Thứ Hai, 20 tháng 4, 2020

Bản tin ngày Thứ hai 20 tháng 4 năm 2020


Thầy giáo Nguyễn Năng Tĩnh bị xử y án 11 năm tù
20/4/2020
Tòa án Nhân dân Cấp cao tại Hà Nội trong phiên phúc thẩm diễn ra sáng 20/4 tại Nghệ An, đã tuyên y án án 11 năm tù giam và phạt quản chế 5 năm, kể từ ngày chấp hành xong hình phạt tù với thầy giáo Nguyễn Năng Tĩnh.
Ông Tĩnh bị xét xử với tội danh, theo cáo trạng là "Làm, tàng trữ, phát tán hoặc tuyên truyền thông tin, tài liệu nhằm chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam".
Trả lời BBC News Tiếng Việt, luật sư bào chữa Đặng Đình Mạnh cho biết sau khi nghe tuyên án, thầy giáo Nguyễn Năng Tĩnh đã vung tay nói: "Đây là một lũ bất nhân đã làm ra phiên tòa bất công."
Phỏng vấn GS Ngô Vĩnh Long - Biển Đông: Trung Quốc thách thức các nước khi lập quận đảo

GS Ngô Vĩnh Long - chuyên gia quan hệ quốc tế tại ĐH Maine (Hoa Kỳ)

19/4/2020


(PLO)- Mặc dù bị phản ứng mạnh vì những hành xử phạm pháp nhưng chính quyền Bắc Kinh vẫn cố tình thách thức các nước ở biển Đông.
Hôm 18-4, khi được hỏi về việc tàu khảo sát địa chất Hải Dương 8 của Trung Quốc (TQ) hiện diện ở vùng biển Malaysia, Bộ Ngoại giao Mỹ nói với truyền thông quốc tế: "Mỹ bày tỏ quan ngại trước các báo cáo về những hành động khiêu khích lặp đi lặp lại của TQ đối với hoạt động khai thác dầu và khí đốt của các bên khác (ở biển Đông). TQ nên chấm dứt hành vi bắt nạt và loạt hoạt động khiêu khích, gây bất ổn này." 
Lê Hữu: Quà tặng giữa mùa dịch
(Viết phỏng theo bản tin NBC News, March 31, 2020)
19/4/2020
“Thật xui xẻo! Đúng là thứ Sáu 13.” Sue tặc lưỡi, liếc nhìn kính chiếu hậu. Viên cảnh sát bước xuống, đóng sập cửa xe, tiến về phía xe cô. Dãy đèn xanh, đỏ trên mui xe tuần tra chớp sáng liên tục. Sue đặt hai tay lên tay lái, cố tỏ ra bình thản. Viên cảnh sát hiện ra, ra dấu cho cô hạ cửa kính xe xuống.
“Xin chào. Cô vui lòng cho xem bằng lái, giấy chủ quyền xe.”
... Mùa dịch này rồi sẽ đi qua. Nhiều người sẽ không bao giờ quên, là những người phải chịu đựng những tổn thất vì nó, chịu đựng những mất mát, khổ đau mà nó mang đến cho gia đình mình, cho những người thân yêu. Những người sống sót qua mùa dịch này cho là mình may mắn. Có bao giờ họ nghĩ rằng trong những may mắn của họ có một phần đến từ những người sẵn sàng hứng chịu cái phần rủi ro. 
Tô Văn Trường – Dự án giao thông thuỷ của Trung Quốc trên sông Mekong
18 tháng 4 năm 2020
Tiến sỹ Tô Văn Trường là chuyên gia độc lập về tài nguyên và môi trường. Ông đã có thời gian từ 1988-9/1996 là chuyên gia ở Ủy hội sông Mekong (MRC) Bangkok-Thái Lan. Từ 10/1996-01/2009 là Viện trưởng Viện Quy hoạch Thủy lợi miền Nam.
Chính phủ Thái Lan ngày 4 tháng 2 vừa qua quyết định không tham gia đề án hoàn thành 2025, đã kéo dài 20 năm nay nhằm tăng cường giao thông trên Sông Mekong từ Trung Quốc qua Thái và Lào, dài 631 km tới Luan Praband, để có thể đáp ứng thông thương cho loại tàu chở 500 tấn vào năm 2025,  giúp chuyên chở 6.45 triệu tấn và 3.3 triệu khách mỗi năm.
Dự án bị coi là phá hoại môi trường vì có 13 địa điểm thiên nhiên phải bị phá hủy bằng cách nổ mìn phá đá, và chỉ có lợi cho Trung Quốc, bị các tổ chức dân sự Thái Lan tổ chức phản đối.
... Giờ đây, Trung Quốc sẵn sàng ngãng ra, dừng dự án lại vì tình hình trên bộ, sau chiêu tung “Sáng kiến vành đai, con đường” và “Con đường tơ lụa trên biển thế kỷ 21” đi qua Biển Đông với chiến thuật thiết kế “Chuỗi ngọc trai trên biển” trong đó có các viên ngọc trai (đô thị thương mại): Hạ Môn, Tam Á, Hoàng Sa, Trường Sa, Sihanoukville (đã xong), Như vậy, họ không có nhu cầu bắt buộc về giao thông thủy như thế nữa, vừa tốn kém, vừa bị công luận phản đối.
Với lợi ích kinh tế, cũng như chiến lược nâng tầm ảnh hưởng của Trung Quốc trong khu vực với nhiều thủ đoạn có lợi nhất cho mình, cho nên phía Việt Nam cần tiếp tục theo dõi sát sao thông tin về dự án này.
Đại-Dương: Bắc Kinh hù Đông Nam Á
19/4/2020
Chiến lược cố hữu của Hán Tộc nhằm khuất phục và đồng hoá các sắc tộc khác tại Châu Á thông qua Chiến lược cố hữu: “Dương đông Kích tây” và “Mượn gió Bẻ măng” và “Gây Sự lân bang, Ổn định Nội trị” khiến các quốc gia, dân tộc lân bang phải thường xuyên đối phó gay go, nếu muốn sinh tồn.
Truyền thống y dược từ động vật hoang dã, thói quen thưởng thức sơn hào hải vị, ưa trang trí toàn bộ hoặc từng phần động vật hoang dã của Hán Tộc,  tạo điều kiện cho các căn bệnh tiềm ẩn trong các loài động vật truyền sang con người.
Điểm tin báo ngày Thứ hai 20 tháng 4 năm 2020


Báo Bild của Đức lên án Tập Cận Bình coi thường mạng sống người dân thế giới
Hương Thảo
20/4/2020 
Tổng biên tập tờ Bild – tờ báo có lượng phát hành báo giấy lớn nhất nước Đức, và thuộc nhóm dẫn đầu Châu Âu – vào hôm thứ Năm (16/4) đã tấn công trực diện vào chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, bởi chính quyền nước này đã thất bại trong việc cung cấp thông tin minh bạch về sự bùng phát dịch Covid-19 tại nội địa Trung Quốc, bên cạnh các vi phạm nhân quyền nghiêm trọng.
Nước Đức huy động 1200 tỷ euro để chống khủng hoảng cúm Tàu
19/4/2020
Trong cuộc chiến chống khủng hoảng cúm tàu, nước Đức đã huy động một số tiền nhiều hơn bất kỳ quốc gia nào khác.
Con số này tương ứng với một phần ba sản lượng kinh tế, tức là tất cả hàng hóa và dịch vụ được sản xuất tại Cộng hòa Liên bang Đức trong một năm. Qua đó, Berlin đã đưa ra gói giải cứu lớn nhất trên thế giới, theo như Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) công bố trong tuần này.
Điểm tin thế giới ngày Thứ hai 20 tháng 4 năm 2020
Võ Thái Hà tóm lược
Nguyễn thị Cỏ May - Tổng Giám đốc Y tế Thế giới là ai?
20/4/2020
Tổng thống Donald Trump hăm doạ cắt bỏ phần đóng góp của Mỹ cho Tổ chức Y tế Thế giới (WHO/WHO) vì cách tổ chức này giải quyết đại dịch Vũ Hán không minh bạch và có ẩn ý, đã gây ra thảm hại khủng khiếp cho cả thế giới. Ngay sau đó, ông Tedros Adhanom Ghebreyesus, Tổng Giám đốc của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), liền phản ứng mạnh bằng cách khuyến cáo lãnh đạo các quốc gia là “đừng chính trị hoá đại dịch Covid-19 nếu không muốn có nhiều túi đựng xác chết hơn nữa.
Tin vắn Hoa Kỳ trong tuần
Vũ Linh tóm lược
19/4/2020
Nỗ lực ‘hàn gắn’ lại hình ảnh quốc tế của Trung Quốc đang phản tác dụng
19/04/2020
Khi Trung Quốc vào tháng 3 trở thành quốc gia đầu tiên phục hồi sau sự bùng phát của COVID-19 tại tâm dịch Vũ Hán, các quan chức nước này đã khởi động một chiến dịch khác nhằm xây dựng lại hình ảnh quốc tế cũng như góp phần xóa bỏ định kiến "virus Vũ Hán”.
... Trong bài xã luận đăng trên Nhân dân Nhật báo, cơ quan ngôn luận của Đảng Cộng sản Trung Quốc vào tháng này, một quan chức cấp cao trong chính quyền Bắc Kinh khuyên các nhà ngoại giao Trung Quốc nên đề cao tinh thần khiêm tốn và khoan dung, và tuân thủ giao tiếp, học hỏi và cởi mở.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét