Thứ Sáu, 3 tháng 4, 2020

Bản tin ngày Thứ sáu 3 tháng 4 năm 2020


Tưởng Năng Tiến – Chết Không Nhắm Mắt

Mắt người chết trừng trừng không chịu nhắm

Nguyễn Duy


Tôi tình cờ “nhặt” trên FB một tác phẩm khá độc đáo của Marc Riboud. Ông “chớp” được cảnh một anh bộ đội (với con búp bê nằm dưới nắp ba lô, và cái sắc cầm tay) đang trên đường trở về quê cũ.
Cùng với bức ảnh là lời bình, cũng độc đáo không kém, của face booker Nguyễn Hoàng : “Thằng này coi vậy mà hiền, chỉ lấy con búp bê cho con và cái bóp đầm cho vợ mà thôi.”

Thằng chả hiền thiệt chớ. Cái ba lô xẹp lép hà. Ngó thấy mà thương. Là kẻ cầm súng, thuộc phe thắng trận, đương sự có thể thu góp được chiến lợi phẩm nhiều hơn thế.

Trần Công Lân - Phong Trào Đông Du 2020
3/4/2020
Bạn thân
Đài NHK, 24-2-2020 loan tin Nhật đang thiếu người săn sóc cho tuổi già và cho tới năm 2025 các trung tâm cao niên cần 8500 nhân viên. Chính phủ Nhật đã phải cấp nhập cảnh cho người nước ngoài vào làm việc để giải quyết vấn nạn này. Giới chức Nhật đã chú trọng vào lớp trẻ VN. Họ chọn lựa, cấp học bổng, huấn luyện thực tập, cho phép thời gian làm việc tại các trung tâm cao niên được tính tương đương với một số chứng chỉ đại học.
Không phải là ngẩu nhiên Nhật làm như vậy. Đã từ lâu dân số Nhật giảm và Nhật phải nhìn ra nước ngoài để kiếm người thay. Đa số lúc đầu là nghề lao động thì dân các nước nghèo đều như nhau. Nhưng khi đến tầm mức cao hơn, đòi hỏi văn hóa, phong tục , kiến thức (học hỏi và huấn luyện) thì Nhật chú ý tới VN nhiều hơn.
Nguyễn Tuấn -Dự báo dịch Vũ Hán cho Việt Nam 2 tháng tới
Tuan V. Nguyen FAHMS
​Fellow of the Australian Academy of Health and Medical Sciences
​Fellow of the American Society for Bone and Mineral Research

April 2, 2020
Một trong những câu hỏi quan trọng về dịch Vũ Hán ở Việt Nam là trong tương lai gần tình hình dịch sẽ ra sao. Rất thiếu những dữ liệu về tình hình dịch ở Việt Nam, nên rất khó trả lời câu hỏi này. Trong bài trước [1], tôi đã tóm lược bức tranh dịch Vũ Hán ở Việt Nam, và trong cái note này tôi sẽ bàn qua về ước tính chỉ số R0 (reproduction ratio) và ước tính số ca nhiễm trong 60 ngày tới cho Việt Nam.
Trần Tuấn - Đại dịch Covid-19 ở Việt Nam: Đỉnh dịch phía trước hay phía sau
( Ts Trần Tuấn, nguyên là giáo sư trường Đại học Y khoa Hà Nội)
2-4-2020
FB Trần Tuấn
Tiếp theo bài: Năng lực dự báo đúng đỉnh dịch: Ý nghĩa quyết định đối với Việt Nam trong chống dịch Covid-19
Thắc mắc này được giải không khó khăn, nếu có các nghiên cứu dịch tễ học cộng đồng được thực hiện, nhất là, nghiên cứu sử dụng test phát hiện kháng thể đặc hiệu với vi rút gây dịch, cho ra chính xác kết quả tỷ lệ dân chúng đã nhiễm vi rút, có kháng thể, ở thời điểm hiện nay.
Phan Ba - Đại dịch cúm Tàu trên nước Đức 02 tháng 04 năm 2020
3/4/2020
Giám đốc Viện Robert Koch:
Các biện pháp ở Đức đang có tác động thấy rõ
Đức vẫn đang ở giai đoạn đầu của dịch bệnh, Giám đốc Viện Robert Koch Lothar Wieler cảnh báo. Nếu đến một lúc nào đó các biện pháp được nới lỏng, thì có lẽ là từng bước một.
Giám đốc Viện Robert Koch Lothar Wieler kêu gọi dân chúng Đức tiếp tục chịu đựng. “Chúng ta đang ở giai đoạn đầu của dịch bệnh này và chúng ta không thể coi thường dần các quy định”, ông nói.
Tình hình virus corona tại Mỹ ngày 3/4/2020


Lệnh ‘Ở Nhà’

Tổng thống Donald Trump không đáp ứng lời kêu gọi ban hành lệnh ‘ở nhà’ toàn quốc vì dịch COVID-19, thay vào đó ông cho biết sẽ để cho các Thống Đốc từng tiểu bang quyết định tuỳ theo tình hình của địa phương.

Dù vậy, chính quyền Trump đã đưa ra hướng dẫn kêu gọi dân chúng làm việc tại gia,  nếu có thể; đóng cửa trường học, và tránh tụ tập.

Ông Trump cho hay đang cân nhắc việc giới hạn du hành nội địa bằng đường sắt, đường hàng không tại những ‘điểm nóng’ COVID-19 ở Mỹ.

Trong ngày 2/4 có năm tiểu bang là Florida, Georgia, Mississippi, Nevada và Pennsylvania ban hành hoặc gia hạn lệnh ‘ở nhà.’

Điểm tin báo ngày Thứ sáu 3 tháng 4 năm 2020


Nguyễn Chi - Tại sao nước Mỹ khủng hoảng với đại dịch Covid-19?
3/4/ 2020
Dr. Chi Nguyen, an interdisciplinary educational sociologist. My research focuses on educational equity, social justice, and diversity in K-12 and higher education. I currently work as a Higher education Data analyst at Penn State’s Schreyer Honors College.
Tôi đã suy nghĩ rất nhiều trước khi viết bài này, vào ngày mà nước Mỹ vượt quá Trung Quốc, trở thành quốc gia có nhiều ca nhiễm Covid-19 nhất thế giới (hơn 100,000 ca dương tính). Liệu mọi người có cần đọc thêm một bài viết nữa giữa thời kỳ tràn ngập thông tin về Covid-19? Liệu bài viết này có khiến mọi người thêm stress không giữa thời điểm bất an này? Nhưng sau nhiều đắn đo, tôi quyết định bài viết này cần được đăng để người Việt ở trong nước và thế giới hiểu sâu hơn về tình hình nước Mỹ; và điều gì chúng ta có thể học được (cho tới thời điểm này) để bảo vệ cho bản thân, gia đình, và cộng đồng trước đại dịch.
Điểm tin thế giới ngày Thứ sáu 3 tháng 4 năm 2020
Võ Thái Hà tóm lược
Y Chan - Dự báo hậu COVID-19: Bầu cử qua thư và Internet, bầu cử dài ngày
Dự báo hậu COVID-19: Chính quyền lớn hơn
03/04/2020
Khi dịch bệnh xảy ra, một trong những biện pháp kiềm chế lây lan là tránh tụ tập đông người. Trong khi đó, những dịp bầu cử là một trong những sự kiện tụ tập đông người nhất ở mọi quốc gia. Bầu cử là quyền lợi cơ bản của mỗi công dân. Làm thế nào để vừa đảm bảo quyền lợi của người dân, lại vừa đảm bảo an toàn sức khỏe cho tất cả?
Chuyên gia Kevin R. Kosar của Viện nghiên cứu R Street cho rằng có một giải pháp dung hòa được cả hai: bầu cử qua thư (voting by mail).

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét