Thứ Năm, 2 tháng 1, 2020

Bản tin ngày Thứ năm 2 tháng 1 năm 2020


Tưởng Năng Tiến - Sông Cửu

Hãy cùng nhau đoàn kết, hợp tác, hành động để sông Mê Công mãi là dòng chảy của hòa bình, là kết nối sinh tồn bền vững, thịnh vượng đến muôn đời của những quốc gia, người dân trong khu vực.

T.T Nguyễn Xuân Phúc

https://drive.google.com/open?id=0B7vxHAQlq7jzNUdLUmtFOE1FUWdjaVFNNWJ1WmRPWEMtNWlZ

Cuối năm, chính xác là vào ngày 18 tháng 12 năm 2019, FB Thanh Hieu Bui (hốt hoảng) báo động về một tai họa … đã hơi bị cũ:

 “Cái tin này mới đáng sợ này, đồng bằng Cửu Long là vựa lúa lớn nhất nước, chuyện này liên quan khủng khiếp đến đời sống nhân dân. Một trong những nguyên nhân là bọn Tàu Khựa nó lấy nước nguồn sông, khiến mực nước sông xuống thấp, nước mặn tràn vào.”
Nạn ngập mặn ở đồng bằng sông Cửu không phải là hiện tượng mới mẻ gì đâu, ông Lái Gió ạ:

Một mặt trận hai kẻ thù Giặc cộng bán nước, tàu phù xâm lăng.

Posted by Luu HoanPho, Mar 22, 2019


Sài Gòn sau tháng 4/1975 qua con mắt của 1 thanh niên miền bắc, người sau này trở thành nhà văn nổi tiếng Nguyễn Quang Lập:

Mãi tới ngày 30 tháng 4 năm 1975 tôi mới biết thế nào là ngày sinh nhật. Quê tôi người ta chỉ quan tâm tới ngày chết, ngày sinh nhật là cái gì rất phù phiếm. Ngày sinh của tôi ngủ yên trong học bạ, chỉ được nhắc đến mỗi kỳ chuyển cấp. Từ thuở bé con đến năm 19 tuổi chẳng có ai nhắc tôi ngày sinh nhật, tôi cũng chẳng quan tâm. Đúng ngày “non sông thu về một mối” tôi đang học Bách Khoa Hà Nội, cô giáo dạy toán xác suất đã cho hay đó cũng là ngày sinh nhật của tôi. Thật không ngờ. Tôi vui mừng đến độ muốn bay vào Sài Gòn ngay lập tức, để cùng Sài Gòn tận hưởng “Ngày trọng đại”.

Michelle Roehm McCann & Amelie Welden - Hai Bà Trưng
Trần Quốc Việt chuyển ngữ
Nguồn: Dịch từ tác phẩm tiếng Anh "Girls who Rocked the World" của hai tác giả Michelle Roehm McCann và Amelie Welden, nhà xuất bản Aladin/ Beyond Words, New York, 2012, trang 7-11.
Dịch giả gửi tới Dân Luận
Tất cả các đấng mày râu cúi đầu ngoan ngoãn.
Chỉ có chị em Hai Bà dũng cảm đứng lên trả thù nước - Thơ Việt Nam thế kỷ mười lăm
Từ trên mình những thớt voi sẽ đưa họ vào trận chiến, hai chị em Bà Trưng nhìn lướt qua đám đông bên dưới. Hàng vạn quân lính người Việt với ánh mắt tự hào xen lẫn sợ hãi ngước nhìn Hai Bà. Sợ hãi vì họ biết rằng, trong 150 năm kể từ khi Trung Quốc xâm lăng Việt Nam, chưa từng có ai dám dấy binh chống lại họ; giặc Tàu có quân đông lại tinh nhuệ và vũ khí tốt hơn. Cũng tự hào vì họ chiến đấu cho nước nhà tự do, và họ dưới sự lãnh đạo của hai bậc anh thư vĩ đại nhất mà Phương Đông từng biết đến. Trưng Trắc, người chị, giơ cao gươm lên thề báo thù:
Trần Trung Đạo - “Nổ”
FB Trần Trung Đạo
1-1-2020
Việt Nam không đốt pháo vào dịp Tết Dương Lịch nhưng pháo miệng vẫn nổ tưng bừng. “Nổ” lớn nhất là từ miệng Nguyễn Phú Trọng.
“Nổ” không hẳn là một căn bịnh nhưng chắc là một thói xấu trong những người thích khoe khoang, thích được tôn vinh trọng vọng nhưng lại không có khả năng, tư cách và đạo đức để xứng đáng được tôn vinh, kính trọng. Người đó chỉ “nổ” để thỏa lòng thèm khát.
Nhưng đó chỉ là thói xấu trong con người và không gây nhiều tác hại, “nổ” của các lãnh đạo đảng và nhà nước CSVN mới là “nổ” gây tác hại.
Vũ Đức Liêm - Khu vực học, tiếp cận khu vực và sự “tụt hậu” của Việt Nam?
16/06/2018
Vu Duc Liem, Vũ Đức Liêm
Cách Hà Nội 132. 21 km (Google maps) về phía Bắc, đang diễn ra một trong những thay đổi địa chính trị lớn nhất trong lịch sử nhân loại kể từ năm 1898. Hơn một thế kỷ sau khi Mỹ chính thức bước vào cuộc đua quyền lực toàn cầu, điều tương tự đã bắt đầu ở Trung Quốc. Điểm khác biệt duy nhất là lần này nó xảy ra ngay bên cạnh đường biên giới Việt Nam, biến Việt Nam thành một trong những nước chịu ảnh hưởng lớn nhất (cơ hội và thách thức) từ sự chuyển dịch cấu trúc quyền lực thế giới này.
Thiếu Tướng Đỗ Kế Giai
Chỉ Huy Trưởng Biệt Động Quân Quân Lực Việt Nam Cộng Hoà
( Đại Gia Đình BĐQ tưởng nhớ Ông )
Bại Binh Chi Tướng, Bất Khả Ngôn Dũng
Vong Quốc Chi Đại Phu, Bất Khả Ngôn Trí.
Bại Tướng Không Thể Nói Mạnh
Lời nói đầu: Tác giả bài phỏng vấn này là Đại tá Phạm Huy Sảnh, Cựu SVSQ Khóa Cương Quyết Đà Lạt 1954 đã phuc vụ trong binh chủng Nhảy Dù, qua Bộ Binh rồi làm Tư Lênh BDQ nam 71;. Nhân dịp kỷ niệm 50 năm họp khóa, chúng tôi yêu cầu anh Sảnh viết về tiểu sử nhưng anh ngần ngại và đã gửi bài phỏng vấn này viết tặng cho các bạn cùng Khóa Cương Quyết đội mũ nâu của Biệt Động Quân. Qua bài phỏng vấn tướng Đỗ Kế Giai, lịch sử đã mở ra một vài tin tuc vô cùng lý thú. Dù ở trong quân đội, chúng ta ít người biết đưoc là Biệt Động Quân trong những ngày cuối của cuộc chiến đã thành lập 3 sư đoàn tân lập gồm các liên đoàn cũ kết hợp. Tuy nhiên, rất tiếc là mọi chuyện đến quá muộn.
CHÍNH SÁCH ÐỐI VỚI ÐỒNG BÀO THIỂU SỐ CỦA CHÍNH PHỦ VIỆT NAM CỘNG HÒA 1955 – 1975
Nguyễn Văn Nghiêm
(Bài Thuyết Trình của tác giả trước Đai Hội Người CHĂM tại ORANGE COUNTY, CALIFORNIA,HOA KỲ)
01/01/2020
MỞ ÐẦU 
          Việt Nam là một nước đa dân tộc, mỗi dân tộc có những sắc thái văn hóa, sinh hoạt khác nhau. Ghép hai chữ Dân Tộc và Sắc Thái riêng biệt khác nhau, mà trước đây tôi đã dùng,, chữ SẮC TỘC để nói về mỗi Dân Tộc trong cộng đồng Việt Nam.
Theo thống kê dân số tiến hành năm 1999 của nhà cầm quyền ở Việt Nam, thì cả nước có 79 triệu người (nay đã 84 triệu) Người Kinh là một sắc tộc chiếm đa số, tới 86%. Số 14% còn lại thuộc về 53 sắc tộc ít người hơn. Trong số này, những sắc tộc có trên 1 triệu người gồm người Tày, người Thái, người Mường, người Hoa, người Khmer. Những sắc tộc dưới 1 triệu người nhưng trên ½ triệu người có người Nùng, người Hmông, người Dao.
Điểm tin báo ngày Thứ năm 2 tháng 1 năm 2020


Nord Stream 2 : Mỹ vất vả chen chân vào thị trường khí đốt châu Âu

Minh Anh
RFI
02/01/2020 


Cuộc chiến kinh tế và địa chính trị giữa Mỹ, Liên Hiệp Châu Âu và Nga xung quanh dự án đường ống dẫn khí đốt Nord Stream 2 tăng thêm một nấc. Ngày 20/12/2019, tổng thống Mỹ Donald Trump ký sắc lệnh trừng phạt những công ty châu Âu nào tham gia dự án xây dựng đường ống dẫn khí đốt Nord Stream 2, nối liền Nga với châu Âu. Liên Hiệp Châu Âu, đứng đầu là Đức cùng với Nga cùng lên tiếng phản đối quyết định này của Mỹ. 

Điểm tin thế giới ngày Thứ năm 2 tháng 1 năm 2019
Võ Thái Hà tóm lược

Ký thoả thuận giai đoạn I, ông Trump thắng hay lùi trước TQ?
BBC News
2/1/2020
Ông Robert Spalding, nhà nghiên cứu cấp cao tại Viện Hudson, chuẩn tướng đã nghỉ hưu của Không quân Mỹ, bình luận với BBC News Tiếng Việt về thỏa thuận thương mại giai đoạn một Mỹ - Trung và những gì Hoa Kỳ cần làm để "xây dựng sự đồng thuận mới," nhằm bảo vệ nền dân chủ thế giới trước "cuộc chiến không giới hạn" của Trung Quốc.
... Khi đặt cuộc chiến thương mại vào trong tổng thể của những nỗ lực này, ông Spalding nhấn mạnh với BBC News Tiếng Việt rằng, "Cuộc chiến thương mại chỉ là một bộ phận trong những nỗ lực nhằm "xây dựng sự đồng thuận mới" nhằm bảo vệ nền dân chủ trong một thế giới kết nối qua Internet và quá trình toàn cầu hóa.
Từ đó, theo ông Spalding, "các vấn đề về an ninh quốc gia cũng phải được nhìn nhận lại qua lăng kính mới, một khi trật tự dân chủ tự do được xây dựng lại."
Ông Spalding cũng nhấn mạnh với BBC News Tiếng Việt rằng: "Điều bắt buộc là chúng ta phải đấu tranh cho các nguyên tắc dân chủ, nhân quyền, pháp trị, tự do dân sự và thương mại tự do. Chúng ta phải chiến đấu cho tương lai của chính chúng ta. Cách tốt nhất để làm điều đó là các chính phủ dân chủ phải đoàn kết để bảo vệ các quyền và tự do cho công dân của mình."

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét