Thứ Năm, 23 tháng 4, 2020

Bản tin ngày Thứ năm 23 tháng 4 năm 2020


Cánh Cò - Từ Phạm Văn Đồng tới Nguyễn Phú Trọng


Chưa lúc nào đất nước bị đe dọa chiến tranh như lúc này khi mà Trung Quốc ngang nhiên tuyên bố sẽ tiếp tục cho Việt Nam một bài học nữa về chủ quyển biển đảo khi chính thức đưa ra công hàm ngày 17 tháng Tư năm 2020 nhắm tới. Với những lý lẽ gần như thô bạo “Trung Quốc kiên quyết đòi Việt Nam phải rút mọi lực lượng và phương tiện khỏi các đảo và đá mà nước này đã xâm lược và chiếm đóng bất hợp pháp” và rồi "Trung Quốc sẽ thực thi mọi biện pháp cần thiết để bảo vệ vững chắc chủ quyền, các quyền và lợi ích của mình ở Trung Hoa Nam Hải". Điều này có nghĩa là căn cứ đo quân đội Nhân dân Việt Nam đang trấn giữ tại Trường Sa phải bị rút bỏ và đồng thời mọi lô dầu mà Việt Nam đang khai thác trờ thành bất hợp pháp.

Vũ Cao Đàm - Nhớ lại ngày 23/4 của hơn 70 năm trước
23/04/2020
Trên các phương tiện truyền thông, chúng ta nhiều lần nghe nhiều người có chức quyền thể hiện lòng biết ơn Tàu Cộng đã chi viện cách mạng Việt Nam, nhưng chưa bao giờ được nghe các nhà lãnh đạo Tàu Cộng nhắc đến công ơn của các chiến sỹ Quân đội nhân  dân Việt Nam, ngay từ khi còn non yếu, đã hy sinh xương máu chi viện cho công cuộc giải phóng Hoa Lục của họ.
Bài viết sau đây của tác giả Vũ Cao Đàm đã nhắc lại Chiến dịch Thập Vạn Đại Sơn, một sự kiện hầu như chưa từng được nhắc đến trong các văn kiện có tính chất chính sử của Việt Nam.
Nhắc lại sự kiện này, người Việt Nam luôn cảm thấy đau xót trước sự phản bội của bè lũ Tàu Cộng đang phát xít hóa, ngày một lấn tới trong tham vọng xâm lược Việt Nam, một sự phản bội trắng trợn đã xúc phạm tình hữu nghị của dân tộc Việt Nam đối với dân tộc láng giềng Trung Hoa anh em.
Trần Gia Phụng: Sau Ngày 30-4-1975
22/4/2020
Sau ngày 30-4-1975 Bắc Việt Nam (NVN) chủ trương tiêu diệt triệt để tiềm lực NVN về nhân lực, về kinh tế và về văn hóa nhằm củng cố việc cưỡng chiếm Nam Việt Nam (NVN) và chận đứng Việt Nam Cộng Hòa (VNCH) có thể hồi sinh ở NVN.
... Có hai tấm gương trước mắt: 1) Từ năm 1990, các nước Đông Âu vĩnh viễn từ bỏ các chế độ CS. Chỉ sau vài thập kỷ, các nước Đông Âu hầu như bắt kịp các nước Âu Mỹ. 2) Hiện nay, trong nước, sinh viên, học sinh Việt Nam du học nước ngoài, đều chọn du học các nước Âu Mỹ. Trên 38,000 du học sinh Hoa Kỳ. Đó là chưa kể du học Anh, Pháp, Nhật, Úc. Chỉ một số rất ít được học bỗng mới qua Trung Cộng. Tuổi trẻ rất sáng suốt. Chuyến tàu đổi mới do sinh viên cầm lái đã khởi động. Các toa dân chúng đã đầy ắp. Chỉ toa dành cho lãnh đạo CS còn trống. Thiên thời đã sẵn sàng. Cơ hội không phải dễ có.
Nguyễn Quốc Tấn Trung - Trung Quốc : hậu phương lớn và sao Bắc Đẩu của miền Bắc trong chiến tranh Việt Nam?
Khi nói đến chiến tranh Việt Nam, bạn đọc ắt hẳn sẽ nghĩ ngay đến Hoa Kỳ. Họ được mệnh danh là “kẻ xâm lược”, “kẻ giật dây”, “kẻ đầu sỏ” đứng đằng sau chính quyền Việt Nam Cộng hòa. Điều này lại càng dễ nhận thấy hơn khi báo chí Hoa Kỳ và quốc tế liên tục đưa tin, bài về các hoạt động và những hỗ trợ của lực lượng này tại miền Nam Việt Nam. 
Tuy nhiên, cũng còn nhiều “thế lực ngoại bang” khác can thiệp vào chiến tranh Việt Nam. Song bởi thông tin ít ỏi và môi trường báo chí bị kiểm soát chặt chẽ của quốc gia đó, ít ai biết đến việc tham chiến này của họ để bình luận hay phán xét. 
Điểm tin báo ngày Thứ năm 23 tháng 4 năm 2020


Giám đốc CDC Hoa Kỳ: Đợt dịch viêm phổi Vũ Hán vào mùa đông này có thể tồi tệ hơn hiện giờ
Minh Dũng
23/04/20
Hôm qua (22/4) trong buổi họp báo của Tổ công tác đặc biệt về virus corona, Tổng thống Trump đã mời Giám đốc Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh, Robert Redfield để làm rõ một tuyên bố mà ông đưa ra nói rằng một đợt dịch viêm phổi Vũ Hán vào mùa đông này thực sự có thể tồi tệ hơn đợt đầu tiên.
Ông Redfield, người đã đưa ra nhận xét ban đầu của mình cho Washington Post, cho biết trong cuộc họp báo hàng ngày của Tổ công tác đặc biệt về virus corona rằng ông cảm thấy cần phải làm rõ bình luận của mình.
Bloomberg: Công nhân trong ngành công nghiệp tỷ đô của Việt Nam và các nước đang phát triển đứng trước nguy cơ nghèo cùng cực vì Covid-19
22-04-2020
Đại dịch đã gây ra thiệt hại kinh tế nặng nề ở các quốc gia có những công nhân nghèo và rất dễ tổn thương, từ Pakistan đến Campuchia, Indonesia và Việt Nam.
Rozina Begum lo lắng rằng vợ chồng cô và hai đứa con sẽ chết đói. Vào ngày 25/3 vừa qua, một người quản lý của công ty thời trang Ultimate Fashions tại khu may mặc Ashulia ở ngoại ô thủ đô Dhaka-Bangladesh, đã triệu tập cô cùng khoảng 300 công nhân khác tại nhà máy, yêu cầu hoàn thành nốt những gì họ đang làm và về nhà.
Điểm tin thế giới ngày Thứ năm 23 tháng 4 năm 2020
Võ Thái Hà tóm lược
Hiểm họa tiềm ẩn đến từ mạng lưới vệ tinh phát sóng 5G của Elon Musk
Đôn Thành
 ĐKN 
23/4/2020
Liệu bạn có thể tưởng tượng việc 50.000 vệ tinh được phóng lên quỹ đạo để phát sóng 5G và Wi-Fi tới mọi ngõ ngách trên quả đất. Chuyện nghe như phim, nhưng trên thực tế viễn cảnh này sẽ sớm thành hiện thực.
Tiên phong trong nỗ lực tham vọng này là kế hoạch triển khai 42.000 vệ tinh Starlink lên quỹ đạo của SpaceX – hãng sản xuất tàu vũ trụ của tỷ phú Elon Musk. Dự án này giúp SpaceX tiến gần đến ngưỡng cửa có thể phát sóng 5G xuống mọi ngóc ngách trên Trái Đất từ mạng lưới vệ tinh trong không gian.
Lê Phan (Theo Financial Times): Tin đồn ‘5G liên quan đến COVID-19’ lan tràn ở Âu Châu
22/4/2020
Vào lúc 9 giờ 30 phút tối và ngày Thứ Hai Phục Sinh, ở thị trấn Almere, Hòa Lan, gần thành phố Amsterdam, Sở Cứu Hỏa đã được gọi tới để dập tắt ngọn lửa đang thiêu hủy một cột điện thoại, trận hỏa hoạn thứ nhì cũng trong đêm đó ở cùng khu vực.
Tuy cả hai tòa tháp điện thoại di động ở Almere đều chưa có được đặt hệ thống điện thoại di động 5G (mà thực sự một trong hai tòa tháp này là dành cho các dịch vụ khẩn cấp) nhà chức trách ngay lập tức kết luận là những vụ phóng hỏa này là do những kẻ phá hoại, hành động nhân danh một lý thuyết kỳ quái rằng “hệ thống 5G đóng góp cho đại dịch COVID-19.”
Hoa Kỳ: Nạn nhân của cuộc khủng hoảng kép Covid-19 và dầu lửa
Minh Anh
RFI
23/04/2020
Thiếu đầu ra, thừa nguồn cung, khả năng cất trữ bão hòa,… thị trường dầu lửa từ nhiều tuần qua không ngừng biến động. Đỉnh điểm là vào ngày 20/04/2020, giá dầu thô WTI của Mỹ niêm yết trên sàn chứng khoán New York, lao dốc xuống dưới ngưỡng 0 USD/thùng dầu và dừng ở đỉnh giá gần -38 USD cho một thùng dầu 159 lít. Thế mạnh cường quốc dầu hỏa hàng đầu thế giới của Mỹ bị lung lay. Kế hoạch chấn hưng kinh tế sau đại dịch của nguyên thủ Mỹ cũng bị đe dọa.
« Đại Phong Tỏa » : Đại hạn của ngành dầu hỏa

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét