Tưởng Năng Tiến – Hạt Gạo Làng Ta & Gia Tài Của Marx
20/4/2020
Học thuyết Mác sẽ để lại gì trên đất nước Việt Nam? Có chút tương lai
nào cho học thuyết đó? Nói rộng ra, tương lai nào sau khi độc tài toàn trị chấm
dứt?
G.S Đỗ Mạnh Tri
Tôi cứ nhìn hai bức ảnh
trên trang FB của nhà báo Huynh Ngoc Chenh, cùng với lời bình của ông
(“Cái này không phải do khác nhau vùng miền mà khác nhau do sống với cs lâu hay
mau. Giống như người Hoa lục với Hoa Hồng Công. Tất cả đều do giáo dục mà ra.”)
mà không khỏi có đôi chút băn khoăn.
Ngoài việc cầm bút, Huỳnh
Ngọc Chênh còn có thời gian dài cầm phấn nên nhận định thượng dẫn
hẳn rất khó sai nhưng tôi e rằng vẫn chưa đủ. Cùng với giáo dục, theo
thiển ý, kinh nghiệm sống của mỗi cá nhân – chắc chắn – cũng ảnh
hưởng (ít nhiều) đến cách ứng xử của từng người.
Hai nhà nghiên cứu bị cắt tên khỏi phim ‘Biển đảo Việt Nam nguồn
cội tự bao đời’!
RFA
2020-04-20
2020-04-20
Bộ phim ‘Biển đảo Việt Nam. Nguồn
cội tự bao đời’ do Đài Truyền hình TPHCM - HTV công chiếu năm 2015, là một bộ
phim tài liệu do Nghệ sĩ Lâm Thành Quí là đạo diễn, dài 5 tập, mỗi tập 30 phút,
được xây dựng một cách công phu, triển khai từ năm 2012. Trong đó, đặc biệt có
phần đóng góp của ba nhà khoa học: nhà nghiên cứu Nguyễn Đình Đầu, thứ hai là
Tiến sĩ Sử học Trần Đức Anh Sơn là cố vấn, thứ ba là Thạc sĩ Đinh Kim Phúc...
Mỹ Thuận - Hãy trả đất đai miền Tây về như nửa thế kỷ trước
19/4/2020
*Dân miền Tây gọi là mùa nước nổi,
chứ không gọi là lũ.
(VNTB) – “Để làm vụ ba, chúng
ta làm đê bao ngăn lũ, thậm chí là dự án thoát lũ ra biển Tây, vì chúng ta coi
lũ là thiên tai, trong khi lũ là hệ sinh thái cần thiết. Chúng ta làm ngược lại
quy luật tự nhiên, nên đất mất đi lớp nước trữ, khô hạn sẽ gia tăng”.
Người miền Tây giờ thì ‘tối mặt,
tối mày’ mà vẫn nghèo
Ông Lê Anh Tuấn, Phó Viện
Nghiên cứu Biến đổi khí hậu (Đại học Cần Thơ), nói rằng từ xưa, những vùng
trũng như Tứ giác Long Xuyên, Đồng Tháp Mười là vùng tự nhiên chứa nước lũ, người
dân bỏ đất không làm vụ ba, cho ngập lũ đón phù sa. Có giai đoạn đất nước sau
chiến tranh còn nghèo, thiếu ăn, nên phải bảo đảm an ninh lương thực bằng cách
mỗi địa phương tự sản xuất lúa, dự trữ càng nhiều càng tốt. Số lương thực này
còn được chính quyền dùng để trả các khoản nợ mà Hà Nội đã vay để phục vụ cho
cuộc chiến tranh Bắc – Nam.
Nguyễn Ngọc Chu - Vai trò của Bộ Nông nghiệp ở đâu trong cuộc chiến giữa
Bộ Công thương và Bộ Tài chính…
FB Nguyễn Ngọc Chu
21-4-2020
I. ĐẤU TRƯỜNG XUẤT KHẨU GẠO
Ngày 20/4/2020, “Bộ trưởng Bộ
Tài chính Đinh Tiến Dũng đã có văn bản đề nghị Bộ trưởng Bộ Công an Tô Lâm chỉ
đạo điều tra về dấu hiệu tiêu cực trong quản lý hoạt động xuất khẩu 400 000 tấn
gạo thời gian qua mà báo chí, mạng xã hội và doanh nghiệp nêu nghi vấn”
(Tuoitre.vn 20/4/2020,
https://tuoitre.vn/bo-tai-chinh-de-nghi-bo-cong-an-dieu-tra-vu-truc-loi-trong-xuat-khau-gao-20200420155426872.htm).
Cũng trong ngày 20/4/2020, ông
Đinh Tiến Dũng còn có công văn số 4764/BTC-VP gửi cấp dưới là Tổng cục trưởng Tổng
cục Hải quan về việc thanh tra, kiểm tra, xác minh thông tin tiêu cực trong xuất
khẩu gạo của Tổng cục Hải quan.
Nguyễn Sơn -Trung Quốc đe dọa
'dùng mọi biện pháp cần thiết' trên Biển Đông
21/04/20
Phát ngôn viên Trung Quốc, Cảnh
Sảng, đưa ra tuyên bố mang tính đe dọa về cái gọi là "chủ quyền trên biển
Đông".
Bộ Ngoại giao Trung Quốc hôm
21/4 nói rằng họ vừa “giao thiệp nghiêm khắc” để đáp trả điều mà họ gọi là “Việt
Nam tuyên bố chủ quyền một cách bất hợp pháp ở biển Hoa Nam [tức Biển Đông]”,
theo hãng tin Reuters.
Bộ Ngoại giao Trung Quốc còn nhấn
mạnh rằng bất kỳ nỗ lực nào phủ nhận chủ quyền của Trung Quốc chắc chắn đều sẽ
bị thất bại.
Vũ Linh – Bản tin đặc
biệt tổng hợp về Coronavirus ngày 21
tháng 4 năm 2020
Cập nhật thống kê ngày 20/4/2020
Số người bị nhiễm tại Mỹ đã lên tới gần mức 790.000 người, với
hơn 42.000 người chết (5,3%) và gần 72.000 người khỏi bệnh (9,3%).
Quý độc giả có để ý thấy DĐTC
là nơi DUY NHẤT đăng tỷ lệ khỏi bệnh không? TTDC Mỹ rất kỹ, không bao giờ
đăng những loại tin ‘tốt’ này, vì chủ đích muốn bi thảm hóa tối đa để đánh TT
Trump thôi. TTDC không đăng thì truyền thông thông ngôn cũng không có để phiên
dịch.
Tính theo tỷ lệ, vẫn không có
thay đổi gì nhiều, Texas vẫn là tiểu bang với tỷ lệ tử vong thấp nhất trong các
tiểu bang bị nạn nặng, trong khi New York vẫn chiếm gần một nửa số người chết
trên cả nước.
Điểm tin báo ngày Thứ ba 21 tháng 4 năm 2020
Đường Thư - Toàn cầu hoá: Thế giới ‘bơm máu' cho ĐCSTQ
Phần 2.
21/04/20
“Trung Quốc đã trở thành một thế lực tài chính
và thương mại trọng yếu. Nhưng, nó không hành xử như các nền kinh tế lớn khác.
Thay vào đó, nó đi theo thuyết trọng thương hám lợi, cố giữ thặng dư thương mại
ở một mức cao giả tạo. Và trong nền kinh tế thế giới bị đình trệ như hôm nay, học
thuyết này, nói toạc móng heo ra là, đi ăn cướp”. - Paul Krugman, Nhà Kinh tế học
đoạt giải Nobel năm 2008.
Xem lại Phần 1
Đường
Thư - Toàn cầu hoá: Chiêu bài ĐCSTQ âm mưu bá chủ thế giới.
Phần 1
17/4/2020
Chủ nghĩa thực dân thế kỷ 21 của
riêng Trung Quốc bắt đầu chiêu bài là những khoản cho vay hậu hĩnh, lãi suất thấp
để xây dựng hạ tầng đổi lấy nguyên liệu và sự xâm nhập thị trường nội địa. Từ
đó, các nước thay vì dùng lao động tại chỗ, Trung Quốc sẽ mang vào đội quân kỹ
sư và công nhân khổng lồ của nó để xây dựng đường cao tốc, đường sắt, cảng và hệ
thống viễn thông, mở đường khai thác và vận chuyển nguyên vật liệu, chuyển về lại
các công xưởng tại các thuộc địa của Trung Quốc, sau đó bán lại thành phẩm của
nó vào thị trường các nước, bằng cách đó xóa bỏ các ngành sản xuất tại chỗ của
những nước này, đẩy họ vào tình cảnh thất nghiệp và đói nghèo.
Điểm tin thế giới ngày Thứ ba 21 tháng 4 năm 2020
Võ Thái Hà tóm lược
Phan Ba - Quyền lực bệnh hoạn
20/4/2020
Trong cuộc chiến chống lại đại
dịch, có thể thấy rõ rằng WHO không hay chỉ trích Trung Quốc. Giống như các cơ
quan khác của Liên Hợp Quốc, WHO chịu ngày càng nhiều ảnh hưởng nước Cộng hòa
Nhân dân Trung Hoa. Điều này ẩn chứa một mối đe dọa cho toàn thế giới.
Một bài học lớn từ cuộc khủng
hoảng corona có thể là: Để cho Trung Quốc giành được nhiều quyền lực đối với
các thể chế quốc tế có thể là một điều nguy hiểm. Nguy hiểm cho mỗi một người
trên hành tinh này.
Vương Trùng Dương - Thuyết Âm Mưu: Mèo Nào Cắn Mỉu Nào
19/4/2020
Thành ngữ ta có câu “Mèo nào cắn
mỉu nào”. Mỉu là biến thể ngữ âm của miu hoặc miêu. Thành ngữ nầy được hiểu nôm
na chưa biết ai dập phang dộng thụi khệnh ai. Đầu năm con chuột lại xảy ra nạn
dịch quái ác từ Trung Cộng nơi lũ mèo đàng chó điếm nầy gieo rắc tai họa cho
nhân loại!
Trước đây với thuyết âm mưu, Đặng
Tiểu Bình tuyên bố “Không cần biết mèo trắng hay mèo đen, chỉ cần bắt được chuột
đều là mèo tốt”. Với “thuyết con mèo” của Đặng Tiểu Bình trong phiên họp của đại
hội Đảng CSTQ lần thứ 11 năm 1985, trong hoàn cảnh đương thời, khi nền kinh tế
Trung Quốc đang lâm vào kinh tế lụn bại, khó khăn, khủng hoảng trầm trọng. Muốn
xoay xở, thoát khỏi vũng lầy chỉ còn cách “cải tổ kinh tế” rập khuôn như tư bản
mà ông tổ của họ Karl Marx (1818–1883) và Friedrich Engels (1820–1895) trong cuốn
Tư Bản Luận cho rằng tư bản sẽ giãy chết “Chủ nghĩa tư bản trong cơn giãy chết
sẽ tự đào mồ chôn chính nó”.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét