Tưởng Năng Tiến – Hạt Gạo Làng Ta & Gia Tài Của Marx
20/4/2020
Học thuyết Mác sẽ để lại gì trên đất nước Việt Nam? Có chút tương lai
nào cho học thuyết đó? Nói rộng ra, tương lai nào sau khi độc tài toàn trị chấm
dứt?
G.S Đỗ Mạnh Tri
Tôi cứ nhìn hai bức ảnh
trên trang FB của nhà báo Huynh Ngoc Chenh, cùng với lời bình của ông
(“Cái này không phải do khác nhau vùng miền mà khác nhau do sống với cs lâu hay
mau. Giống như người Hoa lục với Hoa Hồng Công. Tất cả đều do giáo dục mà ra.”)
mà không khỏi có đôi chút băn khoăn.
Ngoài việc cầm bút, Huỳnh
Ngọc Chênh còn có thời gian dài cầm phấn nên nhận định thượng dẫn
hẳn rất khó sai nhưng tôi e rằng vẫn chưa đủ. Cùng với giáo dục, theo
thiển ý, kinh nghiệm sống của mỗi cá nhân – chắc chắn – cũng ảnh
hưởng (ít nhiều) đến cách ứng xử của từng người.
Nhà văn Đỗ Hoàng Diệu tâm sự:
“Xem những bức ảnh, tôi không
suy luận không kết luận người Nam ý thức người Bắc tham lam, tôi chỉ thấy họ
đói, họ đang đói. Cái đói làm họ sợ hơn sợ virus, nên chen lấn, giằng co nhau
trước máy nhả gạo. Bạn không bao giờ hiểu được cảm giác đó, vì bạn nằm trong
biên chế nhà nước, thế nào lương cũng không bị cắt. Bạn không thể nào hiểu nỗi
lo ngày lo đêm trong cơn bĩ cực của người nghèo, nó đau đến mức nào, cả thể xác
lẫn tinh thần, khi tài khoản tiết kiệm của bạn đủ tiền để mua cá mua thịt trữ đầy
tủ lạnh và trả tiền internet cho việc tải về các bộ phim ưa thích. … Tôi hiểu
cái đói cái nghèo, không làm gì ra tiền nó kinh khủng tới mức nào. Không gì diễn
tả nổi. Nó tàn phá mọi giá trị. Nền kinh tế đóng băng, nhiều trung lưu vỡ nợ,
nhiều người nghèo đang đói, rất đói, khắp mọi miền Việt Nam… Tôi thương họ, như
đã từng bất lực thương bố mẹ anh chị, thương mình những năm tám mươi.”
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét