trang rất lớn của Thụy Điển. Nếu chế
độ thuế quan ưu đãi bị giảm đi, các hãng sản xuất có thể di chuyển đến nơi
khác. Một thỏa thuận thương mại tự do mới giữa liên minh châu Âu và
Việt Nam làm cho các việc di chuyển sản xuất đến Việt Nam trở thành hấp dẫn.
Nhưng quan hệ thương mại sẽ không thay đổi trong nhiều tháng
tới. Quá trình đình chỉ truy cập EBA giữa Campuchia và Liên minh châu Âu đòi
hỏi phải tham khảo ý kiến với các tổ chức khác nhau của Liên minh châu u, thảo
luận thêm với Campuchia và hai giai đoạn sáu tháng để thu thập ý kiến công
chúng, trong số các tiến trình khác. Thay đổi trong chính sách thuế ưu đãi sẽ
không có hiệu lực cho đến năm 2020 là sớm nhất, nếu có bất kỳ thoả thuận nào.
Không phải tất cả các thành viên châu Âu đều ủng hộ các thay đổi.
Pháp, quyền lực thuộc địa cũ của Campuchia, không muốn đánh thuế trên quần áo,
và chỉ muốn thay đổi thuế nhập khẩu vào sản phẩm đường và đồ ngọt. Sophal Ear,
một giáo sư tại Occidental College ở Mỹ, nói rằng một phản ứng hẹp đối với những
sai lầm của chính phủ Hun Sen sẽ “chỉ là một trò đùa đen mà thôi”.
Tiến sĩ Phạm Đình Bá- đại học Toronto gửi về từ Canada
Bài viết thuộc Chương trình phổ biến kiến thức về nghiệp
đoàn lao động do Nghiệp đoàn sinh viên Việt Nam chủ trì. Xem chi tiết về chương
trình tại đây : https://goo.gl/NejyS4
Tài liệu: Cambodia’s garment industry. Needling Hun Sen. The
Economist, November 3r 2018, p. 40. https://www.economist.com/asia/2018/11/03/the-european-union-threatens-the-mainstay-of-cambodias-economy
Photo: Economist.com
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét