Thứ Sáu, 24 tháng 4, 2020

Bản tin ngày Thứ sáu 24 tháng 4 năm 2020


Lê Thành Nhân - Trung Cộng có phát động chiến tranh trong đại dịch “virus Vũ Hán” – Nếu có ở đâu?
 23/04/2020 
Thế giới đang bận tâm về đại dịch “virus Vũ Hán”, số người nhiễm bệnh đang tăng chưa thấy dấu hiệu thuyên giảm. Tình hình lây nhiễm coronavirus diễn biến phức tạp, khó lường. Mới đây, tạp chí Y khoa The new England Journal of Medicine có một nghiên cứu tại thành phố New York (trung tâm bệnh dịch tại Mỹ), thử nghiệm “virus Vũ Hán” trên 250 bà mẹ đến bệnh viện sinh con thì có 14.9% bị dương tính, mặc dù không có triệu chứng bệnh dịch virus Vũ Hán như sốt, ho, mệt mỏi v.v.. gì cả!  Đó là sự tàn hình nguy hiểm của bệnh dịch! Số người bị nhiễm virus Vũ Hán mà không có triệu chứng bệnh dịch như trên là bao nhiêu và ở đâu trong cộng đồng?   Do đó việc dỡ bỏ lệnh “cách ly” để phục hồi kinh tế là một bài toán rất nan giải.
Tuấn Khanh - Facebook nhắc khéo điều gì?
24/4/2020
Cuộc va chạm giữa nhà cầm quyền Việt Nam và tập đoàn Facebook đã khiến bật ra một số điều thú vị. Theo tin từ Reuters, suốt trong 7 tháng, kể từ cuối năm 2019, phía các nhà mạng của Việt Nam cùng phối hợp gây khó cho Facebook ở Việt Nam, làm cho trang này liên tục trở thành dạng offline, khiến cập nhật và theo dõi rất khó khăn. Dĩ nhiên, đây không thể là một cuộc hợp tác tự phát, mà chắc chắn là phải từ lệnh và chiến dịch phát đi từ ông Nguyễn Mạnh Hùng, hiện là Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông.
“Đừng mắc lừa chiến thuật của Cộng sản. Hãy đấu tranh trên lập trường dân tộc!”
RFA
2020-04-22
Linh mục Nguyễn Hữu Lễ, hiện ở New Zeland, là một cựu tù nhân chính trị, đã bị tù cải tạo 13 năm sau ngày 30/4/1975. Nhân dịp Chiến tranh Việt Nam chấm dứt tròn 45 năm, Linh mục Nguyễn Hữu Lễ, cũng là tác giả quyển sách “Tôi phải sống”, dành cho Đài RFA một cuộc trao đổi về ghi nhận của ông liên quan tình hình đất nước Việt Nam hơn 4 thập niên qua.
RFA: Chiến tranh Việt Nam đã kết thúc được 45 năm. Hồi tưởng lại thời điểm ngay sau ngày 30/4/1975, những sinh hoạt tôn giáo tại miền Nam Việt Nam lúc bấy giờ có những thay đổi nào mà thật sự gây ấn tượng cho ông đến tận bây giờ?
30041975: Tổng thống Dương Văn Minh nói 'Theo Tây, Mỹ mãi chưa đủ sao giờ lại theo Tàu?'
Phạm Cao Phong Gửi tới BBC Tiếng Việt từ Paris
24/4/2020
Con số 30 mang nhiều ý nghĩa trong tâm tư người Việt. Ngày "Ba mươi" theo lịch chị Hằng là ngày "Tất niên", ngày cuối cùng của năm cũ. Hổ được gọi là " Ông ba mươi ".
.. Bốn mươi lăm năm trước, những chiếc xe tăng miền Bắc đã tiến vào theo đường Thống Nhất với điểm hội tụ là Độc Lập - một cái tên chuyên chở ước vọng của người Việt Nam sau bao nhiêu năm chiến tranh. Tướng Minh đã không mở cửa trước đón người Trung Quốc.
Nhưng những người Trung Hoa láu lỉnh không đi cửa trước biết luồn cửa sau. Họ có mặt với các tập đoàn công nghiệp, cùng rất nhiều công nhân mang sang từ chính quốc hoạt động khắp nơi trên đất Việt Nam, ngay cả ở vùng Tây Nguyên hiểm trở.
Những người cộng sản đã đánh bại VNCH bằng trận mở đầu ở Buôn Ma Thuột nên chắc họ không cần ai dạy về việc bảo vệ chủ quyền lãnh thổ. Song đánh nhau khác với xây dựng và điều này chưa phải là mặt mạnh của họ nếu nhìn lại những năm tháng có được trong hoà bình của Việt Nam sau ngày định mệnh 30/04/1075.
Điểm tin báo ngày Thứ sáu 24 tháng 4 năm 2020


Đón xuân thời dịch viêm phổi Vũ Hán: Hoa anh đào rực nở, xua tan nỗi lo virus
23/04/20
Mùa xuân năm nay khác những năm khác, khi trên thế giới người người vẫn còn nặng trong tâm nỗi lo về dịch bệnh. Nhưng không phải vì vậy mà thiên nhiên ảm đạm, ủ ê. Tạo hoá vẫn xoay vần và đem đến cho con người những cảnh sắc tuyệt đẹp.
Điểm tin thế giới ngày Thứ sáu 24 tháng 4 năm 2020
Võ Thái Hà tóm lược
Mạnh Kim -Quan hệ Mỹ-Trung: Lịch sử đã dẫn dắt như thế nào?
Bài 1: Tại sao từ thù thành bạn?
April 22, 2020
Sẽ là rất lịch sự nếu dùng những từ đại loại “đối tác” hay “đối thủ” mà không phải là kẻ thù để chỉ mối quan hệ hiện tại giữa Mỹ và Trung Quốc. Nếu xem Trung Quốc là kẻ thù, Mỹ đang đối mặt với một kẻ thù chưa từng có, một kẻ thù không hoàn toàn nằm ở chiến tuyến đối lập thật sự như với Liên Xô trước đây mà “bị” gắn kết bởi những lợi ích song phương gần như không thể tách rời. Những gì đang xảy ra là hệ quả của lịch sử, một hệ quả từ chính sách ngoại giao của những đời tổng thống trước…
Mạnh Kim - Quan hệ Mỹ-Trung: Lịch sử đã dẫn dắt như thế nào?
Bài 2: Thế cuộc xoay vần, làm sao trở bộ?
April 22, 2020
Lịch sử chính trị thế giới cho thấy có khi, chỉ bởi vài quan điểm cá nhân, thế cục đã có thể thay đổi. Trong trường hợp Trung Quốc và Mỹ, đó là những bộ não như Henry Kissinger và sau đó là “học trò” của ông – Ngoại trưởng Alexander Haig.
Một “bước tiến” quá xa
Mạnh Kim - Quan hệ Mỹ-Trung: Lịch sử đã dẫn dắt như thế nào?
Bài 3: Điều chỉnh và tái cân bằng
April 22, 2020
Với Mỹ, từ thời George W. Bush đến Barack Obama, chính sách ngoại giao có thể tổng hợp gồm ba phần. Với Trung Quốc, họ cũng xây dựng chiến lược mới. Cách chọn lựa những gì cần làm và cách dứt khoát như thế nào những gì cần loại bỏ trong các đề mục của đối sách đối ngoại ở bối cảnh mới của mối quan hệ sẽ là những yếu tố quyết định thành bại, nếu không muốn nói là mang tính sinh tử đối với cả hai…

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét