Trần Trung Đạo - Nhìn lại chiến tranh
Việt Nam
26/4/2020
Ngày
30 tháng Tư, tưởng niệm 45 năm mất Nước, chúng ta nhìn lại chiến tranh Việt
Nam.
Thỉnh
thoảng tôi đọc trong Internet một vài lá thư có nội dung bày tỏ thái độ không
đồng ý đối với một số chính sách của đảng và nhà nước, được gửi ra từ trong
nước. Các tác giả của những lá thư đó tuy khác nhau ở tên họ, địa chỉ, nhưng
chung dưới một tên gọi là “các cựu chiến binh lão thành.”
Những lá thư như thế chắc không phải được viết bằng máy vi tính hiện đại như tôi đang sử dụng mà có lẽ bằng những cây viết có ruột cao su mềm, bơm mực bằng tay được cất giữ kỹ lưỡng từ lâu lắm. Nhìn vào tên tuổi và chức vụ, tôi biết các cụ thuộc thế hệ Điện Biên và không ít là người của thời mùa thu 1945 còn lại. Địa chỉ của các cụ tuy khác nhau nhưng giống như lá thư tập thể, phần đông sống trong các khu nhà cũng có tên chung là Khu Tập Thể.
Mạnh Kim - Câu chuyện tuẫn tiết của tướng Lê Văn Hưng
26.04.2020
FB Mạnh Kim
Đây là câu chuyện tướng Lê
Văn Hưng tuẫn tiết mà tôi chép lại từ cuộc gặp gỡ một nhân chứng trực tiếp…
Đối diện tôi là một ông già
ốm yếu 75 tuổi nhưng còn rất minh mẫn. Nhắc lại chuyện cũ, ông nhớ như in từng
chi tiết và thuật lại sống động mạch lạc như thể thời gian vẫn chưa làm hao mòn
ký ức ông. Tôi đã ngồi với ông từ 10g30 sáng đến 3g chiều mà câu chuyện vẫn
chưa dứt.
Nguyễn Minh Quang – Chuỗi đập thuỷ điện
Vân Nam và " Cửu Long cạn dòng"
22
tháng 4 năm 2020
Phần
dẫn nhập
Trong
bài viết trên trang mạng của Viet Ecology Foundation [1] và được trích đăng
trên báo Người Việt ở Orange County, California [2], Bác sĩ (BS) Ngô Thế Vinh,
tác giả của 2 quyển sách Cửu Long cạn dòng, Biển Đông dậy sóng và Mekong – Dòng
sông nghẽn mạch, đã dùng một bài phỏng vấn được đăng trên báo Người Đô Thị ở
trong nước ngày 15 tháng 5 năm 2016 [3] để “…trả lời quan điểm sai trái cho
rằng Cửu Long cạn dòng không phải do Trung Cộng xây chuỗi đập thủy điện trên
thượng nguồn.”
...
BS Ngô Thế Vinh có quyền “theo một motif hay tư duy cũ mèm là đổ lỗi cho Trung
Quốc xây đập trên thượng nguồn xa lắc… rồi chửi bới, đổ lỗi được coi là giải
pháp và lòng yêu nước” [11] để lên án những việc làm của Bắc Kinh mà ông cho là
sai trái. Nhưng ông không thể lên án những
ai cho rằng chuỗi đập khổng lồ Vân Nam không có ảnh hưởng đáng kể là một biện
minh để che chắn cho những việc làm sai trái đó, chỉ vì họ đã làm đúng theo
lương tâm khoa học: Khoa học không có tình thương mà cũng không có hận thù;
khoa học không có vị nễ mà cũng không có bôi bác; khoa học là thẳng thắn, trung
thực, và chính xác.
Nguyễn Quốc Tấn Trung - Đánh giá 6 lập luận liên quan đến Công hàm
1958
27/04/2020
Cho
đến nay, Trung Quốc vẫn tiếp tục sử dụng Công hàm 1958 để khẳng định chủ quyền
của mình đối với hai quần đảo Hoàng Sa – Trường Sa. Và chúng ta cần chuẩn bị
sẵn tâm lý rằng họ sẽ còn một số văn bản khác trong giai đoạn 1955 – 1975 phục
vụ cho mục tiêu độc chiếm Hoàng Sa và Trường Sa. Với nền tảng thông tin về Công
hàm 1958 đã được phân tích rất chi tiết trong bài viết “10 điều cần biết về
Công hàm Phạm Văn Đồng”, chúng ta hãy cùng điểm lại những lập luận phổ biến
nhất hiện nay đang được sử dụng nhắm đến mục tiêu loại trừ khả năng Công hàm
1958 bị phía Trung Quốc lợi dụng.
Điểm tin báo ngày Thứ hai 27 tháng 4 năm 2020
Virus corona: Nhiều tiểu bang Mỹ bắt đầu
dỡ lệnh phong tỏa
BBC
News
27/4/2020
Nhiều
tiểu bang tại Hoa Kỳ bắt đầu dỡ bỏ các lệnh phong tỏa dù giới chức nước này
nhấn mạnh rằng các quy tắc về giãn cách xã hội vẫn cần thiết duy trì suốt mùa
hè.
Nhưng
các thống đốc cảnh báo rằng sẽ mất thêm thời gian để trở lại cuộc sống bình
thường, và những hạn chế vẫn phải được thực hiện ở một vài nơi để ngăn chặn sự
bùng phát trở lại của virus.
Hôm
thứ Sáu, Mỹ đã chứng kiến sự gia tăng đột biến số ca nhiễm cao nhất trong một
ngày.
Nhưng
tỷ lệ lây nhiễm đã giảm đáng kể ở một số ổ dịch, bao gồm New York, tâm dịch tại
Hoa Kỳ.
Cựu Bộ trưởng Tư pháp Canada: Dịch bệnh
phơi lộ ‘thứ văn hóa hủ bại và tội ác’ của Bắc Kinh
Lục
Du
27/4/2020
Việc
“tiếp tục phong tỏa sự thật” của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) là một trong
những nguyên nhân gây ra đại dịch viêm phổi Vũ Hán mà thế giới hiện đang phải
đối mặt. Hành vi này cũng là một phần trong chiến dịch khủng bố người dân mà
chính quyền Trung Quốc thực hiện trong nhiều thập kỷ qua, cựu Bộ trưởng Tư pháp
Canada Irwin Cotler nói.
Điểm tin thế giới ngày Thứ hai 27 tháng
4 năm 2020
Võ
Thái Hà tóm lược
Khủng hoảng Corona: “Bảo vệ sinh mạng
không phải là trên hết”, Chủ tịch Quốc hội Liên bang Đức cảnh báo
Hiếu
Bá Linh – Thoibao.de (Tổng hơp)
26/04/2020
Ông
Schäuble cảnh báo rằng sự chịu đựng của người dân có thể sớm tới
ngưỡng. “Chúng ta không được để cho các nhà virus học quyết định
một mình, mà chúng ta cũng phải cân nhắc các tác động to lớn về kinh tế, xã
hội, tâm lý và các tác động khác. Hai năm trời cô lập tất cả mọi thứ sẽ có
những hậu quả khủng khiếp“, ông Schäuble nói.
Kim Jong Un 'gửi thư cảm ơn công nhân'
giữa đồn đoán 'đã qua đời'
Nguyễn
Sơn
27/04/20
Triều
Tiên đưa tin Kim Jong Un gửi thư cảm ơn các công nhân xây dựng, trong khi Hàn
Quốc cho rằng sức khỏe của lãnh đạo Triều Tiên "vẫn tốt".
Truyền
thông nhà nước Triều Tiên đăng tin hôm 27/4 rằng, lãnh đạo Kim Jong Un đã gửi
thư cảm ơn những công nhân xây dựng tại một dự án du lịch bên bờ biển. Đây
dường như là một động thái của Triều Tiên nhằm bác bỏ những tin đồn về việc
lãnh đạo nước này đã qua đời.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét