Tưởng Năng Tiến –
Chiều Tảo Mộ
Ai
liều tảo mộ chiều nay
Mà
hương tảo mộ bay đầy hoàng hôn
Phùng Cung
“Vừa
rồi tôi có đi Tây Nguyên dự lễ bỏ mả của gia đình ông Y Ngông Niết Đam. Người
Eđê có một tục lệ rất đặc biệt. Khi nhà có người chết, gia đình con cháu hàng
ngày vẫn nuôi nấng, vẫn mang cơm nước ra mộ, khi có điều kiện họ làm lễ bỏ
mả. Đó là bữa tiệc linh đình chia tay vĩnh viễn với người chết. Sau đó họ
không quan tâm đến ngôi mộ ấy nữa, để linh hồn người chết được siêu thoát,
không còn vướng víu cõi trần.” (Trần Đăng Khoa. Chân Dung và Đối Thoại. Hà Nội:
Thanh Niên, 1988).
Tuấn Khanh - Đối thoại im lặng
18/1/2020
Tuấn Khanh's Blog
Lịch sử của những cuộc quyên
góp giúp đỡ ở Việt Nam, đặc biệt là đối với một người bị nhà nước Việt Nam đặt
tên là “khủng bố”, đã có một kỷ lục chưa từng có: chỉ hơn 2 ngày kêu gọi giúp
cho gia đình ông Lê Đình Kình, đã có hơn nửa tỷ đồng gửi vào từ hàng trăm người.
Lê Đình Kình là ai? Một cụ già
84 tuổi bị lực lượng công an hơn 3000 người bao vây nơi ông ở, tra tấn và bắn
chết chỉ vì ông trước sau như một: Đất của nông dân, phải thuộc về nông dân. Nếu
không có lời nhắn ra từ cụ bà thều thào trong đau đớn và mệt mỏi về hành động
dũng mãnh của những “chiến sĩ” công an, không ai hình dung được cụ Kình đã
ra đi như thế nào.
Jackhammer Nguyễn - Mấy lời với ông Hoàng Duy Hùng về vụ Đồng Tâm
19-1-2020
Ngụy biện
Ông Hoàng Duy Hùng là một luật
sư ở thành phố Houston, Tiểu bang Texas. Ông Hùng khá nổi tiếng trong cộng đồng
người Việt tại Mỹ. Ông từng là nghị viên thành phố Houston, ông cũng từng tham
gia những hoạt động chống nhà nước cộng sản Việt Nam và từng bị nhà nước này bỏ
tù.
Ông cũng thường chỉ trích rằng
những hoạt động chính trị của các tổ chức ở hải ngoại là không có thực chất,
không có giới trẻ, chỉ toàn những người già.
HRW Báo cáo Thế giới 2020: Việt Nam
không làm gì nhiều để cải thiện nhân quyền
15/01/2020
VOA Tiếng Việt
Nhà
cầm quyền Việt Nam trong năm 2019 chẳng làm gì nhiều để cải thiện hồ sơ nhân
quyền yếu kém, vẫn tiếp tục hạn chế tất cả các quyền dân sự và chính trị cơ bản,
theo báo cáo của Tổ chức Theo dõi Nhân quyền Human Rights Watch (HRW) vừa công
bố hôm 14/1.
Phúc
trình Thế giới 2020 của HRW, trong phần báo cáo về Việt Nam, trình bày các vi
phạm của Hà Nội đối với quyền tự do biểu đạt, tự do truyền thông, tự do lập hội-nhóm
họp, và tự do tôn giáo của người dân.
Giáo dục hai miền Nam và Bắc Việt Nam (từ năm 1954 đến1975): khác nhau ở
nhân bản và chuẩn mực
Vương Trí Nhàn
Về sự khác biệt giữa giáo dục
miền Nam và giáo dục miền Bắc chúng ta còn phải nói rất nhiều. Sau đây là sự bổ
sung của tôi cho một số ý đã trình bày trước đây.
TÍNH CHUẨN MỰC BĂT ĐẦU TỪ NHỮNG
CÁI RẤT NHỎ
Thoạt đầu do nhu cầu của chiến
tranh, nền giáo dục kháng chiến 1946- 54 chỉ thu gọn lại trong thời hạn chín
năm và đã rút gọn rất nhiều nội dung giáo dục, và điều quan trọng nhất là đã bỏ
qua nhiều chuẩn mực tối thiểu của giáo dục. Từ 1954 nền giáo dục miền Bắc được
khôi phục trở lại trong thời hạn mười năm rồi mười hai năm, nhưng cái tinh thần
vi phạm chuẩn mực thì vẫn tiếp tục. Tuy nói rằng giáo dục con người toàn diện,
nhưng thường là bỏ qua các vấn đề giáo dục thẩm mĩ, giáo dục thể lực mà chỉ chú
ý giáo dục kiến thức thuần túy.
Điểm
tin báo ngày Chủ nhật 19 tháng 1 năm 2020
Dương Quốc Chính - Có
nên chửi tổng thống Mỹ ?
FB Dương Quốc Chính
Gần đây có phong trào một số anh em dân chủ người Việt (sống
ở Việt Nam) chửi tổng thống Mỹ rất ác liệt. Đương nhiên có một số anh em khác,
Việt kiều Mỹ, cũng chửi, có thể hai nhóm hợp tác với nhau để đồng thanh.
Mình thấy về quyền tự do ngôn luận, thì là bình thường,
thích thì chửi thôi, cứ có lý do là được. Nhưng để làm gì?
Vũ Linh – Đàn hặc trong lịch sử Mỹ
18/1/202
Câu chuyện đàn hặc TT Trump đã
‘thống trị’ mục tin tức thời sự Mỹ từ mấy tháng nay. Như là một tsunami chính
trị, có triển vọng chôn vùi … một trong hai chính đảng của Mỹ. Nếu TT Trump và
đảng CH không bị nhận chìm thì bà Pelosi và đảng DC sẽ chết ngộp. Một canh bạc
khổng lồ mà đảng DC đã tung ra. Nhất chín nhì bù, không có lằng nhằng ở giữa.
Đó là thực tế cho dù bên nào thua thì cũng sẽ tìm cách… ‘rằng thì là mà’, biện
giải lòng vòng.
Trong tháng này, Thượng Viện có
thể sẽ biểu quyết truất phế TT Trump hay không sau khi Hạ Viện đã đàn hặc ông.
Điểm tin thế giới ngày Chủ nhật 19 tháng 1 năm 2020
Võ Thái Hà tóm lược
ASEAN xem xét đề nghị của Mỹ về thượng đỉnh đặc biệt
Minh Anh
RFI
18/01/2020
Ngày 17/01/2020, hội nghị cấp
ngoại trưởng ASEAN kết thúc hai ngày họp tại Việt Nam. Ngoài việc kêu gọi tiếp
tục hợp tác tìm kiếm giải pháp cho căng thẳng ở Biển Đông và khủng hoảng người
Rohingya, ASEAN xem xét khả năng mở thượng đỉnh đặc biệt với tổng thống Trump
theo đề nghị từ phía Mỹ.
Trong thông cáo chung, ngoại
trưởng Việt Nam Phạm Bình Minh cho biết ASEAN « hoan nghênh lời mời của tổng thống
Donald Trump triệu tập một Thượng đỉnh Đặc biệt để kỷ niệm năm năm quan hệ Đối
tác Chiến lược ASEAN – Mỹ trong năm nay, và quyết định sau cùng sẽ do lãnh đạo
các nước thành viên đưa ra ».
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét