Thứ Ba, 28 tháng 4, 2020

Hồn Tử Sĩ – Nghĩa Trang Quân Đội Biên Hòa




Hồn Tử Sĩ – Nghĩa Trang Quân Đội Biên Hòa
Sau năm 1965, Nghĩa Trang Quân Đội Biên Hòa được xây dựng bên cạnh xa lộ Sài Gòn-Biên Hòa. Từ đó các tử sĩ khắp nơi được đưa về an táng tại nghĩa trang này. Nghĩa Trang Quân Đội Biên Hòa là một dự án quy mô với sự hợp tác của nhiều cơ quan trong chính phủ Việt Nam Cộng Hòa. Dự trù cho khoảng 30.000 ngôi mộ. Nghĩa Trang được xây dựng theo mô hình “Con Ong” với ý nghĩa “Con ong không thờ hai chúa – Người lính chỉ chết cho ngọn cờ dân tộc”. Nghĩa Trang dự tính sẽ khánh thành đợt Một vào Ngày Quân Lực 19/6/1975.
Thế nhưng, ngày ấy đã không bao giờ đến khi miền Nam bị cưỡng chiếm Tháng Tư 1975. Từ đó, Nghĩa Trang trở thành một vùng đất hoang phế và ngăn cấm, ngay cả thân nhân các tử sĩ cũng không được phép viếng thăm. Khi ông Chu Lynh – Editor và đồng sáng lập Vietnam Film Club – trở về Việt Nam năm 2003 thăm gia đình, ông đã đến viếng thăm Nghĩa Trang và nhận thấy tình trạng hoang phế với sự tàn phá có chủ đích.
Dù bị cấm đoán, ông may mắn thu được một số hình ảnh của Nghĩa Trang cùng một đoạn phim ngắn. Chuyến thăm được ông thuật lại trong bài viết “Hồn Ai Trong Gió”.
Nhưng hơn 10 năm sau Vietnam Film Club mới có dịp thực hiện phim tài liệu về Nghĩa Trang này. “Hồn Tử Sĩ – Nghĩa Trang Quân Đội Biên Hòa” trình bày: ● Lịch sử Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa, ● Lịch sử Nghĩa Trang trước 75 ● Hiện trạng hoang phế sau 75 ● Bài học từ những nghĩa trang trên thế giới nơi tử sĩ của các bên được tôn trọng như nhau .
Phim có sự đóng góp của : – Alan Lowenthal, Dân Biểu Quốc Hội Hoa Kỳ – Dan Southerland, Executive Editor, Đài Á Châu Tự Do – George J. Veith, Tác Giả sách Black April – Richard Botkin, Tác Giả sách Ride The Thunder – Fred Koster, Đạo Diễn phim Ride The Thunder Nghĩa Trang Quân Đội Biên Hòa không chỉ là một di tích lịch sử mà còn là biểu tượng cho truyền thống nhân bản của người Việt từ ngàn đời: “Chăm lo người sống & Tôn trọng người chết” thể hiện qua câu tục ngữ “Sống một mái nhà – Chết một nấm mồ.” Phim song ngữ Anh-Việt – Thời lượng 45 phút.


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét