Thứ Ba, 3 tháng 5, 2022

Ai đã rải chông trên bước chân ngoại giao của Thủ tướng Phạm Minh Chính?


Ai đã rải chông trên bước chân ngoại giao của Thủ tướng Phạm Minh Chính?

Thủ tướng Nhật Bản Fumio Kishida và Thủ tướng Việt Nam Phạm Minh Chính tại họp báo ở Hà Nội hôm 1/5/2022 /AFP 

Đầu tháng 5 này Thủ Tướng Phạm Minh Chính có hai cuộc tiếp xúc ngoại giao quan trọng, tiếp đón Thủ Tướng Nhật và sang Mỹ dự hội nghị cấp cao Mỹ - ASEAN, thăm và làm việc ở Mỹ và Hội Đồng Liên hiệp quốc. Giữa biến động chiến tranh Nga xâm lược Ukraine, Trung Quốc bành trướng thế lực quân sự hóa Biển Đông, đây là cơ hội ngoại giao hiếm hoi Việt Nam thoát Trung. Nhưng chừng như có ai đó đã cố ý phủ mây đen lên cả hai cuộc gặp, bước chân ngoại giao của ông Chính chừng như được rải đầy chông ở phía trước.

Do vị trí địa chính trị của Việt Nam, tiềm năng đất đai, lao động, các chính sách kêu gọi đầu tư, quan hệ hợp tác Việt Nhật vừa qua khá nồng ấm. Thủ tướng Phạm Minh Chính và đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã có chuyến thăm chính thức Nhật Bản theo lời mời của Thủ tướng Nhật Bản Kishida Fumio từ ngày 22 đến 25-11-2021. Ở thời điểm đó, Thủ tướng Phạm Minh Chính là nhà lãnh đạo nước ngoài đầu tiên mà Thủ tướng Nhật Bản Kishida Fumio tiếp đón kể từ khi ông nhậm chức. Báo chí cũng nhấn mạnh ông Phạm Minh Chính và ông Kishida Fumio từng có quan hệ thân thiết trước đây nhiều năm.(1)

Hạ thấp tầm quan trọng

Đứng về bối cảnh quốc tế và quốc gia thì Nhật Bản và Việt Nam không chỉ có sự thương đồng về lợi ích kinh tế trong quan hệ hợp tác đầu tư, thương mại mà còn có sự tương đồng về an ninh, ổn định ở Biển Đông trước sự bành trướng của Trung Quốc. Nhật Bản là cường quốc duy nhất ở Đông Á có thực lực khả dĩ cân bằng về quân sự với Trung Quốc. Chuyến thăm của Thủ tướng Nhật chắc rằng không chỉ bó hẹp trong các quan hệ kinh tế, ngoại giao thông thường mà không bàn bạc trao đổi những quan hệ chiến lực về các lĩnh vực địa chính trị của khu vực và thế giới.

Tuy nhiên, ngay khi khách vừa đặt chân tới, chủ nhà đã đóng khung nội dung làm việc như chuyến đi hàn huyên tâm sự ở những chuyện đầu chẳng đụng trời chân chẳng đụng đất là “Chuyến thăm chính thức Việt Nam của Thủ tướng Kishida Fumio nhằm đưa quan hệ Đối tác chiến lược sâu rộng vì hòa bình và phồn vinh ở châu Á giữa Việt Nam và Nhật Bản đi vào chiều sâu, thúc đẩy triển khai kết quả chuyến thăm chính thức Nhật Bản của Thủ tướng Phạm Minh Chính.

Chuyến thăm góp phần tăng cường sự tin cậy chính trị Việt Nam-Nhật Bản và quan hệ tốt đẹp giữa lãnh đạo cấp cao hai nước trên cơ sở "tình cảm, chân thành, tin cậy", đồng thời tăng cường hợp tác thực chất trong các lĩnh vực, đáp ứng lợi ích và nguyện vọng của nhân dân 2 nước”. (2)

Về cách trình bày trên mặt tiền báo Nhân Dân online cũng cho thấy cách dìm hàng, làm nhẹ chuyến đi này. Thông tin “Thủ tướng Nhật Bản Kishida Fumio thăm chính thức Việt Nam” đăng ở bên trong, kích thước chỉ bằng phân nửa thông tin đốt pháo hoa mừng lễ.

vnjapannhandan2022.jpeg

Trang chính báo Nhân Dân điện tử 

Vuốt mặt không nể mũi 

Hơn thế nữa, ngày 29-4, một ngày trước khi Thủ Tướng Nhật đến Việt Nam, Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an thông báo đã có quyết định khởi tố, lệnh bắt bị can với doanh nhân nổi tiếng hàng đầu Việt Nam, bà Nguyễn Thị Thanh Nhàn, Chủ tịch kiêm Tổng Giám đốc Công ty cổ phần Tiến bộ Quốc tế (AIC) lâu nay được cho là có nhiều ảnh hưởng tại Việt Nam về hành vi phạm pháp qua 12 gói thầu thiết bị y tế ở Bệnh Viện Đa Khoa Đồng Nai cùng nhiều bi can khác nhưng tất cả các bị can khác đều có hình ảnh trừ bà Nhàn. Có dư luận cho rằng bà Nhàn đang ở Nhật.

Năm 2018, truyền thông đưa tin Viện sĩ, tiến sĩ Nguyễn Thị Thanh Nhàn, Chủ tịch kiêm Tổng Giám đốc Công ty cổ phần Tiến bộ Quốc tế (AIC) là nữ doanh nhân người Việt Nam duy nhất, trẻ tuổi nhất vinh dự được Nhật Bản trao tặng Huân chương Mặt trời mọc. (3)

Trong chuyến Thủ Tướng Phạm Minh Chính đi thăm Nhật lần trước, ông Lê Minh Trí, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao Việt Nam và Ông Yamada Takio, Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Nhật Bản đã thay mặt hai Nhà nước đã tiến hành trao Hiệp định Tương trợ tư pháp về hình sự giữa Việt Nam và Nhật Bản.

Hiệp định Tương trợ tư pháp về hình sự là một trong những điều ước quốc tế quan trọng trong lĩnh vực tư pháp hình sự, là cơ sở pháp lý để các bên ký kết dành cho nhau sự tương trợ tối đa trong quá trình điều tra, truy tố, xét xử nhằm thu thập tài liệu, chứng cứ và thực hiện các thủ tục tố tụng. (4)

Liệu trong cuộc thăm làm việc lần này, hai bên có bàn chuyện thực hiện hiệp định hợp tác này và dẫn độ bà Nhàn về nước quy án chứ không phải bắt cóc như Trịnh Xuân Thanh?

Vấn đề đặt ra là vì sao vụ án bà Nhàn ở Bệnh Viện Đa khoa Đồng Nai là quá nhỏ, sự việc xảy ra từ năm 2018 nhưng đến ngày khách đến Bộ Công An mới khởi tố, ra lệnh bắt?

Hơn thế nữa, bà Nhà không phải nhân vật xa lạ mà tiếng tăm lừng lẫy, từng dậy sóng dư luận về các thương vụ mờ ám, các quan hệ bất minh đã nhiều năm trước. Báo Tiếng Dân ngày 15-11-2020 đã đăng bài: “Nguyễn Thị Thanh Nhàn, người gây sóng gió chính trường trước đại hội XIII” Trong đó có đoạn “Thời còn làm Bí thư tỉnh uỷ Quảng Ninh, người ta thấy ông Chính đi với Nhàn nhiều hơn đi bên vợ. Đề án “Đào tạo nâng cao chất lượng nguồn nhân lực tỉnh Quảng Ninh giai đoạn 2015-2020, tầm nhìn 2030” là của Nhàn vẽ ra và Phạm Minh Chính hô hào cả hệ thống chính trị Quảng Ninh phải giúp Nhàn triển khai thực hiện. Trăm tỷ hay nghìn tỷ ở Quảng Ninh đã chảy vào túi Nhàn, câu hỏi dành cho Uỷ ban Kiểm tra Trung ương trả lời.” (4b)

Rõ ràng việc khởi tố và truy bắt bà Nhàn, một doanh nhân thân thiết với ông Chính, công dân Việt duy nhất được chính phủ Nhật vinh danh bằng huy chương cao quý sẽ phủ đen lên không khí cuộc làm việc giữa hai nhà lãnh đạo. Dân gian có câu vuốt mặt phải nể mũi, lẽ nào ở cấp độ quốc gia người ta không tính đến điều này?

nguyenthithanhnhan.jpeg

Bà Nguyễn Thị Thanh Nhàn nguyên Chủ tịch Hội đồng Quản trị kiêm Tổng Giám đốc Công ty AIC. Hình: AIC Group 

Liên tục bỏ lỡ cơ hội

Vào tháng 5, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã nhận lời của Tổng thống Mỹ Joe Biden tham dự hội nghị cấp cao đặc biệt ASEAN-Mỹ, thăm và làm việc tại Mỹ và Liên Hợp Quốc.

Theo chiến lược xoay trục về Châu Á Thái Bình Dương, Chính Quyền Biden đã dành cho Việt Nam nhiều sự ưu ái đặc biệt như xóa cái án treo lũng đoạn tiền tệ từ thời Trump để lại dù nhiều năm liền cán cân thương mại xuất nhập khẩu Việt - Mỹ vẫn thặng dư hơn 60 tỉ USD.

Trong hơn hai năm xảy ra đại dịch, Mỹ viện trợ gần 40 triệu liều vắc-xin, chiến gần 1/5 số liều đã tiêm cho người dân Việt, giúp bằng một số chương trình hỗ trợ cũng như cung cấp một loạt thiết bị khác, trong đó có hơn 110 tủ đông âm sâu, 100 máy thở, hai máy giải trình tự gien, một hệ thống tạo ô-xy lỏng di động, hàng trăm nghìn khẩu trang chất lượng cao, v.v… với tổng giá trị lên đến gần 23,5 triệu đô la (5)

Trong lĩnh vực an ninh hàng hải, Mỹ đã tặng Việt Nam hai tàu tuần duyên chi cảnh sát biển và hứa hạn sắp tới đây sẽ trao tiếp tàu tuần duyên thứ ba.

Năm 2021, Phó Tổng thống Mỹ đã đến thăm Việt Nam và bày tỏ thiện chí muốn nâng cấp quan hệ hợp tác giữa hai nước.

Nhưng Thủ Tướng Phạm Minh Chính, Chủ Tịch Nước Nguyễn Xuân Phúc và Tổng Bí Thư Nguyễn Phú Trọng đều âm từ từ chối bằng luận điệu là làm sâu rộng thực chất hơn nữa mối quan hệ hợp tác toàn diện hiện nay.

Nga xâm lược Ukraine bằng tất cả sức mạnh của quân đội đứng thứ nhì thế giới cộng với lính đánh thuê, tàn ác man rợ không thua phát xít, cả thế giới lên tiếng phản đối, ủng hộ Ukraine, hỗ trợ vũ khí, phương tiện, …

Mỹ kêu gọi cả thế giới cấm vận, trừng phạt Nga, Việt Nam khoanh tay bàng quan kêu gọi hai bên đàm phán. Tại Liên Hiệp Quốc, theo đuôi Trung Cộng, Việt Nam hai lần bỏ phiếu trắng, một lần bỏ phiếu chống các nghị quyết lên án và đưa Nga ra khỏi Hội Đồng Nhân Quyền.

000_324C38Z (1).jpg

Bỏ phiếu tại Đại hội đồng LHQ lên án Nga xâm lược Ukraine hôm 2/3/2022. Việt Nam bỏ phiếu trắng. AFP 

Họp với Mỹ nhưng biểu quyết theo Tàu Cộng?

Hội nghị cấp cao đặc biệt ASEAN lần này là cơ hội hiếm hoi để đất nước Việt Nam hội nhập với thế giới tiến bộ, nâng cấp quan hệ hợp tác an ninh quốc phòng để bảo vệ độc lập chủ quyền trước dã tâm xâm lấn, khống chế của Trung Cộng.

Về quyền lực, theo thể chế cộng sản,  không thể toàn quyền quyết định mà chỉ có thể hành động theo cái khuôn do Bộ Chính Trị lập trình, cá nhân Phạm Minh Chính là thành viên quyền lực của tứ trụ có thể quyền biến mức độ nào đó xoay chuyển tình thế như cố Thủ Tướng Võ Văn Kiệt đã từng làm được phần nào đó trong thời kỳ đổi mới?

Thế nhưng, trong tư duy còn Đảng còn mình, thà mất nước dưới tay Trung Cộng nhưng vẫn giữ được quyền lợi tay sai cao cấp, lập trường của Đảng đã được Tổng Trọng đóng khung sẵn trước chuyến đi qua thái độ và nội dung trao đổi với tân Đại sứ Mỹ Marc E. Knapper

Như cô gái già vẫn có làm cao treo giá, lấy lợi thế địa chính trị bờ biển dài, cảng Cam Ranh tốt, lên giọng làm cao “Việt Nam chưa bao giờ có cơ đồ, tiềm lực, vị thế và uy tín quốc tế như ngày hôm nay, trước hết là nhờ vào đường lối đối nội, đối ngoại đúng đắn”. Chì chiết và ban ơn với người Mỹ là đã "gác lại quá khứ, vượt qua khác biệt, phát huy tương đồng, hướng tới tương lai" và nhắc nhở những khẩu hiệu rỗng tuếch, lạc hậu với những biến động của thời đại “Việt Nam thực hiện đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, hòa bình, hợp tác và phát triển, đa phương hóa, đa dạng hóa quan hệ đối ngoại, trong đó tiếp tục thúc đẩy quan hệ hợp tác, hữu nghị giữa hai nước trên cơ sở tôn trọng lẫn nhau, vì lợi ích của hai nước, vì hòa bình, hữu nghị và hợp tác ở khu vực và trên thế giới. ” (6)

Lập luận này giống như cách Tôn Thọ Tường trả lời với Phan Văn Trị

Ai về nhắn với Chu Công Cẩn

Thà mất lòng anh đặng bụng chồng

Cái khuôn tiếp tục bó tay bốn không, thực chất là thần phục Trung Quốc còn được thể hiện rõ hơn trong cuộc họp báo của Bộ Ngoại Giao. Báo chí hỏi gần đây Mỹ tuyên bố muốn nhanh chóng nâng cấp quan hệ với Việt Nam thành đối tác chiến lược, liệu trong chuyến thăm và làm việc tới đây của Thủ tướng vấn đề này có nêu ra?

Người phát ngôn khẳng định: Quan hệ đối tác toàn diện Việt Nam-Mỹ thời gian qua phát triển tốt đẹp. Trên cơ sở đó, Việt Nam mong muốn và sẵn sàng hợp tác với chính quyền của Tổng thống Joe Biden thúc đẩy quan hệ hai nước đi vào chiều sâu, hiệu quả, bền vững, vì hòa bình, ổn định hợp tác và phát triển ở khu vực và trên thế giới cũng như vì lợi ích của hai nước và nhân dân hai nước (7)

Điều này cho thấy trước mục đích và kết quả của chuyến đi chỉ là cơ hội để tuyên truyền, huênh hoang về vị thế Việt Nam “mình như thế nào người ta mới như thế ấy”. Đây có thể là cơ hội để vòi vĩnh Mỹ tiếp tục hỗ trợ cho các lĩnh vực năng lượng, nương tay duy trì thặng dư mậu dịch…Nói chung là mưu mẹo luồn lách để thu hút sức mạnh Mỹ nhằm duy trì chế độ toàn trị.

Những vấn đề cốt lõi về an ninh quốc phòng của đất nước, trách nhiệm và mối quan hệ ứng xử với khu vực, quốc tế nhất nhất sẽ giữ nguyên cái gốc tre trung thành với Tàu Cộng.

Không phải ai làm vua đều được vinh danh. Chức vụ không tự tạo ra giá trị con người. Lịch sử ngàn đời tôn vinh Ngô Quyền, Lê Lợi, Quang Trung, thì cũng ngàn đời phỉ nhổ Lê Chiêu Thống, Trần ích Tắc.

https://www.rfa.org/vietnamese

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét