Thứ Ba, 12 tháng 11, 2019

Bản tin ngày Thứ ba 12 tháng 11 năm 2019




Tưởng Năng Tiến –  Mấy Mợ Báo Cô

It is high time for me to put an end to your sitting in this place … Ye are a factious crew, and enemies to all good government.

Oliver Cromwell - 20 April 1653, London, England


Hôm 16 tháng 9 năm 2019, tại lễ ra mắt mạng xã hội Lotus, Nguyễn Mạnh Hùng khẳng định là “người Việt Nam có thể làm ra những thứ mà thế giới chưa từng làm.” Quan niệm của ông Bộ Trưởng, xem chừng, không được dư luận đồng tình hay đánh giá cao.

Tác giả Larry De King mai mỉa ông Hùng là một người “hoang tưởng” và kết luận rằng: “Biển có thể chết, rừng có thể trọc, sông có thể cạn, núi có thể mòn, nhưng não trạng của mấy bác cộng sản không bao giờ thay đổi.” Nhà thơ Thái Bá Tân giễu cợt: Con Ếch ngu ngốc ấy/Nổ đánh bùm thật to/Thế là hết con Ếch/Muốn to bằng con Bò.

Nhân ngày Cựu Chiến binh – Veterans Day: Huynh Đệ Chi Binh

Trần Xuân Thời
11-11-2019


Nếu gọi văn hoá là tất cả những gì thể hiện sự hiện hữu của con người trên trái đất nầy thì tình huynh đệ chi binh cũng là một đặc điểm của nền văn hoá Việt Nam nói chung và của Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa uy dũng nói riêng.
Diễn trình kiến tạo tình huynh đệ chi binh là diễn trình Tri và Mộ, vì “Vô tri thường hay bất mộ”. Không quen biết thì làm sao có thể trở nên thân thích được. Thế nên hễ có dịp gặp anh em để bàn bạc sự đời, chúng ta thấy tinh thần hoạt hiện.

Dự báo năm 2050 miền Nam Việt Nam ngập lụt nặng
Hà Dương Cự/Người Việt
November 7, 2019
Ngày 29 Tháng Mười vừa qua một bài báo khảo cứu đăng trên báo Nature Communications đã có những tính toán mới và đưa đến những dự báo là đến năm 2050 hầu như toàn bộ miền Nam Việt Nam sẽ bị ở dưới mực nước khi thủy triều lên cao.
Nhưng theo mạng VOA (voatiengviet.com) thì bà Huỳnh Thị Lan Hương, phó viện trưởng Viện Khoa Học Khí Tượng Thủy Văn và Biến Đổi Khí Hậu thuộc Bộ Tài Nguyên và Môi Trường CSVN, đã tỏ vẻ ngờ vực kết quả của bài báo này. Bà cho rằng bài báo nói Đồng Bằng Sông Cửu Long bị xóa sổ là chưa đủ cơ sở khoa học và dựa trên các giả định cực đoan.
Trong bài này tôi xin trình bày kết quả của bài báo, những chi tiết liên quan tới bài báo. Thí dụ như tác giả bài này là ai và phương pháp tính toán của họ ra sao? Xét về chuyên môn bài báo này có tin được không?
Hà Nội đứng trong những thủ đô 'ô nhiễm nhất thế giới'
BBC News
12/11/2019
Hà Nội đứng thứ 12 trong số những thủ đô ô nhiễm nhất thế giới, trong khi đó Việt Nam đứng vị trí 17 trong những nước ô nhiễm nhất thế giới theo World Air Quality Report của AirVisual.Báo cáo trên được dựa trên dữ liệu của năm 2018 do AirVisual tổng hợp.
Các chỉ số cũng có thấy xu hướng ô nhiễm không khí lan rộng ở các nước châu Á, nghiêm trọng nhất là các nước Nam Á như Ấn Độ, Pakistan, Bangladesh.
Điểm tin báo ngày Thứ ba 12 tháng 11 năm 2019


Từ sự sụp đổ của Bức Tường Bá Linh đến số phận các nước cộng sản độc tài

BS Đỗ Văn Hội
12/11/2019


Đêm 9 tháng 11, 1989, cách đây 30 năm, bức tường phân chia thành phố Bá Linh (Berlin) của nước Đức đã sụp đổ. Sự kiện này đưa đến những hệ lụy to lớn trong lịch sử nhân loại, chúng ta sẽ phân tích số phận của các nước cộng sản độc tài đã như thế nào và các nước còn lại sẽ ra sao?

Trước hết, chúng ta hãy nhắc sơ lại sự thành hình của bức tường Bá Linh:
Sau thế chiến thứ hai, Đức Quốc Xã thua trận vào năm 1945, nước Đức được chia thành hai miền: Đông Đức do Liên Xô trấn đóng, Tây Đức do các nước đồng minh Tây phương Anh, Pháp, Mỹ cai trị.

Điểm tin thế giới ngày Thứ ba 12 tháng 11 năm 2019
Võ Thái Hà tóm lược
Hồng Kông: Đại học bãi khóa, giao thông bị ngăn chận

Tú Anh

12-11-2019


Sau một ngày bạo lực chưa từng thấy, với vụ một cảnh sát bắn thanh niên biểu tình và một người ủng hộ Bắc Kinh bị đốt cháy, hôm nay, 12/11/2019, tại Hồng Kông, giao thông công cộng tiếp tục bị xáo trộn, xung đột với cảnh sát tiếp diễn và giới sinh viên đại học bãi khóa.
Lần đầu tiên từ khi xảy ra phong trào phản kháng mang sắc thái chống Trung Quốc, và nhất là sau cái chết của sinh viên Alex Chow, sinh viên Hoa lục du học tại Hồng Kông lo sợ bị trả thù.

Vì sao phản kháng xã hội bùng nổ khắp thế giới những tháng gần đây?
Trọng Thành
12-11-2019
Trong những tháng gần đây, trên khắp thế giới, từ Đông sang Tây, từ Nam chí Bắc, hàng loạt phong trào xã hội bùng lên. Dường như có những nguyên nhân chung sâu xa đằng sau các cuộc phản kháng này. Nhật báo Le Monde số ra ngày 09/11/2019, đúng 30 năm sau ngày Bức tường Berlin sụp đổ, có hồ sơ đặc biệt mang tựa đề ''Tìm về cội rễ những phẫn nộ mang tính toàn cầu''. RFI xin giới thiệu một số nét chính.
Một số đặc điểm sơ bộ của các cuộc phản kháng xã hội gần đây

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét