Việt Nam Quốc Dân Đảng
hội luận chính trị và công bố chiến lược đấu tranh trong tình hình mới của Việt
Nam ngày nay.
Trung Hiếu
15 tháng11 năm 2019
Ngày thứ bảy, 02.11.2019 tại một
phòng hội của Folkethus, thị xã Sanvika thuộc ngoại thành Oslo đã diễn ra một
buổi hội luận chính trị do Chi bộ Đoàn Trần Nghiệp VNQDĐ tại Na Uy tổ chức. Trước
để tưởng nhớ và ca ngợi tinh thần bất khuất chống ngoại xâm của người anh hùng
Nguyễn Thái Học cùng 12 tiên liệt bước lên đoạn đầu đài đền nợ nước cách nay đã
89 năm, sau để chuyển đến đồng hương tại xứ lạnh tình nồng này một thông điệp
mà cơ sở VNQDĐ Trung Ương ước ao được một lần ghé thăm.
Ông Lê Thành Nhân, Chủ tịch Hội đồng Chấp hành
Trung ương VNQDĐ
là diễn giả chính của cuộc hội luận:
Ông Lê Thành Nhân trình
bày:
"Trước
khi đưa ra sách lược đấu tranh của VNQDĐ, chúng tôi xin xác nhận lại một lần
nữa quan điểm chiến lược chính của VNQDĐ như sau:
Dựa
vào sức mạnh của dân tộc mình là chính để làm nền tảng của mọi công cuộc đấu
tranh giữ nước và xây dựng đất nước sau này.
Giải
thể chế độ độc tài CSVN hiện nay để xây dựng một thể chế tự do dân chủ tại VN..
VNQDĐ
không bao giờ hòa hợp hòa giải với CSVN dưới mọi hình thức.
Cương
quyết và thường xuyên chống TC xâm lược trên bất cứ nơi nào chúng tôi có thể
làm được để bảo vệ Tổ quốc VN. .
Vận
động quốc tế yểm trợ cho công cuộc đấu tranh chống TC xâm lược và tự do dân chủ
ở VN.
Văn học nghệ thuật miền Nam trước 1975: Gìn giữ và đánh giá đúng!
Diễm Thi, RFA
2019-11-14
2019-11-14
Sau ngày 30 tháng 4 năm 1975, một
số văn nghệ sĩ miền Nam tiếp tục có những nỗ lực nhằm duy trì những giá trị của
nền văn học nghệ thuật miền Nam mà từng có ý kiến cho là ‘độc hại, đồi trụy’ và
từng bị cấm đoán.
... Là một họa sĩ đồng thời là một nhà báo phụ trách mục “Văn Học
Nghệ Thuật” của RFA suốt một thời gian dài, Nhà báo Mặc Lâm cho biết ông tìm hiểu
rất kỹ nền văn học Việt Nam trước 1975 và điều ông tâm đắc nhất là tính sáng tạo
trong từng sản phẩm. Ông nói thêm:
“Nói về văn học nghệ thuật trước
1975 ở miền Nam thì có thể gói gọn trong một câu rằng nền văn học Việt Nam non
trẻ chỉ trong 20 năm nhưng rất tươi thắm và khởi sắc, căn cứ trên tinh thần văn
học nghệ thuật rõ ràng chứ không vì chính trị hay vì động cơ nào khác.
Cái đẹp thể hiện qua văn
chương, chữ nghĩa và sáng tạo riêng của từng người, từ người viết văn, thi sĩ,
họa sĩ hay những người tạo hình.”
Trần Trung Đạo - Trần
Long Ẩn : Con sâu đo trên cành lá mục
FB Trần Trung Đạo
15-11-2019
Sài gòn trước 30-4-1975 có một
phong trào “Hát cho đồng bào tôi nghe”. Những nhạc phẩm của phong trào này được
viết bởi những nhạc sĩ trẻ có lòng yêu nước rất ngây ngô, khờ dại.
Trong giảng đường đại học,
trong sân trụ sở Tổng hội Sinh viên ở số 4 Duy Tân Sài Gòn, dọc hành lang cư xá
sinh viên Minh Mạng, tiếng hát của ước mơ “hòa bình thống nhất độc lập tự do”
vang lên. Phần lớn không biết chiếc bánh “hòa bình thống nhất độc lập tự do” sẽ
là màu gì hay tròn méo ra sao.
Phạm Chí Dũng - Trump
cử Wilbur Ross đến Việt Nam để ‘cân bằng và đối ứng’?
Thanh Hà
15.11.19
Dù trong chuyến làm việc của Bộ trưởng Thương mại Mỹ Wilbur
Ross tại Việt Nam vào tháng 11 năm 2019, phía Mỹ đã ký với Việt Nam 5 hợp đồng
thương mại được cho là có giá trị hàng tỷ đô la, nhưng mục đích thực chất của
chuyến công du này vẫn còn là một ẩn số.
VinUni liệu có cô đơn và tự do?
15 tháng 11
Tập đoàn Vingroup của tỉ phú
giàu nhất Việt Nam, ông Phạm Nhật Vượng, đang bộc lộ rất nhiều tham vọng. Vào
giữa tháng 11-2019, báo chí nhà nước truyền đi thông tin gây rúng động: đại học
VinUni sẽ tuyển sinh trong năm học 2020- 2021 với mức học phí 35.000- 40-.000
USD/ năm học. Bà Lê Mai Lan, Phó chủ tịch tập đoàn Vingroup, cho rằng
“VinUni không phải là đại học của những người giàu. Đại học VinUni theo mô hình
tinh hoa mới mà nội hàm của từ tinh hoa chính là tài năng”. Khát vọng của
VinUni liệu có được thỏa mãn hay vỡ vụn?
Điểm
tin báo ngày Thứ sáu 15 tháng 11 năm 2019
Trung Quốc lên án vụ tấn công bà Teresa Cheng ở London
BBC News
15/11/2019
Trung Quốc lên án việc người biểu
tình ở London tấn công người đứng đầu cơ quan tư pháp Hong Kong vào chiều tối
thứ Năm.
Bà Trịnh Nhược Hoa (Teresa
Cheng) bị ngã, nhập viện vì bị thương ở cánh tay, sau khi 30 bị người biểu tình
bao vây.
Trung Quốc lên án vụ tấn công bà Teresa Cheng ở London
BBC News
15/11/2019
Trung Quốc lên án việc người biểu
tình ở London tấn công người đứng đầu cơ quan tư pháp Hong Kong vào chiều tối
thứ Năm.
Bà Trịnh Nhược Hoa (Teresa
Cheng) bị ngã, nhập viện vì bị thương ở cánh tay, sau khi 30 bị người biểu tình
bao vây.
Người phát ngôn của Trung Quốc,
Cảnh Sảng, nói một số người ở Anh "đã ủng hộ hành vi bạo lực gây ra hỗn loạn"
ở Hong Kong.
Điểm tin thế giới ngày Thứ sáu 15 tháng 11 năm 2019
Võ Thái Hà tóm lược
Hồng Kông : Tập Cận Bình dọa rút quy chế tự trị của đặc khu
Hồng Kông: Giới tranh đấu chuyển sang chiến thuật ''du kích'' ''Hoa
Nở Khắp Nơi'' (Bian Di Kai Hua).
Tú Anh. Trọng Thành
RFI
15-11-2019
Phong trào dân chủ tại Hồng
Kông, đặc biệt là sinh viên học sinh tiếp tục thách thức Bắc Kinh. Trong bối cảnh
đặc khu bị tê liệt đến ngày thứ năm liên tiếp, chủ tịch Trung Quốc cảnh báo Hồng
Kông có thể bị mất quy chế tự trị nếu « tình hình hỗn loạn cứ tiếp diễn ».
Trung Quốc nhất quyết đòi Mỹ dỡ thuế quan mới chốt thỏa thuận
Lời kêu gọi được đưa ra trong bối
cảnh đàm phán Mỹ-Trung gặp trở ngại vì cả hai đều không muốn nhượng bộ...
An Huy
15/11/2019
Trung Quốc tiếp tục kêu gọi Mỹ
rút lại thuế quan trừng phạt đã áp lên hàng hóa nước này, xem đây như một điều
kiện phải được đáp ứng để đi đến thỏa thuận thương mại giai đoạn 1 giữa Bắc
Kinh và Washington. Lời kêu gọi được đưa ra trong bối cảnh đàm phán Mỹ-Trung gặp
trở ngại vì cả hai đều không muốn nhượng bộ.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét