Chủ Nhật, 19 tháng 4, 2020

Bản tin ngày Chủ nhật 19 tháng 4 năm 2020


Võ Văn Quản - Những cuộc khủng bố không còn ai nhớ
19/04/2020
“Chủ nghĩa khủng bố” (Terrorism) bao gồm những hành vi vi phạm pháp luật hình sự, nhưng được tính toán hoặc có chủ đích nhắm đến việc làm hoang mang, khủng hoảng tinh thần của công chúng, của một nhóm dân cư hoặc của một nhóm các cá nhân nhất định vì các mục tiêu chính trị. 
Các hành vi khủng bố đều không thể biện hộ ở bất kỳ ngữ cảnh chính trị, triết học, tư tưởng, sắc tộc, chủng tộc hay tôn giáo nào. 
Nghị quyết 49/60, Đại Hội đồng Liên Hiệp Quốc, 1994 
Trần Dzạ Dzũng - Mặt trời đang lịm dần ở Việt Nam
19/04/2020
(VNTB) – Từ cuối tháng 12-2019 đến tháng Tết nguyên đán 2020, người ta hay nhắc đến ví von ‘Mây đen phủ lên toàn cầu nhưng mặt trời vẫn đang tỏa sáng ở Việt Nam’ mà tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng đã nhấn nhá trong phát biểu tại Hội nghị trực tuyến Chính phủ với địa phương diễn ra trong hai ngày 30 và 31-12-2019, do Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chủ trì.
Giờ thì mặt trời đang lịm dần ở Việt Nam.
Nguyễn Ngọc Chu – Ai chịu trách nhiệm về dự trữ gạo quốc gia năm 2020 mới chỉ mua được 7700 tấn?
19/4/2020
FB Nguyễn Ngọc Chu
Nhờ con virus Vũ Hán  mà toàn dân mới biết, một vấn đề quốc gia hệ trọng như Dự trữ Lương thực Quốc gia lại có “Phận bé hơn chiếc móng tay”!
1. TỔNG CỤC DỰ TRỮ NHÀ NƯỚC MỚI MUA ĐƯỢC 4% LƯỢNG GẠO DỰ TRỮ QUỐC GIA NĂM 2020 
1. Vấn đề nằm ở chỗ, khi họa xâm nhập mặn ở Đồng Bằng Sông Cửu Long đang hành hoành, làm ảnh hưởng đến hàng chục ngàn héc ta lúa, thì tình hình xuất khẩu gạo lại gia tăng, đột biến là cho thị trường Trung Quốc. Dư luận xã hội lo sợ dịch bệnh covid kéo dài có thể dẫn đến thiếu lương thực trên toàn thế giới, nên việc xuất khẩu gạo có thể gây ra mối nguy hại tiềm tàng cho Việt Nam. Báo động của xã hội mạnh đến nỗi, Bộ Công Thương “đã hoảng hốt” đề nghị Thủ tướng Chính phủ ngừng xuất khẩu gạo.
Nếu thế giới là một lớp học
19/4/2020
Nhật ký của Giáo viên chủ nhiệm Liên Hợp Quốc nhận xét học sinh cuối năm.
-Mỹ: Là lớp trưởng ,là thằng giàu nhất lớp, có bố chuyên buôn hàng nóng, mẹ là đầu nậu dầu hỏa. Nói chung mâm nào cũng có gia đình nó và nó còn nắm trùm băng đầu gấu trong lớp. Nó chính là đứa quyền lực và đặt ra luật chơi cho cả lớp.
-Trung Quốc: lớp phó tự phong, cũng là một thằng nhà giàu nhưng hầu hết cả lớp ghét nó, ước mơ của nó là làm lớp trưởng thay thằng Mỹ. Thằng này có tài copy y chang bài của đứa khác nhanh như chớp.
Điểm tin báo ngày Chủ nhật 19 tháng 4 năm 2020


Chiến lược tiếp cận của Hoa Kỳ đối với Trung Quốc đã thay đổi!
Nguyên Hương
19/04/20
Các chuyên gia nhận định rằng Hoa Kỳ đang tăng cường thu hẹp mối quan hệ với Trung Quốc, và sự phản đối của Hoa Kỳ đối với Đảng Cộng sản Trung Quốc đã lên đến đỉnh điểm chưa từng có trong lịch sử.
Từ những lời kêu gọi trừng phạt kinh tế của Thượng viện Hoa Kỳ đối với Trung Quốc vì tội bưng bít thông tin về sự bùng phát dịch bệnh ở Vũ Hán, khiến virus corona Vũ Hán lây lan thành đại dịch toàn cầu, đến những rủi ro hơn trong cơ cấu đầu tư vào chuỗi cung ứng phụ thuộc Trung Quốc mà Hoa Kỳ đang phải đối mặt trong quan hệ Mỹ - Trung, sự phản đối của lưỡng đảng đối với Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) đã lên đến đỉnh điểm chưa từng có trong lịch sử.
Điểm tin thế giới ngày Chủ nhật 19 tháng 4 năm 2020
Võ Thái Hà tóm lược
Có phải Trung Quốc đang chiến thắng?
The Economist:Is China winning?

19/04/2020
Nguyễn Trung Kiên dịch
Theo FB Nguyễn Trung Kiên
Năm 2020 đã bắt đầu ở Trung Quốc một cách thật đáng sợ. Khi một loại virus gây bệnh viêm đường hô hấp cấp lây lan ở Vũ Hán, các quan chức của Đảng Cộng sản, vốn hành động theo bản năng, đã che giấu nó.

... Hiện tại, khi nước Mỹ đang loay hoay với Đại dịch, Trung Quốc xuất hiện như một nhà lãnh đạo thiếu tự tin dù đang có những điều kiện tốt nhất. Sự thiếu tự tin của Trung Quốc đã được bộc lộ khi quốc gia này trở thành Chủ tịch Hội đồng Bảo an Liên Hợp quốc vào tháng trước. Trong suốt tháng, nó đã không triệu tập bất kỳ phiên họp toàn thể nào về đại dịch. (Vào ngày 9 tháng 4, Hội đồng này đã tổ chức một cuộc họp, nhưng Trung Quốc một mực khẳng định rằng cuộc họp trực tuyến này sẽ không công khai với công chúng.)

Coronavirus: Lịch sử dạy chúng ta điều gì?
Coronavirus : que nous enseigne l’Histoire ?

Olivier Becht
Trọng Khiêm dịch
19/4/2020
‘…Nói tóm lại, sự bão hòa của thông tin xung quanh căn bệnh khiến dường như thế giới đang dừng lại và khi trí tuệ tạo ra một phần thực tế, nó thực sự dường như dừng lại…’
Đối với thế hệ của tôi, dịch bệnh toàn cầu này là một sự kiện chưa từng được biết đến, chưa từng trải nghiệm.
...Các dịch bệnh khác, rất giống với coronavirus, đã hoành hành thế giới vào năm 1957 và 1969.

Năm 1957, thế giới đã trải qua một đại dịch gọi là “cúm châu Á”. Bố tôi vẫn còn nhớ điều đó vì cả gia đình ông (bố, mẹ, 5 đứa con) đều nằm liệt giường gần như không thể dậy được hơn 15 ngày. “Cúm châu Á” này đã gây ra 100.000 ca tử vong chỉ riêng ở Pháp và hơn 2 triệu ca tử vong trên toàn thế giới.
Financial Times: Kinh tế thế giới đại sụp đổ
Thanh Hương - Trà Nguyễn
19/04/20
 “Một con virus bé xíu đã lật đổ sự kiêu ngạo của chúng ta và làm sụp đổ sản lượng toàn cầu một cách không thể kiềm chế” - Martin Harry Wolf (Financial Times)
Bình luận về Báo cáo triển vọng kinh tế của IMF trong đó có các dự báo ảm đạm tăng trưởng toàn cầu trên Financial Times, chuyên gia kinh tế Martin Harry Wolf, nhà báo kỳ cựu về kinh tế và là nhà kinh tế trưởng của Financial Times đã có nhiều đánh giá sâu sắc về tương lai không mấy sáng sủa của nền kinh tế toàn cầu ngay cả khi đại dịch kết thúc hoặc ngay cả ở những nơi đại dịch chưa ghé thăm.

Ông Abe muốn công ty Nhật rời Trung Quốc, Bắc Kinh lo lắng đối phó
ĐÔNG PHONG 
19/04/2020
Thủ tướng Nhật Bản kêu gọi các doanh nghiệp nước này rời khỏi Trung Quốc, đa dạng hóa điểm sản xuất, giữa lúc những cuộc thảo luận tương tự diễn ra tại Mỹ.
Giữa đại dịch virus corona, Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe đã đề xuất các biện pháp để xây dựng nền kinh tế ít phụ thuộc hơn vào Trung Quốc để đất nước "Mặt Trời mọc" có thể tránh được gián đoạn trong chuỗi cung ứng.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét