Thứ Hai, 6 tháng 4, 2020

Bản tin ngày Thứ hai 6 tháng 4 năm 2020


Phạm Văn Lương - Chuyện Bên Đường Tháng 4 năm 2020
5/4/2020
Phạm Văn Lương: – Chuyện Bên Đường thân chúc quý vị những ngày tháng cấm quân chóng qua, và mọi người đều bình yên đón những ngày hè rực rỡ sắp tới.
Trong mùa dịch Trung Cộng này, chúng ta nhận ra một điểm  rằng tuy cùng chung một đất nước, một hiểm họa như nhau, nhưng phản ứng lại rất khác nhau về cách thi hành những lệnh của tiểu bang hay thành phố, để tránh sự lây lan của dịch bệnh. Nói chung người Việt Nam chúng ta thi hành lệnh cách ly giữa người và người, cách mang khẩu trang ra ngoài đường phố luôn triệt để hơn  những người Mỹ bản xứ (US born), hay những người thuộc dân tộc khác. Chúng ta chấp nhận theo tinh thần  tự nguyện hơn là bắt buộc, nhiều người được hỏi “Anh hay chị có thấy khó chịu khi phải tuân theo những lệnh mùa dịch này không?” Mọi người Việt Nam đều trả lời “Không”, trái lại ai cũng phấn khởi, chỉ mong nạn dịch mau qua, trở lại cuộc sống bình thường.

Nguyễn Minh Quang – Không thể chuyển nước từ Miền Đông sang Miền Tây đẻ cứu Đồng bằng Sông Cửu Long

1 tháng 4 năm 2020


Phần dẫn nhập

Trong một bài báo được đăng trên trang mạng Đất Việt ngày 26 tháng 3 năm 2020 [1], Giáo sư Tiến sĩ (GS TS) Vũ Trọng Hồng, nguyên Thứ trưởng Bộ Thủy Lợi (nay là Bộ Nông nghiệp-Phát triển Nông thôn), nói rằng: "Mỗi năm, cả nước cần tới hơn 500 tỷ m3 nước ngọt. Nguồn nước trong nước chỉ đáp ứng được 300 tỷ m3 tính theo lượng mưa và phân bổ trên tất cả các hồ, sông, suối của cả nước. Tuy nhiên, điểm khó khăn của khu vực ĐBSCL [Đồng bằng sông Cửu Long] là nơi đây không có nhiều hồ chứa để dẫn nước về.  Vì thế, chiến lược ngọt hóa dài hạn cần phải tính đến chuyện chuyển nước từ miền Đông sang miền Tây bằng các đường dẫn nước, đồng thời phải xây dựng các hồ trữ nước ngọt đạt chuẩn.  Như vậy mới là ngọt hóa đúng nghĩa" để cứu ĐBSCL.

Brian Eyler - Những ngày cuối cùng của Dòng MeKong vĩ đại 

“Last Days of the Mighty Mekong” by Brian Eyler


Người dịch: Kiền Phước Nguyễn Tấn

CÓ MỘT NƯỚC LÀO BỊ “TRUNG QUỐC HÓA” VÀ THAM VỌNG LÀ “BÌNH ĐIỆN CỦA CHẤU Á”

LUANG PRABANG VÀ TRUNG QUỐC

Thành phố này được coi là di tích được bảo tồn tốt nhất châu Á và với dân số vỏn vẹn chỉ 50,000 người, Luang Prabang có dáng dấp của 1 thị trấn yên bình như đã bị (được ?) thời gian và sự hiện đại bỏ quên. Dưới bóng râm tán cọ là các ngôi chùa cổ, các dãy nhà gỗ tếch truyền thống của Lào và những khu biệt thự phong cách Pháp. Phần lớn du khách đến đây bằng thuyền từ Tam Giác Vàng, hoặc đáp xuống đường băng duy nhất ở sân bay gần đó.

Phan Ba - Đại dịch cúm Tàu còn kéo dài bao lâu?
5/4/2020
Nhà nữ hóa học Mai Thi Nguyen-Kim, người đã đoạt nhiều giải thưởng, giải thích trên kênh YouTube của mình về những con số và biện pháp đối phó chung quanh trận đại dịch cúm Tàu hiện nay và nhất là đã trả lời câu hỏi: Khi nào thì đại dịch này kết thúc.
Trên lý thuyết, một đại dịch chỉ chấm dứt khi người ta đạt tới cái được gọi là sự miễn dịch cộng đồng, tức là khi 60 đến 70% người dân bị nhiễm bệnh và rồi lại lành bệnh. Với con số 76.000 ca bệnh ở Đức vào ngày 1 tháng 4, với hệ số 10 cho những trường hợp mắc bệnh mà không biết đến thì hiện nay có chừng 760.000 người mắc bệnh, một sự miễn nhiễm cho hơn 1% dân số. Tức có nghĩ là trận đại dịch này chỉ mới bắt đầu.
Điểm tin báo ngày Thứ hai 6 tháng 4 năm 2020


Vũ Đức Liêm - Bệnh dịch và số phận của con người xã hội
5/4/2020
Bệnh dịch không chỉ thử thách sức đề kháng của con người sinh học, chúng là chất thử nghiệt ngã đối với con người xã hội, kinh tế và chính trị. Sau hàng triệu năm tiến hóa sinh học và kỹ thuật tổ chức xã hội, có lẽ nỗi ám ảnh này sẽ chưa mất đi trong tương lai gần.

Mùa thu năm 1820, tham tri Lễ bộ Nguyễn Du đang chuẩn bị cuộc hành trình sang Bắc Kinh. Vị quan chức được nhà vua mới lên ngôi Minh Mệnh cử đi sứ trong một nhiệm vụ đặc biệt: báo tang vua cha Gia Long và xin cầu phong. Không may là một trận dịch tả đã tràn qua Việt Nam vào thời điểm đó, và nhà thi hào cùng với hàng trăm nghìn người Việt khác đã bỏ mạng. Trận dịch này bắt đầu từ năm 1816, quét qua Ấn Độ từ 1820 và bắt đầu vào Việt Nam trong cùng năm, lan từ Hà Tiên lên Bắc thành. Sử nhà Nguyễn thống kê: số hộ khẩu chết tất cả là 206.835 người, không kể số nam phụ lão ấu ở ngoài hộ tịch. Nhà nước bỏ ra 730.000 quan tiền để cứu chẩn, mai táng.
Điểm tin thế giới ngày Thứ hai 6 tháng 4 năm 2020
Võ Thái Hà tóm lược
Phát biểu của Nữ hoàng Elizabeth
06/04/2020
Tác giả: Peter Stubley
Dịch giả: Ian Bùi
5-4-2020
Tôi xin hầu chuyện cùng các bạn trong thời điểm đầy cam go này của đất nước, thời điểm mà cuộc sống chúng ta đang thực sự bị xáo trộn. Sự xáo trộn này chắc hẳn đã gây buồn đau cho một số người, khó khăn vật chất cho nhiều người, cũng như biến đổi lớn trong đời sống mọi người.
WHO trở thành bạn đồng hành của Trung Quốc ra sao?

How WHO Became China’s Coronavirus Accomplice

Hinnerk Feldwisch-Drentrup
Khánh An dịch
Bắc Kinh đang cố trở thành siêu cường về sức khỏe cộng đồng.
Trong khi virus corona đang thay đổi thế giới, Trung Quốc đang cố gắng tạo ảnh hưởng trong lĩnh vực sức khỏe trên thế giới.
Sau những phủ nhận và bao che ban đầu, Trung Quốc đã ngăn chặn được dịch COVID-19, sau khi làm lây nhiễm cả thế giới. Bất chấp những sai lầm ban đầu gây ảnh hưởng lớn trong việc trì hoãn phản ứng toàn cầu, giờ đây Trung Quốc đã cố gắng tận dụng câu chuyện thành công của mình để một vị thế mạnh hơn lên các cơ quan y tế quốc tế.
Dung túng cho Trung Quốc
Ý kiến chuyên gia: Thế giới có thể chống đại dịch mà không cần WHO
We Can Fight Pandemics Without The Communist-Allied World Health Organization

The Wuhan virus has shown that even during pandemics, the WHO will put politics ahead of public health.

Duy Nghĩa dịch và biên tập
ĐKN 
6/4/2020
Ông Richard Tren, đồng sáng lập tổ chức ‘Châu Phi chiến đấu với bệnh sốt rét’ (AFM), cho rằng thế giới có thể chống đại dịch mà không cần WHO, một tổ chức vốn thân cận với Đảng Cộng sản Trung Quốc.
Ông Tren cho hay, bác sĩ Bruce Aylward một cố vấn cấp cao của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), trong một cuộc phỏng vấn gần đây với hãng tin RTHK của Hồng Kông, đã từ chối trả lời câu hỏi về cách xử lý đại dịch COVID-19 của Đài Loan. Một đoạn clip về cuộc trao đổi đã thu hút hàng ngàn lượt xem trên Twitter, và ngày càng có nhiều lời kêu gọi ông Aylward phải giải thích.
Mời ký Thỉnh Nguyện Thư

Đại dịch “virus Vũ Hán” gây chết chóc đau thương cho hằng triệu người, nền kinh tế toàn cầu bị phá sản, nhiều triệu gia đình mất công việc làm… Đó là do tội ác của Tập Cận Bình và đảng Cộng Sản Tàu gây nên. Bất chính và trơ trẽn hơn nữa, chúng còn trân tráo đổ tội là virus đại dịch này do lính Mỹ mang đến Vũ Hán, sau đó lại đổ vấy cho nước Ý… 

Hãy chống lại tội ác tầy trời của Tập Cận bình và Đảng Cộng Sản Tàu gây ra bằng cách ký vào thỉnh nguyện thư đưa nhờ cơ quan quyền lực nhất thế giới là Tòa Bạch Ốc xử lý tội ác của chúng và đưa  con virus đại dịch này về đúng tên của nó là “CCP’s virus” (virus Trung Cộng) - CCP = China Communist Party

Đóng góp một chữ ký như bắn một viên đạn vào chế độ Tàu Cộng đang xâm lược nước ta và gieo rắc tội ác trên thế giới.
  1. Petition 1: Yêu cầu Tòa bạch Ốc Hoa Kỳ có thái độ đúng mức với tội ác của Trung Cộng gây nên đại dịch “vi khuẩn Vũ Hán”. Bấm vào link này để ký tên:
  1. Petition 2: Yêu cầu Tòa Bạch Ốc  đem tên Covid-19 thành “CCP’s Virus”.  Bấm vào link này để ký tên:

Ký tên vào petition thật đơn giản:

-        Vào link trên điền họ tên của bạn, địa chỉ mail và nhấn Sign Now
-        Xong mở email dùng ký tên để nhấn Confirm your signature để hoàn tất.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét