22/11/2018
Người dân Việt Nam chẳng
phải học sinh tiểu học, đặc biệt là ngư dân. - Báo
Lao Động (27/03/2018)
Tờ Người
Việt, số ra ngày 26 tháng 3 năm 2018, vừa buồn bã loan tin:
“Một trường trung học ở Santa Ana phải tháo cờ CSVN
sau khi bị phản đối.” Vài hôm sau, hôm 30 tháng 3 năm 2018, cũng báo Người
Việt cho hay tiếp rằng ông ông Don Wilson, Tổng Quản Trị của trường
này phát biểu: “Đây là một vinh dự lớn nhất của đời tôi vì nhận được sự thông
cảm của cộng đồng người Việt. Chúng tôi rất áy náy và xấu hổ vì đã treo lá cờ
kia.”
Lá cờ đỏ sao vàng, rõ ràng, không được người Việt
nước ngoài chấp nhận.
Dân trong nước, xem chừng, cũng không ưa thích gì cho
lắm. Sau khi Tỉnh
Đoàn Hậu Giang tổ chức trao tặng 600 bộ cờ tổ quốc và ảnh Hồ Chí Minh cho
các bà mẹ Việt Nam anh hùng (“nhân kỷ niệm 126 năm ngày sinh của Bác”) dư
luận cũng nhao nhao phản đối. Riêng nhà báo Trương Duy Nhất
còn đặt ra một câu hỏi khó:
“Tặng ảnh ông Hồ cho người già. Tặng cờ cho dân… ăn Tết.
Không biết tự bao giờ, người ta nghĩ ra được những món quà khốn nạn đến thế.”
Vốn là người “hiểu nhiều biết rộng” và rành rẽ
“tất tần tật” mọi chuyện ở đời, tôi đã định trả lời thắc mắc của
Trương Duy Nhất nhưng chỉ “định” thế thôi nhưng vì bận (nhậu – có độ
hoài mà) nên quên bẵng. Gần đây, trong bản tin của báo Tiếng Dân
– đọc được vào hôm 27 tháng 3 năm 2018 – lại thấy xuất hiện một câu
hỏi khó (gần) tương tự:
“Vẫn như mọi năm, Hội
Nghề cá lên tiếng phản đối việc cấm đánh cá trên Biển Đông của Trung Quốc,
truyền thông trong nước đồng loạt đưa tin. Đảng và Nhà nước vẫn im thin thít
như mọi năm, để cho Hội Nghề cá đơn độc lên tiếng…
Không rõ từ bao giờ, chuyện bảo vệ ngư dân và chủ quyền biển
đảo thuộc trách nhiệm của Hội Nghề Cá, để hội này phải có công văn đề nghị
chính phủ và các bộ vào cuộc, giúp bảo vệ ngư dân?”
Bữa nay thì tôi rảnh, và rảnh lắm, vì cả tuần không
ai rủ nhậu nên lục mấy tờ báo cũ ra xem lại (coi “tự bao giờ chuyện bảo
vệ ngư dân và chủ quyền biển đảo thuộc trách nhiệm của Hội Nghề Cá”) cho nó
tỏ tường:
– Báo VietnamPlus
(07/07/2014): Hội Nghề cá Việt Nam phản đối Trung Quốc bắt giữ 6 ngư dân và tàu
cá.
– Báo Pháp
Luật (11/7/2015): Hội Nghề cá Việt Nam phản đối việc làm phi nhân đạo của
phía Trung Quốc đối với ngư dân Việt Nam.
– Báo Người
Lao Động (14/03/2016): Hội Nghề cá Việt Nam cực lực phản đối hành động phi
pháp, vô nhân đạo của lực lượng Hải cảnh Trung Quốc sử dụng roi điện và gậy đập
phá tài sản trên tàu ngư dân Việt Nam như những tên cướp biển.
– Báo
Mới (04/05/2016): Nghiệp đoàn nghề cá Việt Nam ra tuyên bố phản đối tàu lạ
đâm chìm tàu cá của 34 ngư dân ở Hoàng Sa.
– Báo VnExpress
(02/03/2017): Hội nghề cá phản đối Trung Quốc đơn phương cấm đánh cá ở biển
Đông.
– Báo Tiền
Phong (26/03/2018): Hội nghề cá phản đối Trung Quốc cấm đánh bắt cá trên
biển Đông.
Ngoài điệp khúc “hội nghề cá phản đối,” còn thêm một
cụm từ “ngư dân báo về” cũng thường xuyên được nhắc đi nhắc lại
khiến cho nhà báo Tạ
Phong Tần… nổi nóng:
Đại tá Nguyễn Trọng
Huyền- Chỉ huy trưởng Bộ chỉ huy BĐBP tỉnh Phú Yên cho hay: “Thời gian vừa qua,
đặc biệt hơn 10 ngày nay, tàu cá TQ xâm phạm nhiều lần trong vùng biển nước ta.
Theo thông tin ngư dân báo về, trung bình mỗi ngày vùng biển ngoài khơi từ Đà Nẵng
đến quần đảo Trường Sa có từ 120 đến 150, cá biệt có những ngày lên đến hơn 200
tàu cá TQ khai thác trong vùng biển nước ta”.
Cái đau của người Việt
Nam là thông tin này do “ngư dân báo về” chớ không phải do Hải quân hay Cảnh
sát biển phát hiện.
Ủa, chớ họ làm chi và ở đâu mà không “phát hiện”
được gì ráo (trọi) vậy cà?
Câu trả lời cũng có thể tìm được ở một tờ báo
cũ, báo Lao
Động, số ra ngày 6 tháng 7 năm 2015:
“Điều tra của phóng viên Báo Lao Động cho thấy, việc tuần
tra, kiểm soát, hoạt động giám sát nghề cá trên biển do Bộ đội Biên phòng
(BĐBP) tỉnh Quảng Trị đảm nhiệm đã có sự trục lợi. Hàng chục bộ hồ sơ khống về
những chuyến tuần tra biển đã được lập để ‘rút ruột’ Nhà nước hàng tỉ đồng…
Một nguồn tin nội bộ khác cho hay, các tàu được quyết toán
khống này khẳng định rằng trên thực tế số lượng tàu tuần tra được quyết toán khống
còn lớn hơn nhiều.
Đáng chú ý, đây là lực lượng thực thi pháp luật, tiến hành
tuần tra, có nhiệm vụ sẵn sàng bảo vệ ngư dân trước những sự cố có thể xảy ra.”
Cụm từ “sự cố có thể xẩy ra” trong đoạn văn thượng
dẫn, rõ ràng, có ý làm giảm nhẹ vấn đề. Mà vấn đề thì cũng… chả
có gì đáng phải bận tâm – theo khẳng định của Trung
Tướng Nguyễn Chí Vịnh:
“Trung Quốc không sử dụng sức mạnh của mình để làm phương hại
đến lợi ích của các nước khác, không làm phương hại đến hoà bình, ổn định của
khu vực và trên thế giới.”
Tướng Nguyễn Chí Vịnh
(trái) gặp gỡ tướng Thường Vạn Toàn, bộ trưởng Bộ Quốc Phòng Trung Quốc tại Bắc
Kinh hôm 2/11/2016. Ảnh lấy từ RFA
Ngài Thứ Trưởng Quốc Phòng đã nói (“chắc như bắp”)
thế rồi, và Bộ Chính Trị lại luôn đề cao phương châm “Bốn Tốt” và
“Mười Sáu Chữ Vàng” thì Lực Lượng Biên Phòng Quảng Ngãi nằm bờ (để
rút dầu mang bán) kể cũng… đúng thôi. Hơn nữa, ngư dân địa phương (xem
chừng) lại rất tích cực và sốt sắng trong việc bảo vệ biển đảo và
hải phận nên để họ nêu cao tinh thần tự lực tự cường là chuyện rất
nên làm – theo như cách tường thuật của báo Tuổi Trẻ, số
ra ngày 26 tháng 7 năm 2015:
Tất cả ngư dân trẻ
trên tàu cá QNg 94359 TS của ông Huỳnh Luận ở Quảng Ngãi đều mặc áo đỏ – màu cờ
Tổ quốc – khi ra khơi.
Họ tâm sự: “Mặc áo
mang biểu tượng Tổ quốc, trong lòng chúng tôi cảm thấy thật thiêng liêng, có cảm
giác con tàu của mình chính là cột mốc chủ quyền trên biển cả”.
Ngư dân Trần Tấn Kiệt
và thuyền trưởng Huỳnh Luận giải thích:
“Cách đây chưa lâu,
báo Tuổi Trẻ đã xuống tàu tặng hai chiếc áo đỏ sao vàng cho chúng tôi. Vì vậy
vào ngày 20-5-2015, khi hạ thủy tàu vỏ thép đi khơi, chúng tôi quyết định phát
động toàn tàu mặc áo đỏ sao vàng khi tàu xuất bến, lúc trở về và đặc biệt khi
đánh cá ở Hoàng Sa”.
Sáng kiến tặng áo và tặng cờ cho ngư dân Quảng Ngãi
để họ trở thành “cột mốc chủ quyền trên biển cả” của báo Tuổi Trẻ
(ngó bộ) dễ chơi, lại chả tốn kém gì nên được nhân rộng khắp mọi
nơi:
– Báo VietnamPlus
(13/01/2016): Trao tặng 1.000 lá cờ Tổ quốc cho ngư dân Phú Yên
– Báo Quân
Đội Nhân Dân (25/03/2018): Đồn Biên phòng Vinh Hiền trao cờ Tổ quốc và áo
tặng ngư dân địa phương
– Báo Biên
Phòng (28/03/2018): Tặng cờ Tổ quốc cho ngư dân Thừa Thiên Huế.
– Báo Quân
Đội Nhân Dân (25/03/2018): Đồn Biên phòng Vinh Hiền trao cờ Tổ quốc và áo
tặng ngư dân địa phương
Báo Tuổi
Trẻ (28/03/2018): Tặng ngư dân cờ Tổ quốc mới trước khi ra khơi ở
Cùng lúc BBC ái ngại loan tin:
“TQ rầm rộ đưa hơn 40 tàu vào Biển Đông. Ảnh vệ tinh chụp
hôm thứ Hai 26/3 do Planet Labs Inc cung cấp cho thấy hàng không mẫu hạm Liêu
Ninh đang cùng chừng 40 tàu chiến và tàu ngầm đã đi vào phía Nam đảo Hải Nam
trong đợt phô trương sức mạnh mới nhất của Trung Quốc.”
Chắc sợ lính Tầu khó nhắm trúng đích nên mới có
vụ “tặng ngư dân cờ tổ quốc mới” để cho tụi nó dễ thấy, từ xa, tôi
đoán vậy. So với vụ “tặng cờ cho dân ăn Tết” mà bạn Trương Duy Nhất
coi là “những món quà khốn nạn” thì chuyện trao cờ cho ngư dân để
“làm cột mốc chủ quyền trên biển cả” còn khốn nạn hơn nhiều.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét