“Hịch Tướng Sĩ” được viết vào năm 1285, khi cuộc xâm lăng lần thứ
hai của quân Nguyên Mông đe dọa cả nước. Theo Đại Việt Sử ký Toàn thư thì đây
là “bài hịch hiểu dụ các tỳ tướng”. Sau này được gọi là Hịch Tướng Sĩ,
nằm trong phần lời nói đầu của “Binh Thư Yếu Lược” do Trần Quốc Tuấn
soạn cho tướng sĩ dưới trướng của ông dành để học tập.
Những trang sử chống ngoại xâm
vàng son nhất của Việt Nam đều do công của Trần Quốc Tuấn lập ra. Trong khi đội
quân bách chiến bách thắng của Thành Cát Tư Hãn làm mưa làm gió gần như khắp thế
giới thì Việt Nam là một trong ba nước hiếm hoi cùng với Ấn Độ và Indonesia
ngăn chặn được cơn hồng thủy Mông Cổ.
Cả ba lần đánh giặc, Trần Quốc
Tuấn đều lập công lớn. Năm 1258, Trần Quốc Tuấn chỉ huy đánh chặn quân Mông Cổ ở
Hưng Hoá.
Năm 1284, khi quân Nguyên Mông
chuẩn bị sang xâm chiếm nước ta lần thứ 2, Trần Quốc Tuấn tổ chức duyệt
quân ở Đông Bộ Đầu, đọc “Hịch Tướng Sĩ”, sau đó tổ chức rút lui binh lính
để bảo toàn lực lượng.
Tháng 5 năm 1285, Trần Quốc Tuấn
cho quân tổng phản công và trực tiếp chỉ huy đánh thắng trận đầu ở A Lỗ; liên
tiếp thắng lớn trong các trận: Hàm Tử, Chương Dương và Vạn Kiếp.
Ba năm sau vào tháng 1 năm 1288
quân Nguyên Mông tiếp tục tràn vào xâm lược nước ta. Trong lần tấn công lần thứ
3 này quân nhà Trần chiến thắng trận Vân Đồn. Tháng 4 năm 1288, thắng lớn trong
trận Bạch Đằng và trận phục kích ở ải Nội Bàng thuộc tỉnh Bắc Giang ngày nay.
Mùa thu tháng Tám, ngày 20 năm
Canh Tí, tức năm 1300 Trần Quốc Tuấn qua đời. Sau khi ông mất, vua phong ông tước “Hưng
Đạo Đại Vương”, cho lập đền thờ ông ở Vạn Kiếp, Chí Linh thuộc tỉnh Hải Dương
ngày nay.
Xem nguyên văn bài Hịch https://drive.google.com/open?id=1UZgEL_CdQfmdpUsuxppn8CHxse7Ba7rk
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét