Thứ Bảy, 18 tháng 4, 2020

Bản tin ngày Thứ bảy 18 tháng 4 năm 2020


Lý Khánh Hồng- 30 Tháng Tư, nhớ tới một lớp người…
17/4/2020
Ba mươi tháng Tư này, xin bạn cùng tôi, chúng ta nhớ đến một lớp người. Qua lớp người đó, chúng ta có thể có được các dấu mốc ghi lại trên con đường Quang Phục Quê Hương, giành lại từ tay những người Cộng Sản Việt Nam.
Ba mươi tháng Tư, ngày miền Nam thua trận
Chúng ta vẫn hay nói thế, là một điểm mốc của ra đi, và ở lại. Đi và ở lại, thành vấn đề.
Ba mươi tháng Tư, năm xưa, chúng ta hay nhắc nhớ đến lá thư thời thượng của Thủ Tướng Sirik Matak. Lá thư mang cái tiết tháo rất Đông Phương, khi ông từ chối lời mời của nước Mỹ, để không ra đi với người Mỹ, mà ở lại với xứ Chùa Tháp của ông và rồi chết dưới tay kẻ thù Khmer Đỏ.
Trần Thu Miên: Tháng Tư Bất An – Tháng Tư Tình Nghĩa
17/4/2020
(Trần Thu Miên là bút hiệu của Trần Thành, GS Nhân Xã Vụ Học, Đại Học Dòng Tên Boston College)
Bây giờ là Tháng Tư, 2020. Nhân loại đang sống trong tình trạng cực kỳ bất an. Sinh hoạt hàng ngày ngưng đọng từ sân Chùa đến sân nhà Thờ, từ chợ đến trường học. Người tránh gặp người chẳng kể là thân nhân, bạn bè, hàng xóm, hay người dưng. Nếu vì ngẫu nhiên gặp nhau, ai cũng ngại ngùng không đến gần, tránh thăm hỏi vồn vã, tránh bắt tay, tránh ôm nhau thân tình. Sự cách ly gây ra từ sức mạnh tàn bạo vô hình làm ta lo sợ. Kẻ thù có thể tấn công ta bất cứ lúc nào, nơi nào nhưng ta không thể trực diện hay hình dung ra. Tất cả sinh hoạt hàng ngày coi như gián đoạn.

Võ Văn Quản -4 nhân vật dân sự xuất sắc của Việt Nam Cộng Hòa có thể bạn chưa biết
18/04/2020
Khi nhắc đến các nhân vật chính trị hàng đầu của Việt Nam Cộng hòa, bạn có thể đang nghĩ đến một vị tướng lãnh nào đó.
Thật vậy, ngay sau cuộc đảo chánh Ngô Đình Diệm năm 1963, hầu hết những cái tên đáng kể trên chính trường miền Nam Việt Nam đều có xuất thân nhà binh. Từ Nguyễn Văn Thiệu, Nguyễn Cao Kỳ, Dương Văn Minh cho đến Trần Thiện Khiêm, Lê Minh Đảo hay Nguyễn Khánh.
Việc tập trung vào những nhân vật này làm cho bức tranh về chính trị Việt Nam Cộng hòa có phần không hoàn chỉnh. Nhấn mạnh quá nhiều vào các nhóm quân sự kiểm soát chính quyền khiến góc nhìn về chính thể và môi trường chính trị của nền cộng hòa miền Nam Việt Nam có phần không lành mạnh, dễ bị bóp méo. Từ đó, bài viết, tư liệu dành cho các lãnh đạo dân sự thật sự của Việt Nam Cộng hòa cũng không còn bao nhiêu. 
Đừng để cơ chế ‘giết chết’ doanh nghiệp gạo
Thảo Nguyễn
Thứ Sáu,  17/4/2020, 20:20 
(TBKTSG Online) - Covid-19 bùng phát mạnh đã tạo ra “cơn khát” gạo ở nhiều quốc gia trên thế giới và đây là cơ hội rất lớn cho Việt Nam cũng như một số quốc gia sản xuất lúa gạo khác gia tăng xuất khẩu. Tuy nhiên, việc hạn chế quyền được bán gạo đã đẩy phần lớn doanh nghiệp gặp muôn vàn khó khăn.

Lê Phú Khải – Miên man nghĩ suy trong đại dịch độc tài Tàu cộng
18/4/2020
https://drive.google.com/open?id=1v33w5ABDfWC6-x4CABik5sleapKFuGt0

Tôi không gọi là dịch COVID-19, vì gọi như thế là mắc mưu tổ chức y tế thế giới WHO và Tàu cộng! Loài người còn đủ tỉnh táo thì hãy gọi nó là đại dịch độc tài Tàu cộng!

Độc tài thì thiếu gì hiện nay! Putin không độc tài sao? Iran không độc tài sao?... Nhưng độc tài cuồng vọng làm bá chủ thế giới, muốn diệt chủng nhân loại, chỉ để chủng tộc Hán “siêu đẳng” tồn tại, thì chỉ có độc tài Tàu cộng mới đủ độ gian manh, thâm độc, đểu cáng, để làm cho hơn 200 quốc gia và dân tộc trên hành tinh này tàn tạ, tan tác, sợ hãi. Đồng loại “sợ hãi” đồng loại, và cả người thân cũng “sợ hãi” gặp người thân!

Điểm tin báo ngày Thứ bảy 18 tháng 4 năm 2020


Diêm Liên Khoa – Đối mặt với Covid-19 : Sự yếu đuối, cô độc và bất lực của văn học Trung Quốc.
Diêm Liên Khoa (Nhà văn Trung Quốc)
Châu Hải Đường (dịch)
Tôi vẫn luôn hoài nghi cái ý nghĩa lớn lao của văn học ngày nay mà người ta từng nói. Nguyên do bắt nguồn từ hai điểm: một là, những gì đáng viết thì tựa hồ tiền nhân đã viết cả rồi; hai là, văn học vĩ đại tất nhiên được sinh ra trong thời đại phù hợp với nó, ngày nay lại là thời của mạng và khoa học kỹ thuật, văn học chỉ là một diễn viên phụ,
... Đó cũng chính là một loại của văn học Trung Quốc hiện nay, là tên đao phủ của văn học mà nhà văn đã tự mình đảm nhận. Bi kịch của văn học Trung Quốc ở chỗ, rất nhiều nhà văn trong cơn giá lạnh đều mặc nhiều hơn người khác một chiếc áo bông. Và khi ra đường, đứng giữa mọi người đều rét mướt, những người mặc hơn người khác một cái áo bông ấy, có thể cởi áo bông của mình ra không? Nếu không, thì văn học sẽ là vô vọng, hoặc thậm chí là tội ác.
Điểm tin thế giới ngày Thứ bảy 18 tháng 4 năm 2020
Võ Thái Hà tóm lược
Lãnh sự Trung Quốc hứng chỉ trích khi gửi nghị quyết tự khen ‘chống dịch giỏi’ lên thượng viện tiểu bang Mỹ
Lục Du
DKN
17/4/2020
Chủ tịch thượng viện của bang Wisconsin, ông Roger Roth, gần đây đã tiết lộ với truyền thông câu chuyện về việc Bắc Kinh muốn ông giúp thúc đẩy một nghị quyết ca ngợi “chiến công chống lại đại dịch viêm phổi Vũ Hán” của họ. Thay vì làm theo ý kiến này, ông Roth đã soạn thảo một nghị quyết trả lời, nhằm lên án Bắc Kinh lừa dối về đại dịch Covid-19 khiến toàn thế giới lâm vào cảnh khốn cùng, theo Daily Wire.
Virus Vũ Hán: Trung Quốc chối quanh – Mỹ liền công bố
17/04/2020 
Thành phố Vũ Hán của Trung Quốc là nơi virus SARS-CoV2, virus gây ra dịch viêm phổi cấp Corona, xuất hiện đầu tiên trước khi dịch bệnh lây lan và gieo rắc chết chóc trên khắp quả địa cầu.
Sự kiện Vũ Hán là nơi xuất phát virus SARS-CoV2 không hề bị tranh cãi, cho tới hồi gần đây, khi TQ đặt nghi vấn về nguồn gốc của virus, và quy lỗi cho các nước khác.
Quả vậy, sau khi thoát khỏi giai đoạn đen tối nhất, Bắc Kinh đã lập tức tìm cách cải thiện hình ảnh của mình bằng các hoạt động “ngoại giao khẩu trang”, tự đánh bóng mình như một nước đã dập dịch thành công và đang ra tay cứu vớt thế giới.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét