Từ đâu người Việt đi trồng cần sa lậu khắp châu Âu?
BBC News
3/11/2019
Từ hơn 10 năm qua, nạn trồng cần
sa trở thành phổ biến ở các nước châu Âu và băng đảng người Việt bị giới chức
cho là có dính líu nhiều.
Vụ 39 tử thi được tìm thấy
trong thùng đông lạnh một chiếc xe tải ở hạt Essex, Anh Quốc gần đây đem câu hỏi
"Người nhập cư lậu vào Anh làm nghề gì?" trên các báo Anh.
Trang The
Guardian hôm 25/10/2019 có bài cho rằng người Việt đi lậu vào Anh
"thành nô lệ ở các tiệm móng tay và trại cần sa".
Theo tìm hiểu của BBC News Tiếng
Việt, không chỉ có người Việt trồng cần sa ở Anh và châu Âu.
Phạm Chí Dũng - Nghị viện Châu Âu sẽ ‘treo giò’ EVFTA ?
VOA
03/11/2019
Sau màn ‘tự sướng’ về việc ‘đã
ký kết thành công Hiệp định thương mại tự do Việt Nam-EU (EVFTA)’ của chóp bu
Việt Nam vào tháng 6/2019, bầu không khí trông đợi hiệp định này được phê chuẩn
đã dần lắng xuống mà không còn hớn hở đắc chí như trước đó.
Ngay cả sự hiện diện của Bernd
Lange - Chủ tịch Ủy ban Thương mại quốc tế của Nghị viện Châu Âu (INTA), một
quan chức được giới quan chức khôn lỏi ở Việt Nam đánh giá là ‘khá dễ chơi’, và
trong thực tế thì Bernd Lange đã bị Hà Nội qua mặt ít nhất hai lần về vấn đề
nhân quyền - vào những ngày cuối tháng 10/2019 và đã có những cuộc gặp với Chủ
tịch quốc hội, Bộ trưởng Công thương, Trưởng ban Kinh tế trung ương Việt Nam
Đàm phán kết thúc RCEP gặp khó vì Ấn Độ quay lưng
Hoài Linh
02/11/2019
RCEP được kỳ vọng sẽ hoàn thành
đàm phán trong năm nay.
TheLEADER Một bước tiến đáng kể
cho những cuộc đàm phán kéo dài nhiều năm của RCEP đã có thể đạt được vào tuần
tới nếu như Ấn Độ không lùi bước những phút cuối cùng.
Theo kế hoạch, các nhà lãnh đạo
của 16 quốc gia thành viên tham gia Hiệp định đối tác kinh tế toàn diện khu vực
(RCEP) sẽ gặp nhau vào
thứ Hai tới tại Bangkok, hy vọng đạt được một số tiến bộ hữu hình.
GS Lâm Thanh Liêm - Chính sách Cải Cách Điền Địa của Tổng Thống
Ngô Đình Diệm
(Đại Học Sư Phạm Saigon)
Trong 20 năm (1955-1975), chính phủ miền Nam: Việt Nam Cộng
Hòa đã thực hiện 2 lần cải cách đièn địa:- Cuộc cải cách điền địa lần thứ nhất
do Tổng Thống Ngô Đình Diệm thực hiện (1955-1963)
CHÍNH SÁCH CẢI CÁCH RUỘNG ĐẤT MIỀN NAM.
Khác hẳn chính sách cải cách ruộng đất miền Bắc, chế độ miền
Nam đặt lên ưu tiên hàng đầu chính sách tư hữu hoá ruộng đất cho tất cả tá điền,
mỗi gia đình làm chủ thật sự một mãnh ruộng tư hữu. Trong 20 năm (19551975),
chính phủ miền Nam đã thực hiện 2 lần cải cách điền địa:
- Cuộc cải cách điền địa lần thứ nhất do Tổng Thống
Ngô Đình Diệm thực hiện (1955-1963)
- Cuộc cải cách điền địa lần thứ nhì do Tổng thống Nguyễn
Văn Thiệu chủ trương (1967-1975)
... Bị mất kiểm soát một phần lớn thôn dân, chính quyền miền
Nam khó có thể đơn phương đương đầu lại chiển tranh xâm lược của Cộng Sản Bắc
Việt. Nhờ sự can thiệp của quân đội Hoa Kỳ và các nước bạn khác (Úc, Thái lan,
Phi Luật Tân, Nam Hàn) vào năm 1965, VNCH đã thành công khôi phục lại tình hình
quân sự và chính tri, nông thôn dần dần được vãn hồi an ninh. Trật tự ở thành
thị cũng được đảm bảo, sau khi Hiến Pháp được ban hành(ngày 1-4-1967). Tiếp liền
theo đó, có Cuộc bầu cử tổng thống và quốc hội mới. Trở thành Tổng thống của nền
Ðệ nhị cộng hòa, Tướng Nguyễn Văn Thiệu tiếp tục công trình dang dở cải cách điền
địa của Tổng thống Ngô Đình Diệm.
Điểm
tin báo ngày Chủ nhạt 3 tháng 11 năm 2019
Ngô Nhân Dụng: Đô la là vũ khí đánh Trung Cộng
Thứ Bảy, 2 tháng 11, 2019
Hồng Kông quá quan trọng đối
với Trung Quốc trong thương mại quốc tế nên Mỹ có một lợi thế là dùng đô la
như một vũ khí để đánh Trung Quốc. Trong hình, ngân hàng China Citic Bank
International tại quận Wanchai ở Hồng Kông. (Hình: Nicolas Asfouri/AFP via
Getty Images)
|
Quốc Hội Mỹ sẽ biểu quyết dự luật
“Nhân Quyền và Dân Chủ cho Hồng Kông.” Tin vừa loan báo, Bắc Kinh đã lên tiếng
phản đối Mỹ muốn can thiệp vào nội bộ Trung Quốc! Tại sao?
Khi Trung Quốc vượt lằn ranh đỏ tại Biển Đông
An Viên lược dịch và tổng hợp
(VNTB) - Hải Dương 8, một tàu
khảo sát của Trung Quốc đã xâm lấn sâu vào vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam
(EEZ), gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến toàn vẹn lãnh thổ và an ninh kinh tế của
Hà Nội.
Vào tháng 7, tàu này vào EEZ của
Việt Nam, nơi nó tiến hành cuộc khảo sát địa chấn kéo dài nhiều tuần, gây ra một
cuộc đối đầu căng thẳng giữa các tàu quân sự và bảo vệ bờ biển Việt - Trung. Với
200 hải lý tính từ bờ biển, EEZ cho phép một quốc gia có quyền chủ quyền khai
thác bất kỳ tài nguyên thiên nhiên nào trong khu vực đó.
Điểm tin thế giới ngày Chủ nhật 3 tháng 11 năm 2019
Võ Thái Hà tóm lược
Ls Lê Đức Minh - MỘT BÀI HỌC CAY ĐẮNG
October 30, 2019
Kể từ khi phát hiện ra âm mưu
xâm nhập của công ty Huawei tại Úc, nước Úc đã bắt đầu một tiến trình cảnh báo
cả thế giới về mối nguy Trung Quốc. Có thể nói không sai rằng chính Úc là quốc
gia đã khơi mào cho cuộc chiến thương mại giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc.
Tuy nhiên Úc vẫn rất khôn khéo
trong quan hệ với Trung Quốc và xác định rõ rằng vấn đề thương mại giữa Úc và
Trung Quốc là vấn đề quan trọng nhất mà Úc cần lưu tâm. Hiện tại Úc vẫn là quốc
gia xuất siêu sang Trung Quốc và nếu kinh tế Trung Quốc suy yếu chắc chắn nền
kinh tế Úc sẽ bị ảnh hưởng xấu.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét